Đánh giá mức độ hạnh phúc năm 2024

TTCT - Năm 2009, bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index - HPI) của Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation - NEF, một tổ chức phi chính phủ tiến hành các nghiên cứu độc lập về HPI của các quốc gia trên thế giới) xếp Việt Nam hạng 5.

Không ít người cảm thấy bất ngờ bởi đo lường hạnh phúc là một việc làm khá phức tạp và khó có thể diễn tả được sự thật của hạnh phúc trong bản chất sâu xa của nó.

Đánh giá mức độ hạnh phúc năm 2024
Phóng to Hạnh phúc còn tùy thuộc ở thái độ và niềm tin vào các giá trị theo đuổi. Trong ảnh: Một bà cụ sống không làm phiền người khác bằng “cửa hàng tạp hóa di động” ở công viên 30-4, TP.HCM - Ảnh: H.Lộc

HPI được tính theo công thức: HPI = [(1) x (2)] / (3), trong đó (1) là mức độ hài lòng của người dân, (2) là tuổi thọ trung bình và (3) là tỉ lệ thải khí carbon. Các yếu tố được xem xét trong tiến trình nghiên cứu và xếp hạng khá đa dạng theo quan điểm hệ thống xã hội, gồm: cộng đồng dân cư, chăm sóc sức khỏe, các giá trị, gia đình và bạn bè, giáo dục, quản lý nhà nước, việc làm, tiêu thụ tài nguyên...

Như vậy, HPI nên được mô tả là chỉ số hạnh phúc của người dân trong tương quan với các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên sinh thái. Cụ thể là ở các nước phát triển, tỉ lệ khai thác và sử dụng tài nguyên sinh thái khá cao nên thứ hạng HPI của họ sẽ thấp, ngược lại các nước ít đụng đến nguồn tài nguyên sinh thái thì sẽ có thứ hạng cao hơn (đương nhiên phải trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Trong khi đó, chương trình nghiên cứu mang tên “Dữ liệu thế giới về hạnh phúc” (World Databases of Happiness - WDH) do giáo sư Ruut Veenhoven thuộc ĐH Erasmus Rotterdam (Hà Lan) chủ trì tiến hành khảo sát ở 148 quốc gia từ năm 2000-2009 bằng nhiều thang đo (từ 0 đến 10) lại đi khá sâu vào bên trong tâm lý của từng cá nhân, đồng thời không bỏ sót các yếu tố tác động bên ngoài.

Với câu hỏi căn bản “Bao nhiêu người hạnh phúc với cuộc sống của họ?”, các yếu tố được xét đến gồm: môi trường sống, xã hội vĩ mô, tình trạng xã hội của cá nhân, các mối liên kết thân tình, năng lực, tính cách, sở thích, sự nhận thức, tính xác quyết, niềm tin phổ biến...

Kết quả công bố vào tháng 10-2009 cho thấy các quốc gia và vùng lãnh thổ có thứ hạng cao nhất là trên 7,9 điểm, thấp nhất là dưới 4,3 điểm, còn lại là trung bình trên một chiều khá rộng với số điểm +/-6,0. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam nằm trong khoảng thứ hạng 63-66 với tổng số điểm là 6,1, cùng nhóm với Hàn Quốc, Kazakhstan và Indonesia. Nhóm xếp trên Việt Nam (thứ hạng từ 59-62) có số điểm 6,2 gồm Nhật Bản, Jordan, Lào và Đài Loan; nhóm xếp dưới (từ 67-70) có số điểm 6,0 gồm Croatia, Hong Kong, Nam Phi và Uzbekistan.

Chỉ số HPI là kết quả của ba thành phần khác nhau, trong đó có mức độ hài lòng cuộc sống của người dân, trong khi tiếp cận của WDH thì nhằm đo lường mức độ hài lòng về cuộc sống (hạnh phúc) của người dân một cách tổng thể. Đây là khác biệt lớn nhất giữa hai cách tiếp cận trên, nhưng hai kết quả này không mâu thuẫn hoặc loại trừ nhau mà về một khía cạnh nào đó, có tính bổ sung cho nhau.

Nhìn chung, người dân Việt Nam chúng ta đang có cái nhìn khá tích cực vào cuộc sống (cả trên bình diện cá nhân lẫn xã hội) nên được xếp ở vị trí thứ 5 theo cách tính HPI và vị trí thứ 63-66 (trung bình dương) trên bảng xếp hạng của WDH.

Về mặt tâm lý học, hạnh phúc là một trạng thái mà con người cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đang có, với các điều kiện sống của mình. Nó chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, nhưng quan trọng hơn là nó tùy thuộc vào từng đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân, vào thái độ và niềm tin vào các giá trị mà mỗi cá nhân theo đuổi. Hơn nữa, những khảo sát có tính chất toàn cầu đều phải luôn được tính trừ hao những khác biệt về mặt văn hóa và ngôn ngữ của từng quốc gia.

Mong sao những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, và các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để cùng xây dựng một chương trình khảo sát toàn diện về mức độ thỏa mãn (hạnh phúc) của người dân bằng chính ngôn ngữ và cách tiếp cận văn hóa của người Việt Nam. Như thế chúng ta sẽ có cơ sở vững chắc hơn để định hướng cho việc phát triển toàn diện xã hội và thăng tiến con người Việt Nam.

Đây là một trong những điểm nhấn trong dự thảo các văn kiện và là kỳ vọng của nhân dân ta, cũng là khát vọng mà nhiều dân tộc trên thế giới phấn đấu thực hiện.

Góc nhìn quốc tế về hạnh phúc

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3 do Bhutan khởi xướng được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết số 66/281 năm 2012 và đã được các thành viên Liên hợp quốc, trong đó có Việt Nam cam kết thực hiện. Ngày 20-3 hàng năm được được chọn làm ngày Quốc tế Hạnh phúc bởi ngày này là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo. Vào thời điểm này độ dài ngày đêm bằng nhau, đó là biểu tượng cho sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) truyền tải thông điệp rằng cân bằng và hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Trong khoảng mấy thập niên gần đây, các nghiên cứu định lượng về hạnh phúc theo hướng tiếp cận xã hội học có xu hướng được coi trọng hơn. Lý do đáng kể nhất để giải thích hiện tượng này là xã hội có nhu cầu lượng hóa và so sánh mức độ hạnh phúc của các nhóm xã hội khác nhau trong cùng một quốc gia và chỉ số hạnh phúc của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong số những nghiên cứu định lượng đã công bố được cộng đồng thế giới và giới khoa học quan tâm, đáng chú ý hơn cả là Báo cáo chỉ số Hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index - HPI) thuộc Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Báo cáo của Hiệp hội điều tra và nghiên cứu thị trường Win/Gallup International thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) của Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững SDSN thuộc Liên hợp quốc phối hợp với Viện nghiên cứu Trái đất thuộc Đại học Columbia, Mỹ, thực hiện.

Báo cáo Hạnh phúc thế giới đo đạc mức độ hạnh phúc các quốc gia dựa vào 8 tiêu chí: Một là, GDP bình quân đầu người tính theo sức mua ngang giá. Hai là, số năm sống khỏe mạnh so với tuổi thọ trung bình. Ba là, hỗ trợ xã hội. Bốn là, tự do lựa chọn cuộc sống. Năm là, sự rộng lượng. Sáu là, cảm nhận về tham nhũng. Bảy là, phản ứng tích cực. Tám là, phản ứng tiêu cực. Đại lượng cơ bản đánh giá hạnh phúc được báo cáo này sử dụng là mức độ hài lòng đối với đời sống (Life satisfaction), được đo bằng thang điểm 10 từ “cực kỳ không hài lòng” đến “cực kỳ hài lòng”. Độ hài lòng của người dân trong các quốc gia được xem xét dựa trên sự đánh giá của mỗi cá nhân về cuộc sống của chính họ, điều được coi là quan trọng nhất trong nghiên cứu hạnh phúc.

Quỹ Kinh tế mới thì đưa ra khái niệm “Chỉ số Hạnh phúc hành tinh” (HPI) và 3 năm công bố một lần HPI của mọi quốc gia. Hệ thống "Chỉ số Hạnh phúc hành tinh" xếp hạng hơn 150 quốc gia trên toàn cầu dựa vào cơ sở đánh giá chất lượng cuộc sống hạnh phúc lâu dài và bền vững mà các quốc gia tạo ra cho người dân ở đó trên một đơn vị sản phẩm tạo ra từ môi trường. Nói cách khác, chỉ số này thể hiện hiệu quả mà các nước biến những nguồn lực có hạn trên trái đất thành chất lượng cuộc sống của công dân nước đó. "Chỉ số Hạnh phúc hành tinh" gồm ba tiêu chí: Mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái.

Liên hợp quốc khuyến khích các quốc gia cũng như các tổ chức nhận thức về tầm quan trọng của hạnh phúc trong khi xây dựng chính sách công, cũng như nhìn nhận hạnh phúc như một mục tiêu mang tính toàn cầu.

Trong những công trình nghiên cứu của các tác giả phương Tây, hạnh phúc thường được giải thích là sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong một bối cảnh xã hội cụ thể, bao gồm các nhu cầu về vật chất, tinh thần, môi trường tự nhiên và xã hội… Hạnh phúc là mức độ một người đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống hiện tại của mình, hay nói các khác đi là mức độ người đó thấy hài lòng về cuộc sống của mình (Life satisfaction). Khái niệm “hài lòng với cuộc sống” có ý nghĩa tương tự và thường được sử dụng như khái niệm “hạnh phúc”.

Con người có thể tìm kiếm và trải nghiệm hạnh phúc. Con người ở các nền văn hóa khác nhau có thể trải nghiệm hạnh phúc rất khác nhau. Ở các nền văn hóa thuộc châu Âu và Bắc Mỹ thường được khuyến khích khẳng định cái tôi của mình và chủ động tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, trong khi ở châu Á, các cá nhân được khuyến khích tìm các mô hình hạnh phúc được thừa nhận bằng nhiều người. Nghiên cứu so sánh về hạnh phúc, người ta nhận thấy các cư dân ở châu Á có xu hướng điều chỉnh hành vi của mình theo hướng mong đợi của xã hội nhiều hơn ở Bắc Mỹ và châu Âu. Vì vậy, những chỉ báo về hạnh phúc ở nền văn hóa Bắc Mỹ là những thành tích cá nhân và sự tự trọng. Còn ở châu Á, những yếu tố về sự hài hòa xã hội và thực hiện nghĩa vụ có thể là chỉ báo tốt hơn. Rõ ràng quan niệm về hạnh phúc là không giống nhau giữa các nền văn hóa. (Theo cuốn “Hạnh phúc của người Việt Nam: Khái niệm, cách tiếp cận và chỉ số đánh giá” của PGS.TS Xã hội học Lê Ngọc Văn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.)

Kinh nghiệm xây dựng chỉ số hạnh phúc ở một số nước Bắc Âu

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, TS Nguyễn Thị Hường, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính cho biết: Mỗi quốc gia đều có những sự khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội cũng như nền tảng văn hoá, điều này sẽ chi phối quan niệm về hạnh phúc, một quan niệm vốn mang ý nghĩa trừu tượng, định tính. Vì thế, nhìn chung sẽ rất khó mang kinh nghiệm của quốc gia này để áp dụng hoàn toàn vào quốc gia khác. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chỉ số hạnh phúc sẽ được coi là những định hướng, gợi ý cho chính sách quản trị quốc gia. Do vậy, việc tham chiếu các bài học kinh nghiệm từ các nước có thứ hạng cao về chỉ số hạnh phúc quốc gia cũng là điều cần được quan tâm.

TS Nguyễn Thị Hường chỉ ra rằng, mô hình nhà nước phúc lợi của các quốc gia Bắc Âu như: Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy… đã đem lại cho người dân nhiều tiện ích và được Nhà nước bảo trợ, đảm bảo những nhu cầu trong cuộc sống như: Các dịch vụ thiết yếu giá rẻ, giáo dục miễn phí, hỗ trợ y tế, an toàn xã hội, cân bằng cuộc sống và công việc… Tại các nước này, quỹ phúc lợi của Nhà nước liên tục được bổ sung từ nghĩa vụ và sự chia sẻ của các doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong số các quốc gia đó, Phần Lan không phải là quốc gia có GDP cao nhất, nhưng lại là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc.

Bhutan – Quốc gia hạnh phúc

Một quốc gia được coi là tiêu biểu về chỉ số hạnh phúc đó là Vương quốc Bhutan. Là một quốc gia kém phát triển, vị trí địa lý, tự nhiên không thuận lợi, 70% dân số làm nông nghiệp và sinh sống tại vùng nông thôn, nhưng người dân ở đây vẫn cho rằng mình là những người hạnh phúc nhất thế giới. Từ năm 1972, khái niệm Tổng hạnh phúc quốc gia được nhà vua Bhutan thứ 4 H.M.Jigme Singye Wangchuck chính thức đưa ra.

Bí quyết nằm ở chỗ, quốc gia này biết tích hợp quản trị nhà nước gắn với những giá trị cốt lõi mang tính nhân văn. Và cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới hàng năm thống kê chỉ số “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness - GNH) thay vì “Tổng sản phẩm quốc nội” (Gross Domestic Product – GDP), thông qua đó nâng cao nhận thức và niềm hạnh phúc của mỗi cá nhân. Điều đó cho thấy tăng trưởng kinh tế và sự giàu có không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc của con người.

GNH được coi là đường hướng phát triển cho chế độ quân chủ dựa trên 4 trụ cột: Phát triển kinh tế công bằng, bảo tồn môi trường, khả năng bảo tồn và phục hồi văn hoá, quản trị tốt. Bhutan đã chọn việc tối đa hoá GNH hơn là GDP. Nước này coi kết quả thống kê về chỉ số hạnh phúc quốc gia là sự phản ánh các giá trị và mục tiêu của xã hội và trở thành động lực của các lựa chọn kinh tế và công nghệ. Nói cách khác, sự phát triển luôn gắn liền với các giá trị nhân bản.

Tại vương quốc này, Chính phủ và mỗi người dân luôn ý thức và quan tâm đến các vấn đề: Tiến bộ xã hội cũng như cách phát triển các chỉ số đo lường sự tiến bộ, từ đó định hình hệ thống chính sách và thể chế tương ứng; Phúc lợi và cách tối đa hoá phúc lợi cho các cộng đồng và mỗi cá nhân; An sinh xã hội bao gồm những vấn đề gì, cách đo lường an sinh xã hội cũng như việc sử dụng nó để đảm bảo ổn định và tổ chức xã hội. Sau này, trung tâm Bhutan Studies (CBS) đã phát triển thành 9 tiêu chí sau đây: (1) sức khỏe tâm lý, (2) sử dụng thời gian, (3) sức sống cộng đồng, (4) giáo dục, (5) đa dạng văn hóa và khả năng phục hồi, (6) đa dạng sinh thái và khả năng phục hồi, (7) sức khoẻ, (8) mức sống, (9) quản trị tốt.

Đặc biệt, tiêu chí quản trị tốt của Bhutan là cách nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả, chất lượng và sự trung thực của Chính phủ. Quản trị tốt ở Bhutan còn được đánh giá từ việc đảm bảo quyền con người, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, hiệu quả của Chính phủ trong việc cung ứng dịch vụ, khả năng kiểm soát bất bình đẳng và tham nhũng, độ tin cậy từ các phương tiện truyền thông, sự tin tưởng vào hệ thống tư pháp và lực lượng cảnh sát cũng như lòng tin vào thể chế.

Việt Nam đứng thứ mấy về chỉ số hạnh phúc?

(ĐCSVN) – Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2023 (lần thứ 10) công bố mới đây, Phần Lan giữ vị trí số 1 bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới dựa trên bình xét "Chỉ số hạnh phúc toàn cầu" gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ; Việt Nam thăng hạng từ vị trí thứ 83 lên 79, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Chỉ số hạnh phúc là như thế nào?

- Chỉ số hạnh phúc (tiếng Anh viết là Happiness Index, viết tắt là HI) là một chỉ số tổng hợp, phản ánh mức độ hạnh phúc của một nhóm xã hội, một cộng đồng người, được tính toán trên cơ sở kết quả đạt được của các tiêu chí thành phần của nhóm xã hội, của cộng đồng người đó tính đến một năm nhất định.

Chỉ số hạnh phúc là gì?

Chỉ số hạnh phúc là một cuộc khảo sát đo lường mức độ hạnh phúc của bạn trong 10 lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chỉ số hạnh phúc là một công cụ khảo sát toàn diện nhằm đánh giá mức độ hạnh phúc, phúc lợi và các khía cạnh của tính bền vững và khả năng phục hồi.

Thước đo hạnh phúc là gì?

Chỉ số hạnh phúc là một công cụ khảo sát toàn diện nhằm đánh giá mức độ hạnh phúc, phúc lợi và các khía cạnh của tính bền vững và khả năng phục hồi. Chỉ số hạnh phúc còn được gọi là thước đo toàn diện về hạnh phúc.