Cuốn sách khi lỗi thuộc về những vì sao

Khi lỗi thuộc về những vì sao là tác phẩm thương tâm và tham vọng nhất của John Green. Tác phẩm viết về cuộc sống, về tình yêu đích thực của hai bạn trẻ có hoàn cảnh nghiệt ngã éo le nhưng nhờ vậy, giúp người đọc có cái nhìn hài hước và cả sự chấp nhận số phận một cách nhẹ nhàng

Mười bảy tuổi – độ tuổi đẹp nhất của mỗi đời người và mắc bệnh ung thư.

Tâm lí của một người bình thường sẽ ra sao khi rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đó? Khi đọc những trang đầu tiên của quyển sách, độc giả sẽ thấy được sự mắc kẹt và sự mặc cảm của một tinh thần. Cuộc sống trở nên đáng chán, nằm bẹp dí trên giường, ăn uống thất thường và dành nhiều thời gian để nghĩ về cái chết. Trầm cảm là tác dụng phụ của việc chờ chết. Đó là những cảm xúc chân thành mà đọc giả thấu hiểu được cho nhân vật Hazel-cuộc đời của cô gái trẻ đang vào giai đoạn cuối. Nhưng cuộc sống chỉ chấm dứt khi con người dừng thở, còn mắc bệnh thì con người vẫn phải sống. Sự dày vò, sự chịu đựng trong những tháng ngày khắc khoải, tưởng ngắn ngủi mà hóa dài vô biên. 

Liệu ta sẽ được yêu thương?

Không bi quan và thê thảm như độc giả nghĩ. Hazel chua cay nhưng vẫn  hóm hỉnh với cuộc sống, với những gì vẫn đang diễn ra quanh cô. “Chán òm như chui vô hòm” là những gì cô nghĩ về Hội tương trợ – nơi tập hợp những người cùng hoàn cảnh. Một nhân vật điển trai xuất hiện tên là Augustus Waters và câu chuyện tình yêu đau thương, giàu nghị lực dành cho thế hệ Net ra đời. Cuộc đời của Hazel đã được viết tiếp theo cách mà cô không hề nghĩ tới.

Khai thác triệt để tâm lí của hai nhận vật chính, độc giả sẽ thấy được sự lãng mạn của một tình yêu “giai đoạn cuối”. Vượt lên sự mặc cảm về tinh thần và cả thể chất, hai nhận vật chính loay hoay đi tìm câu trả lời “Liệu ta sẽ được nhớ đến?” “Liệu ta sẽ để lại một dấu ấn trên cõi đời này?”. Đọc giả sẽ cười và rồi sẽ khóc khi lật giở và đọc từng trang sách của John Green. Ngòi bút tài hoa ấy đã công phá mạnh liệt cảm xúc của người đọc khi mang đến cả tấn hài kịch và bi kịch hoàn hảo qua 360 trang sách. 

Mặc dù xoáy vào một chủ đề muôn thuở – tình yêu nhưng tác phẩm không mang chút lãng mạn với cảnh hoàn hôn trên biển như mọi tác phẩm tình yêu khác. Ở tác phẩm, độc giả sẽ được chứng kiến một tình cảm sâu sắc của thời hiện đại mà ở đó hai nhận vật chính giúp đỡ nhau và cùng nhau hoàn thiện. Độc giả sẽ thấy được một tình yêu của tuổi trẻ trong một hoàn cảnh đặc biệt của thời hiện đại. Cái thời mà căn bệnh ung thư hoành hành đến nỗi ám ảnh cho tất cả mọi người. 

Với kiến thức uyên thâm về tâm lí học, thậm chí tác phẩm còn đề cập đến Tháp nhu cầu của Maslow trong cuộc trò chuyện của hai bạn trẻ. Một khi nhu cầu sinh lý tức nhu cầu thực phẩm, nước uống được thỏa mãn thì con người mới tiến lên tầng tiếp theo của tháp nhu cầu. Tháp nhu cầu bao gồm : nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện. Khi đề cập đến Tháp nhu cầu, Hazel mặc cảm về tinh thần khi cô đang mắc kẹt ở tầng nhu cầu an toàn. Cô mặc cảm khi bản thân không có sức khỏe do đó không thể đến với tình yêu, sự tôn trọng hay bất cứ điều gì khác cao xa hơn. Khai thác triệt để tâm lí của nhận vật, John Green cho độc giả cảm nhận được niềm đau khổ của cô gái trẻ. Độc giả thấu cảm được nỗi đau của Hazel không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần. Độc giả thấy được sự mặc cảm, sự tự ti của cô gái trẻ khi cô cho rằng bản thân có thân phận kém cỏi hơn so với người khác. 

Ai cũng xứng đáng được yêu thương và gia đình là điểm tựa vững chắc

August đã giúp cô vượt qua được sự mặc cảm. August cho cô thấy cô được yêu thương không phải vì cô mắc bệnh. August đang “cháy sáng như một cây thông Noel, từ lồng ngực đến hông trái rồi xuống gan, khắp toàn thân”, cả hai nhận vật đều hiểu ý nghĩa của nó. August yêu Hazel vì cô tuyệt vời, anh muốn kéo dài sự sống để “quấy nhiễu” cô thêm một thời gian nữa. Độc giả sẽ cảm nhận được tình yêu của đôi bạn trẻ lãng mạn theo cách riêng của họ. Họ chiến đấu với ung thư như chiến đấu với chính bản thân. Họ dìu nhau đi qua những tháng ngày hóa trị một cách “nhẹ nhàng”. Độc giả sẽ thấy được sự lạc quan của một tinh thần từng mặc cảm qua từng trang sách. Họ xứng đáng được yêu thương như bao người khác.

Bên cạnh đó, khi đọc tác phẩm độc giả sẽ cảm nhận được sâu sắc vòng tay yêu thương mà gia đình của hai nhận vật dành cho họ. Những người thân yêu của hai nhân vật chính đều không hề bi lụy. Họ chấp nhận một cách nhẹ nhàng, như mọi chuyện vốn thế, họ mạnh mẽ và tràn ngập yêu thương. 

Vẻ đẹp tình yêu của đôi bạn trẻ và sự ấm áp của gia đình…

 Đó là cảm nhận sâu sắc mà độc giả sẽ nhận ra khi “nhâm nhi” từng trang sách. Hiếm có tác phẩm nào mà độc giả có thể trải qua đủ đầy các cảm xúc như tác phẩm “Khi lỗi thuộc về các vì sao” của John Green. John Green viết sách cho độc giả trẻ nhưng giọng văn của ông bình dị đến mức thoát khỏi mọi hệ thống phân loại độc giả. Tác phẩm này ông viết vì tuổi trẻ hơn là dành cho giới trẻ. Tác phẩm nhận được nhiều lời khen ngợi và thán phục của đồng nghiệp trên mọi phương diện. Độc giả sẽ thấy khoảng thời gian nhỏ bé dành đọc quyển sách là hoàn toàn xứng đáng. Hãy cùng cười cùng khóc cùng cảm nhận dưới ngòi bút tài hoa ấy.

Link mua sách:

Rainbow

Linh là một biên tập viên khó tính, hay gắt gỏng và cực kỳ nghiêm khắc với những ai hay mắc lỗi chính tả.

Cá tính nhưng không hòa đồng, đẹp gái nhưng dễ gây mất lòng

Tôi bị những bài điếu văn diễn tập của Issac, của Hazel làm bật cười và cả bật khóc. Đó không phải là những lời điếu sáo rỗng, rập khuôn, mà thực sự là cảm nhận về người đang nằm trong quan tài kia. Tôi cũng bị những lời sáo rỗng viết trên trang cá nhân của Gus [dưới cái nhìn của Hazel] khi Gus chết làm giật mình. Phần lớn chúng ta đều viết những lời sáo rỗng cho người đã chết trong khi chúng ta chả hiểu gì về họ, không có chút thời gian nào ở bên họ hay thăm hỏi họ khi họ ốm đau… Khi chết rồi mới nói nhớ thương thì có ích gì? Hình như có lần tôi cũng đã nghĩ, tôi sẽ tự viết điếu văn cho mình chứ k muốn một bài điếu xa lạ nào đó cho một người xa lạ nào đó đọc trong đám tang mình. Hơi dớ dẩn nhưng thực sự muốn thế.

Tôi bị ngôn từ, những câu đối thoại đầy hài hước, thông minh của các nhân vật chinh phục…

Tôi bị mối tình chỉ kéo dài ít ngày làm rơi nước mắt

Tôi bị cảnh làm tình đầy dây nhợ máy móc ám ảnh

Tôi bị cách dịch của dịch giả hạ gục

À, tác giả lại còn đẹp trai nữa chứ, bên cạnh việc viết rất hay và cuốn hút

Và hơn cả, tôi nhận ra rằng, tôi vô cùng thích cảm giác chào đón một ngày mới, mở mắt ra được thấy thế giới này chứ không phải "một sớm mai tỉnh dậy, thấy mình đã chết rồi"

"Cuộc đời này thật đẹp, Hazel" – Và "Chúng ta đều muốn được sống, ngay cả tế bào ung thư thì chúng cũng chỉ đang mong được sống thôi mà"

Thế nên, tôi vẫn sẽ sống như tôi đã và đang sống, luôn như thể "hôm nay là ngày cuối cùng của tôi".

Tôi bị những bài điếu văn diễn tập của Issac, của Hazel làm bật cười và cả bật khóc. Đó không phải là những lời điếu sáo rỗng, rập khuôn, mà thực sự là cảm nhận về người đang nằm trong quan tài kia. Tôi cũng bị những lời sáo rỗng viết trên trang cá nhân của Gus [dưới cái nhìn của Hazel] khi Gus chết làm giật mình. Phần lớn chúng ta đều viết những lời sáo rỗng cho người đã chết trong khi chúng ta chả hiểu gì về họ, không có chút thời gian nào ở bên họ hay thăm hỏi họ khi họ ốm đau… Khi chết rồi mới nói nhớ thương thì có ích gì? Hình như có lần tôi cũng đã nghĩ, tôi sẽ tự viết điếu văn cho mình chứ k muốn một bài điếu xa lạ nào đó cho một người xa lạ nào đó đọc trong đám tang mình. Hơi dớ dẩn nhưng thực sự muốn thế.

Tôi bị ngôn từ, những câu đối thoại đầy hài hước, thông minh của các nhân vật chinh phục…

Tôi bị mối tình chỉ kéo dài ít ngày làm rơi nước mắt

Tôi bị cảnh làm tình đầy dây nhợ máy móc ám ảnh

Tôi bị cách dịch của dịch giả hạ gục

À, tác giả lại còn đẹp trai nữa chứ, bên cạnh việc viết rất hay và cuốn hút

Và hơn cả, tôi nhận ra rằng, tôi vô cùng thích cảm giác chào đón một ngày mới, mở mắt ra được thấy thế giới này chứ không phải "một sớm mai tỉnh dậy, thấy mình đã chết rồi"

"Cuộc đời này thật đẹp, Hazel" – Và "Chúng ta đều muốn được sống, ngay cả tế bào ung thư thì chúng cũng chỉ đang mong được sống thôi mà"

Thế nên, tôi vẫn sẽ sống như tôi đã và đang sống, luôn như thể "hôm nay là ngày cuối cùng của tôi".

Tớ không phải là người dễ khóc khi đọc sách, nghẹn ngào thì có nhiều, nhưng rơi nước mắt thì đếm trên đầu ngón tay, đọc xong rồi, tắt điện đi ngủ khi đã 2h sáng mà nước mắt đầm đìa.

Những tình huống truyện cười ra nước mắt, hài hước đấy nhưng xót xa, nhức nhối. Khát vọng được sống, khát vọng yêu đương luôn rực cháy trong các em - những bệnh nhi ung thư đang ở cái tuổi đẹp đẽ, sáng trong nhất của cuộc đời - trong cả những lúc các em gần như chìm sâu vào tuyệt vọng. Đây thực sự là một tác phẩm đẹp, chẳng thắt mở kịch tính giật gân, cứ nhẹ nhàng, bình dị mà có sức ám ảnh ghê gớm. Có lẽ, rất lâu, tớ mới dám đọc lại một lần nữa…

Tớ không phải là người dễ khóc khi đọc sách, nghẹn ngào thì có nhiều, nhưng rơi nước mắt thì đếm trên đầu ngón tay, đọc xong rồi, tắt điện đi ngủ khi đã 2h sáng mà nước mắt đầm đìa.

Những tình huống truyện cười ra nước mắt, hài hước đấy nhưng xót xa, nhức nhối. Khát vọng được sống, khát vọng yêu đương luôn rực cháy trong các em - những bệnh nhi ung thư đang ở cái tuổi đẹp đẽ, sáng trong nhất của cuộc đời - trong cả những lúc các em gần như chìm sâu vào tuyệt vọng. Đây thực sự là một tác phẩm đẹp, chẳng thắt mở kịch tính giật gân, cứ nhẹ nhàng, bình dị mà có sức ám ảnh ghê gớm. Có lẽ, rất lâu, tớ mới dám đọc lại một lần nữa…

"Khi lỗi thuộc về những vì sao" được nhiều người đón đọc và yêu thích hẳn một phần vì dễ đọc, thực sự là sách rất dễ đọc, rất trôi chảy.

Câu chuyện tình yêu của hai thiếu niên mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối khá nhẹ nhàng, có những khoảng lặng, có ý nghĩa, đi sâu vào những chi tiết bình dị đời thường, những tâm tư và khao khát tuổi trẻ.

Nhưng truyện cũng khá đều đều, không có nhiều tình tiết đặc biệt. Nhân vật thì được miêu tả là cá tính thế này thế kia nhưng hay nói mấy câu rập khuôn, sến sến, nhất là anh chàng Gus.

Đoạn kết với bức thư của Gus cũng không có gì ấn tượng lắm, thực sự là làm chưa tới. Dù sao tác phẩm để lại cảm xúc trong nhiều đoạn, như quãng thời gian Gus hấp hối chẳng hạn, nên tôi vẫn đánh giá tốt.

Sâu sắc, táo bạo, ngang tàng và chân thực là những gì mà người đọc nhận xét khi được hỏi về tấn bi kịch mà John Green mang lại. "Khi lỗi thuộc về những vì sao" tên nguyên tác là "The fault in our stars", với ngòi bút bình dị đến mức thoát khỏi mọi sự lệ thuộc của mình, ngài John đã mang tới cho độc giả một cái nhìn khác đi về nỗi đau, rằng "Nỗi đau là để cảm nhận".

Câu chuyện kể về Hazel và phép màu ung thư đã cứu sống cô. Trong những năm tháng chống chọi với thuốc men và hóa trị, từ một cô bé vui tươi trở nên chán chường suốt ngày chỉ quanh quẩn với bố mẹ, chương trình Người mẫu Mỹ và cuốn sách Nỗi đau tột cùng đã đọc cả ngàn lần.

Mọi thứ nhàm chán ấy đã thay đổi hoàn toàn, và cuộc đời của Hazel dường như bước sang chương mới khi cô gặp Augustus Waters, chàng trai đặc biệt và "đầy ẩn dụ" cô quen trong một Hội tương trợ dành cho các bệnh nhân mắc phải căn bệnh ung thư quái ác.

Tình yêu của Hazel và Gus đẹp tinh khiết một cách lạ thường. Họ cùng nhau chia sẻ những vui buồn, những đau đớn trong quá trình điều trị. Tình yêu của hai bệnh nhân ung thư cũng chính là đại diện cho tình yêu chân chính về sự hy sinh và trắc ẩn bao dung, bởi chính chàng Gus đã dành Điều ước duy nhất của mình [Điều ước dành cho bệnh nhi ung thư] tặng Hazel, giúp cô thỏa ước nguyện được gặp Peter Van Houten để trực tiếp hỏi ông về cái kết dang dở trong cuốn sách mà cô tâm đắc.

Các tình tiết xảy đến vô cùng bất ngờ khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên. Từ việc Peter không như trong tưởng tượng, rồi việc bệnh của Augustus tái phát khiến cậu phải chịu đựng bấy lâu mà không hề nói với bạn gái. Kết thúc truyện là cuộc chia ly đẫm nước mắt đến nghẹn lòng…

Giá như câu chuyện có một cái kết đẹp hơn, giá như Gus có thể ở bên Hazel lâu hơn khi mà tình yêu của cả hai chỉ vừa chớm nở, giá như nỗi đau không có trên cuộc sống này.

Nhưng cuộc đời này, đâu phải muốn gì là có thể, có những thứ ta cần phải đối diện và chấp nhận với nó. Và John Green dường như hiểu được điều đó, câu chuyện buồn để lại trong lòng người đọc sự nuối tiếc khôn nguôi.

Mình chọn quyển sách "Khi lỗi thuộc về những vì sao" vào khoảng vài năm trước, khi mình đọc được đoạn đầu của câu chuyện suy nghĩ của cô bé Hazel - một bệnh nhi bị ung thư tương tự với suy nghĩ của mình thời điểm đó: "Bất cứ khi nào bạn đọc một cuốn sổ tay, trang web hoặc bất cứ điều gì về ung thư, người ta luôn liệt kê trầm cảm là một trong những tác dụng phụ của căn bệnh này. Nhưng trên thực tế, trầm cảm không phải là tác dụng phụ của ung thư. Trầm cảm là tác dụng phụ của việc chờ chết. [Ung thư cũng là một tác dụng phụ của cái sự chờ chết này. Hầu như tất cả mọi thứ đều vậy, thật đó]". Cũng giống như mình, từ nhỏ đến lớn suy nghĩ muốn chết đi không dưới 10 lần và điều làm mình hối hận nhất vào năm mình 16 tuổi, trong khi cản mình ra, ngoại của mình cũng bị đứt tay cho con dao lam mình đang cầm trên tay... Điều này càng làm mình thấm thêm câu nói của Hazel: "Vì trên đời này có một chuyện còn đau nhức nhối hơn việc bạn bị căn bệnh ung thư hoàn thành ở tuổi 16, đó là có một đứa con bị mắc bệnh ung thư."

Với việc sẵn sàng chờ chết đó, Hazel cực kỳ sùng bái quyển sách "Nỗi đau tột cùng" của Peter Van Houten, như thể quyển kinh thánh của riêng cô. Một quyển sách với kết thúc mở vì có lẽ cô gái trong quyển sách đã chết vì bệnh ung thư. Đối với bạn, bạn thích một kết thúc mở hay một kết thúc có hậu? Lúc nhỏ, mình thích những bộ phim hay truyện có kết thúc buồn vì mình nghĩ cuộc đời không màu hồng sẽ chẳng bao giờ có một happy ending như trong truyện cổ tích, một kết thúc buồn mới đúng là cuộc sống. Lớn lên, mình lại thích happy ending hơn, vì cuộc sống đã đủ mệt mỏi rồi, một câu chuyện với kết thúc hạnh phúc sẽ làm mình cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Mình cực kì ghét một kết thúc mở, bởi vì mình không biết cuộc sống của những nhân vật ở trong câu chuyện đó sẽ như thế nào, tốt hay xấu là do bạn tự tưởng tượng ra. Nên mình cũng rất háo hức khi Hazel và Agustus sẽ đến gặp nhà văn và hỏi về những nhân vật sau khi nhân vật chính là Anna mất. Dĩ nhiên là mình cũng rất phẫn nộ và hụt hẫng với những gì mà Hazel và Gus đã phải đối mặt với nhà văn khi ở Amsterdam. Nhưng sau đó, chẳng ai còn muốn quan tâm đến kết thúc câu chuyện là gì - cũng như mình - có một thời điểm mình rất cần biết điều đó có phải là sự thật hay không, nhưng đến một lúc nào đó khi người đó muốn nói ra thì mình lại không còn muốn biết cái nào là đúng, cái nào là sai nữa. 

Dĩ nhiên là câu chuyện không kết thúc trong màu hồng, sẽ không có một phép màu nào cho bệnh nhân ung thư. Nhưng vẻ đẹp của tình yêu, sự ấm áp của gia đình và tình bạn của quyển sách làm mình cảm thấy rất dễ chịu.

Video liên quan

Chủ Đề