Dân tộc jrai tại bình thuận có bao nhiêu người năm 2024

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trong đời sống văn hóa của người Jrai in đậm dấu ấn của tín ngưỡng đa thần. Người Jrai cho rằng các vị thần linh đều có tình cảm như con người, cũng vui buồn, giận hờn, biết ghét, biết yêu thương… Con người càng tỏ lòng tôn kính thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ, che chở, ủng hộ, bênh vực tương ứng của các vị Thần.

Chính vì quan niệm như vậy nên trong các sinh hoạt văn hóa, người Jrai có rất nhiều lễ hội nhằm bày tỏ sự thành kính đối với các vị Thần. Ví dụ như Lễ cúng Giọt nước (hay còn gọi là Soi Yang Ia) chẳng hạn. Lễ cúng này thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm, với mục đích cầu mong Thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.

Trước khi tổ chức lễ cúng Giọt nước, già làng Blơng tổ chức họp dân huy động đóng góp, giao nhiệm vụ cho từng gia đình để chuẩn bị cho buổi lễ. Phụ nữ đảm nhận việc làm sạch sẽ đường làng, ngõ xóm, dọn dẹp khu vực đường xuống Giọt nước. Thanh niên vào rừng đi chặt tre, nứa đan thành các vòm hoa văn, dựng một cây nêu tại khu vực làm lễ cúng. Người già chuẩn bị trang phục truyền thống, các bài văn tế trong lễ tế thần nước. Ngoài ra, các đội cồng chiêng, múa xoang của làng cũng tranh thủ tập luyện để biểu diễn trong ngày cúng Giọt nước.

Dân tộc jrai tại bình thuận có bao nhiêu người năm 2024
Nghệ nhân Rơ Chăm Tý: “Người Jrai luôn coi nhà Rông là linh hồn, là biểu tượng của mỗi buôn làng”

Thời điểm làm Lễ cúng Giọt nước vào buổi sáng sớm. Cây nêu được thanh niên trong làng mang đến Giọt nước cắm sẵn. Lễ vật gồm một con gà nướng, gan gà sống, tiết gà sống, ghè rượu, lá chuối, bó lá Ngăl có trái.

Khi lễ cúng Giọt nước bắt đầu, già làng cùng 2 người già uy tín của làng trải lá chuối, bôi gan gà lên tai ghè rượu và lá cây Ngăl có trái. Cả 3 người đều đồng thanh đọc lời cúng gọi Yang xuống phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra. Nước chảy quanh năm, qua sông qua suối không chết trôi, chết đuối, đi đường không bị tai nạn, cầu mong khách thượng lộ bình an...

Kết thúc lời khấn, lần lượt từ già làng, tất cả người dân đều xuống Giọt nước hứng nước vào các bầu, chai. Sau đó, bà con lấy nước rửa mặt, rửa tay chân, tạt vào người nhau để hứng lấy may mắn Yang ban cho. Tiếng cồng chiêng nổi lên, dân làng nắm tay nhau đoàn kết nhảy điệu xoang, uống rượu ghè, chúc nhau những lời chúc may mắn.

Lễ cúng Giọt nước của người Jrai được xem là một trong những nét văn hóa còn được lưu giữ từ ngàn đời trước đến nay. Hàng năm, ngành Văn hóa của các tỉnh có người Jrai sinh sống như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk... cũng thường xuyên phục dựng các nghi lễ văn hóa tương tự nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Nhà Rông - Linh hồn của mỗi buôn làng

Từ thời xa xưa, người Jrai đã luôn coi nhà Rông là linh hồn, là biểu tượng của mỗi buôn làng. Chính vì thế mà mỗi khi xây dựng nhà Rông, di dời hay tu sửa lại nhà Rông là công việc hệ trọng của cả làng, phải cùng ý nguyện và có sự nhất trí cao, có khi kéo dài hàng tháng, chuẩn bị hàng năm mới thực hiện được.

Nghệ nhân Rơ Chăm Tý, ở làng Brel, xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai cho biết: “Sau khi xây dựng mới hoặc tu sửa lại nhà Rông, người Jrai đều tổ chức lễ cúng. Đó là cách để cảm tạ thần linh (Giàng, Yang) đã phù trợ cho đồng bào có ngôi nhà mới, trợ giúp cho dân bản làm ăn phát đạt, ấm no, hạnh phúc”.

Để buổi lễ được diễn ra, đồng bào Jrai thường phải chuẩn bị công phu như thời gian, vật liệu trồng cây nêu, vật hiến sinh (trâu, dê và heo), lương thực, thực phẩm khác. Nghi thức đầu tiên là chọn 2 vị trí trồng cây nêu. Một cây dùng để buộc trâu, còn một cây để dùng để buộc dê. Cả dê và trâu đều phải là con đực, có màu đen. Sau đó già làng sẽ chọn một ghè rượu nhỏ và cắt tiết một con gà trống rồi cúng báo với Giàng, xin phép mở hội.

Dân tộc jrai tại bình thuận có bao nhiêu người năm 2024
Nhảy múa, hát mừng nhà Rông mới

Tại lễ cúng trên nhà Rông, những thanh niên, trai tráng trong làng thực hiện động tác gõ cồng, chiêng trong suốt buổi cúng để bày tỏ lòng thành kính với Giàng. Người cao tuổi nhất và hiểu biết nhất về phong tục dân tộc của làng được mời đến làm chủ lễ. Đây là người vừa có uy tín với cộng đồng, vừa am hiểu luật tục của dân tộc.

Trước tiên là phần cúng dưới nhà gần chân cầu thang nhà Rông. Ý nghĩa của lễ cúng này là để xua đuổi Thần xấu, Thần không tốt còn bám trên cây gỗ để làm nhà. Chủ lễ múc một ít nước vào bát đồng, vừa đọc lời cúng, vừa rót nhẹ vào ghè rượu cúng đến khi hết nước trong bát thì cũng dứt lời cúng.

Sau đó, chủ lễ cùng hội đồng già làng và dân bản cùng lên nhà Rông mới bàn bạc các công việc, chuẩn bị các lễ vật để thực hiện lễ cúng trong nhà. Khi các lễ vật cúng trong nhà Rông đã được chuẩn bị sẵn sàng, chủ lễ rót rượu vào bát đồng, lấy một phần thịt bỏ vào bát đi ra cửa vừa đổ rượu, vừa đọc lời cúng, sau đó chủ lễ ra cửa chính để cúng.

Chủ lễ quay lại chỗ cúng ban đầu, múc đầy nước vào bát, tạt nước vào nhà, vào mọi người với ý nghĩa cầu mong có cuộc sống hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Rồi chủ lễ vừa cúng, vừa đánh cồng chiêng, nhảy múa xung quanh ghè rượu. Kết thúc lễ cúng, cả làng vui vẻ uống rượu cần và phần hội cũng được bắt đầu.

Phần hội có sự tham gia của toàn thể dân làng. Bà con vui vẻ hát, nhảy múa trong âm thanh của tiếng cồng, chiêng. Kết thúc phần hội luôn là vòng xoang rộn ràng, là vòng tay nối dài của hàng chục, thậm chí lên đến hàng trăm người.

Độc đáo tục cưới hỏi

Ngoài các lễ hội văn hóa, đến giờ người Jrai vẫn còn giữ được nhiều phong tục hết sức độc đáo, nhất là trong chuyện hôn nhân, cưới hỏi. Bởi họ quan niệm rằng, hôn nhân không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà còn có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Do bị ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ từ thời xa xưa nên phần lớn lễ cưới của người Jrai được tổ chức tại nhà gái. Tùy vùng, tùy làng, tùy nhóm người Jrai mà nghi thức tổ chức hôn lễ có khác nhau, nhưng cơ bản phải trải qua các lễ trao vòng, lễ cưới, lễ rước rể…

Ngày xưa, việc lấy chồng, lấy vợ của người Jrai thường là do cha mẹ quyết định. Khi con gái đến tuổi trưởng thành, bố mẹ tìm chàng trai ưng ý để gả chồng. Cha mẹ cô gái sẽ nhờ một người mai mối đến nhà chàng trai đó hỏi ý. Nếu chàng trai đồng ý, ông mối về báo lại nhà gái và nhà gái đưa một chiếc vòng tay để trao cho người con trai cầu hôn.

Dân tộc jrai tại bình thuận có bao nhiêu người năm 2024
Nghi lễ trao vòng tay trong đám cưới của người Jrai

Nếu ưng ý, chàng trai sẽ nhận vòng đeo vào tay và xem như chấp nhận cho cô gái bắt mình về… làm chồng. Từ đây đôi trai gái đã có thể công khai mối quan hệ của mình và cùng chuẩn bị lo cho lễ cưới, tùy điều kiện từng gia đình, từ lễ đính ước đến lễ cưới thường được tổ chức sau một năm.

Lễ cưới của người Jrai dù lớn hay nhỏ đều tổ chức ở nhà gái. Việc cưới xin do nhà gái chủ động lo liệu và chuẩn bị lễ vật. Lễ vật cho lễ cưới không thể thiếu vài ba ché rượu cần, những gia đình khó khăn thì có thể mổ heo, còn những gia đình có điều kiện thì mổ trâu, mổ bò để mời dòng họ và dân làng.

Trước ngày tổ chức lễ cưới, hai bên gia đình thông báo cho họ hàng biết để đến dự. Người Jrai đến chúc mừng đôi vợ chồng trẻ bằng việc mang đến đám cưới hũ rượu, con gà, con heo, buồng chuối hay những vật dụng khác tùy điều kiện của từng gia chủ để cùng góp sức, chung tay với gia đình cô dâu, chú rể trong việc đãi làng.

Trong lễ cưới của người Jrai, có một nghi thức đặc biệt quan trọng. Đó là nghi lễ trao vòng tay giữa cô dâu và chú rể. Chiếc vòng tay này sẽ được cả hai vợ chồng mang theo suốt cuộc đời.

Theo quan niệm của người Jrai, chiếc vòng tay có ý nghĩa tượng trưng cho sợi dây buộc chặt tình cảm giữa đôi trai gái mãi mãi thuộc về nhau, mãi mãi yêu thương nhau, sống bên nhau chọn đời. Khi đã trao vòng cho nhau rồi thì hai vợ chồng không được bỏ nhau nữa. Nếu vòng tay sau này mà đem tặng cho người khác thì sẽ bị làng bắt phạt (phạt bò, phạt trâu), do vậy nên hôn nhân của người Jrai xưa rất ít đôi bỏ nhau.

Sau nghi lễ trao vòng tay, thầy cúng sẽ làm lễ cúng báo tin với các Yang và mời tổ tiên hai dòng họ về chứng kiến lễ cưới cho đôi vợ chồng trẻ, cầu chúc cho họ luôn hạnh phúc với nhau trọn đời. Để tỏ lòng biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ chồng, cô dâu sẽ mang những lễ vật như khăn, quần áo, vàng bạc, ghè rượu, con gà, con heo đem tặng cho bên họ hàng nhà chồng.

Sau khi các thủ tục đã hoàn tất, tiếng cồng chiêng bắt đầu nổi lên. Tất cả họ hàng và khách đến dự cùng uống chén rượu cần, cùng nắm tay nhau múa điệu xoang, cùng ăn uống với hai bên gia đình để chúc phúc cho đôi vợ chồng mới...

Có thể nói, trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Jrai có thể xem là báu vật. Thế nên việc lưu giữ và bảo tồn báu vật ấy là điều cần thiết. Bởi chỉ có như thế thì các thế hệ mai sau mới hiểu hơn, tự hào hơn về văn hóa của dân tộc mình.