Cung tat nien la gi

Cúng tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Vậy cúng tất niên cần chuẩn bị những gì? Văn cúng tất niên ra làm sao? Để trả lời các câu hỏi này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

Vào ngày cuối cùng của năm hầu hết gia đình nào cũng chuẩn vị cho gia đình mình những mâm cơm cúng tổ tiên và cũng là dịp cả đại gia đình đoàn tụ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về lễ cúng tất niên, ý nghĩa của cúng tất niên và cúng như thế nào, ngày nào, giờ nào là tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cụ thể nhất những nội dung này, các bạn cùng theo dõi.

Cung tat nien la gi

Cúng tất niên là gì? cúng như thế nào? ngày nào tốt?


1. Cúng tất niên là gì?

Lễ cúng Tất niên là phong tục của mọi gia đình Việt Nam mỗi dịp cuối năm, là một trong những nét đẹp văn hóa mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, sự tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên của con cháu mà lễ cúng Tất niên còn là dịp các gia đình quây quần bên nhau sau một năm tất bật. Chính vì thế lễ cúng Tất niên luôn là một trong những ngày lễ trọng đại cần được kế thừa và phát huy.

1.1 Cách chuẩn bị đồ lễ cúng Tất niên

Mọi người có thể tham khảo thêm cách chuẩn bị đồ lễ cúng lễ Tất Niên để chuẩn bị mâm cúng sao cho hợp lý và tươm tất nhất. Thông thường sẽ không thể thiếu những đồ lễ như hương hoa, vàng mã, mâm ngũ quả, rượu, trầu cau, đèn nến, bánh chưng... Cùng với đó là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy theo từng gia đình với các món ăn ngày tết theo truyền thống ở địa phương. Mâm cỗ phải trình bày đầy đặn, đẹp mắt, thể hiện sự tươm tất, trang nghiêm của gia đình.

Mâm cơm cúng tất niên thực tế không cần quá cầu kì, quan trọng nhất vẫn là thể hiện được tấm lòng cũng như sự chi ân của mỗi gia đình. Mâm cỗ mặn được bày biện trang nghiêm gồm những món ăn đặc trưng của ngày Tết như, canh mọc, canh măng, gà luộc, nem rán, bánh chưng, bánh tét... Tùy mỗi vùng miền sẽ có sự chuẩn bị mâm cỗ mặn khác nhau chính vì thế các bạn có thể tham khảo cụ thể hơn dưới đây.

Cung tat nien la gi

Mâm cơm cúng tất niên

- Miền Bắc: Mâm cỗ tất niên thường rất đầy đủ và bài bản, 4 bát, 4 đĩa, cỗ to thì 6 bát, 6 đĩa, 8 bát 8 đĩa tùy thuộc điều kiện gia đình. Đĩa gồm giò lụa, chả quế, thịt gà, thịt heo... bát gồm canh măng, giò heo hầm, canh miến, bát mọc...

- Miền Trung: Người miền trung họ ít cầu kì hơn với mâm cỗ có bánh chưng, giò lụa, gà, thịt lợn, gỏi tai heo, nem thính, vịt quay, bánh xèo...

- Miền Nam: Mâm cỗ tất niên hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, giò chả, gỏi tôm gỏi thịt...

1.3 Ngày nào tốt để cúng tất niên

Cúng tất niên vào ngày nào có cần đúng 30 tháng chạp hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Cúng tất niên là một nghi thức quen thuộc và ý nghĩa là để đánh dấu kết thức một năm và chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Mỗi vùng miền sẽ có quan niệm cúng tất niên khác nhau chính vì thé tùy thuộc từng nơi bạn có thể tiến hành tiệc tất niên hay cúng tất niên theo đúng nghi lễ cùng miền.

Thông thường thì cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm là ngày 30 tháng chạp hay 29 tháng chạp. Tuy nhiên điều này không bắt buộc, tùy thuộc vào điệu kiện gia đình cũng như nhiều gia đình muốn tổ chức họp mặt có thể chọn vào những ngày khác nhân dịp cuối năm đều được. Các gia đình có thể cúng tất niên trước đó nhưng lễ cúng phải đảm bảo chu toàn và thành tâm.

Tuy nhiên trong năm 2019 này, theo các chuyên gia phong thủy thì việc cúng tất niên đẹp nhất vào ngày 29 và 30 tháng chạp. Các bạn có thể chọn ngày này để cúng tất niên, tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới ấm áp và hạnh phúc nhât các bạn nhé.

2. Bài văn cúng tất niên đúng chuẩn

Cung tat nien la gi

Với bài văn cúng tất niên này chắc chắn các bạn có thể ứng dụng và lựa chọn cho mình bài khấn phù hợp đúng chuẩn để tiến hành cúng lễ hợp lý nhất.

Cúng tất niên là gì? cúng như thế nào? ngày nào tốt? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vào dịp cuối năm. Bài viết bên trên cảu Taimienphi.vn đã giới thiệu đến các bạn tất cả những thông tin liên quan để dễ dàng ứng dụng cho nhu cầu của mình cũng như chuẩn bị cúng tất niên vào ngày cuối năm phù hợp nhất.

Cúng Tất niên còn có lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà được tách biệt nhau, chính vì thế các bạn cũng cần hiểu rõ ý nghĩa của từng lễ cúng và chuẩn bị sắm lễ hợp lý nhất với từng mâm cúng. Cùng với đó bạn cũng nên tìm hiểu Bài văn cúng tất niên ngoài trời, trong nhà để thực hiện lễ cúng nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả nhất.

Vào dịp lễ Tết này có rất nhiều những vấn đề xoay quanh và có thể cũng là điều mà bạn đang thắc mắc, hãy cùng tham khảo những bài viết về cúng giao thừa dưới đây nhé.

Cúng tất niên thể hiện nếp sống tâm linh của người Việt Nam ta. Khi mà một năm họ tất bận với bộn bề công việc, đôi khi quên mất những điều về người đã mất, khoảng thời gian này sẽ là thời gian để con người hoài niệm về những chuyện đã qua. Nhìn lại một năm cũ đã qua và hướng đến một tương lai tươi đẹp của năm mới. Bỏ qua những lo toan vất vả hàng ngày, vào ngày cúng tất niên mọi người gác lại những công việc còn dang dở, chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ gia tiên trước để cúng tất niên, sau mời gia tiên về đón tết cùng con cháu.

Không cần quá phải cầu kỳ khi chuẩn bị một lễ cúng tất niên, tùy vào kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cúng có thể khác nhau. Nhưng không phải cứ mâm cao cỗ đầy sẽ được chứng giám, cúng bái được chứng từ tâm, không vì vật chất. Ngoài những lễ vật chủ đạo gồm: quả cau, lá trầu, rượu trắng, nước, chè, thuốc, hương, vàng, ngũ quả, hoa tươi thì mâm cúng gia tiên có thể tùy vào các gia đình.

Ý nghĩa lễ cúng tất niên cuối năm.

Ý nghĩa của lễ cúng tất niên cuối năm rất đặc biệt đối với mọi người. Nó là một nghi lễ đánh dấu tổng kết một năm cũ và chuẩn bị qua một năm khác. Đây là phong tục tập quán của người dân Việt ta.

Tất niên cắt nghĩa ra có nghĩa là: “tất” là xong, hết, “niên” là năm. Có thể gọi tất niên là kết thúc một năm và những ngày này rơi vào khoảng 29 nếu tháng thiếu, 30 nếu tháng đủ tháng 12 âm lịch.

Ngày này mọi người quây quần, sum họp bên nhau. Người làm ăn xa trở về bên gia đình của họ, tận hưởng không khí sum vầy của tết. Vào dịp này, mỗi gia đình thường sẽ làm 2 mâm cỗ cúng tất niên, một đặt lên bàn gia tiên, 2 đặt một mâm cúng giữa trời, cúng trước nhà mình. Mâm cúng cuối năm được chuẩn bị không giống nhau, được chuẩn bị theo phong tục tập quán của từng vùng miền.

Việc soạn sửa trang hoàng bàn thờ gia tiên là một việc làm gắn kết tâm linh của hai thế giới, thể hiện chữ hiếu với ông bà, tổ tiên. Tùy theo tín ngưỡng từng vùng mà cách trang hoàng bàn thờ, nhà cửa cũng khác nhau.

Từ xưa đến nay, việc cúng tất niên có ý nghĩa to lớn trong đời sống của con người Việt. Không riêng gì các gia đình, các công ty đoàn thể, phân xưởng cúng thưởng tổ chức tiệc tất niên hàng năm để gắn kết tinh thần đoàn kết, tình anh em đồng nghiệp. Thường những tổ chức đoàn thể sẽ tổ chức lễ cúng sớm hơn theo hoàn cảnh.

Ý nghĩa lễ cúng tất niên khá quan trọng không thể bỏ qua. Cả năm mọi thành viên trong gia đình không có thời gian tụ họp sum vầy, tết là khoảng thời gian quý giá nhất. Người đi làm ăn xa cúng hướng về quê hương, gia đình cả năm đoàn tụ một lần.