Cùng em học Tiếng Việt tuần 20 lớp 5

[1]

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

tuần 20: Đề 1

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Tiền của ai?


Mạc Đĩnh Chi là một vị quan thời nhà Trần. Ông được mệnh danh là“Lưỡng quốc Trạng nguyên” do vừa là Trạng nguyên của Việt Nam, vừa đượcphong là Trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này. Không chỉ nổitiếng là người thơng minh tài giỏi mà ơng cịn nổi tiếng là người rất liêm khiết,thẳng thắn. vì thế, ơng ln được đời ca tụng.


Một lần, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến đưa cho ông100 quan tiền, rồi ghé tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu:


- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.


Sáng ấy, như thường lệ trời chưa sáng rõ, Mạc Đĩnh Chi đã dậy, ra sân tậpquyền. Lúc vào nhầ, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:


- Tiền của ai mà đánh rơi nhiều thế kia?


Ông nhặt lên đếm, vừa trịn trăm quan. Ơng nghĩ: “Đêm qua khơng có aitới, sao lại có tiền rơi?”. Ơng liền khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua:


- Tâu bệ hạ, sáng nay thần bắt được 100 quan tiền trước cửa nhà, hỏi khắpnhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ cho người mất của.


Nhà vua mỉm cười bảo:


- Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng…



- Thưa, tiền này không ít, người mất của chắc xót lắm, nên tìm người trả lạithì hơn.

[2]

Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lịng ơng. Ơng tạ ơnvừa và về nhà.


[Theo Vũ Ngọc Khánh]a] Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”?


b] Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để làm gì?c] Viết 1 câu ghép nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi.


Câu 2. Gạch dưới những từ dùng để nối các vế trong mỗi câu ghép sau:a] Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần khơng có mặt ở nhàđể cúng giỗ.


b] Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì cây rầm sập xuống.c] Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.


d] Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tơinhư ngày xưa, nếu tơi có ngày trở về.


Câu 3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:a] Em quét nhà ……… chị quét?


b] ……… Hùng không thật xuất sắc trong học tập ……… bạn ấy vẫn được bạnbè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.


c] ……… trẻ em thích truyện trinh thám ……… người lớn cũng thích.



Lời giải chi tiết



Câu 1:

[3]

b. Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để thử lịngchính trực và đức liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi.


c. Có thể đặt những câu ghép như sau:


- Chẳng những Mạc Đĩnh Chi có tài mà ơng cịn là người vơ cùng chính trực vàliêm khiết.


- Mạc Đĩnh Chi không chỉ nổi tiếng là người thơng minh, tài giỏi mà ơng cịnnổi tiếng là người sống liêm khiết, thẳng thắn.


Câu 2: a.


Hôm nay / là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần / không có mặt ở nhà CN1 VN1 CN2 VN2


để cúng giỗ.


Sau khi xác định được hai vế của câu ta thấy từ nối của hai vế “Hôm nay làngày giỗ cụ tổ năm đời của thần” và “thần khơng có mặt ở nhà để cúnggiỗ” là quan hệ từ nhưng.


b.


Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông / vừa té quỵ thì cây rầm / sập xuống.
TN CN1 VN1 CN2 VN2


Sau khi xác định được hai vế của câu ghép ta thấy từ nối của hai vế “ngườiđàn ông vừa té quỵ” và “cây rầm sập xuống” là quan hệ từ thì


c.

[4]

Sau khi xác định được hai vế của câu ghép ta thấy từ nối của hai vế “quan lậptức cho bắt chú tiểu” và “chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình” là quan hệtừ vì


d


Làng mạc / bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi CN1 VN1 CN2 VN2


như ngày xưa, nếu tơi / có ngày trở về. CN3 VN3


Sau khi xác định được các vế của câu ghép ta thấy:


- Từ nối của hai vế “làng mạc bị tàn phá” và “mảnh đất quê hương vẫn đủsức nuôi sống tôi như ngày xưa” là quan hệ từ nhưng.


- Từ nối của hai vế “mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi nhưngày xưa” và “tơi có ngày trở về” là quan hệ từ nếu.


Câu 3:


a. Cần phải điền một quan hệ từ mang nghĩa lựa chọn để tạo thành câu hỏi
chọn lựa giữa việc em quét hay chị quét.


Ta có thể điền như sau:Em quét nhà hay chị quét?


b. Cần điền một cặp quan hệ từ mang nghĩa tương phải giữa việc “Hùng khôngthật sự xuất sắc trong học tập” và việc “các bạn vẫn nể phục vì sự chăm chỉ củamình”


Ta có thể điền như sau:

[5]

c. Cần phải điền một quan hệ từ biểu thị ý nghĩa tăng tiến biểu thị việc cả trẻem lẫn người lớn đều thích truyện trinh thám.


Ta có thể điền như sau:


Khơng những trẻ em thích truyện trinh thám mà người lớn cũng thích.Tham khảo chi tiết cách giải bài tập Tiếng Việt lớp 5:


//vndoc.com/hoc-tot-tieng-viet-5

ệt//vndoc.com/hoc-tot-tieng-viet-5//vndoc.com/giai-vo-bai-tap-tieng-viet-5

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 20: Đề 2 hướng dẫn các em học sinh giải toàn bộ các bài tập tuần 19 lớp 5 phần Luyện từ và câu, Tập làm văn củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 20

  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 20 - Tiết 2
  • Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 20 - Tiết 2

Câu 1. Chọn quan hệ từ thích hợp cho trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong mỗi câu ghép sau:

a] Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần ……… Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học. [còn, nhưng, và]

b] Mẹ dặn tôi: “Con phải học bài xong ……… con mới được đi chơi”. [còn, nhưng, rồi]

Câu 2. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau:

a] Phía xa cuối chân trời, những cánh cò chấp chới bay về tổ.

b] Buổi chiều, trên các thửa ruộng, các bác nông dân say mê làm việc còn trẻ em chăn trâu, thả diều vui vẻ.

c] Đã mấy hôm nay, Thu Ba và các bạn không được tới trường vì ngôi trường của các bạn đã bị bão làm đổ nát.

Câu 3. Trong các câu ở bài 2, câu nào là câu ghép? Các vế của câu ghép đó nối với nhau bằng quan hệ từ gì?

Câu 4. Em viết 1 – 2 ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường.

Vui học:

Kiếm tiền để làm gì?

Một ông chủ giàu có nhìn thấy trên bến cảng có một ngư dân trẻ đang nằm trên chiếc thuyền câu thảnh thơi nhìn trời cao.

Ngạc nhiên, ông liền hỏi:

- Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

Anh ngư dân liền hỏi lại:

- Để làm gì?

- Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua được chiếc thuyền thứ ba, thứ tư, rồi cả một đoàn thuyền.

- Rồi sao nữa?

- Với số tiền có được từ đoàn thuyền, thì anh có thể nghỉ ngơi rồi.

- Ơ! Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?

[Truyện cười học sinh]

*Kể lại câu chuyện trên cho bạn, người thân cùng nghe.

*Hãy cùng người thân lập 1 kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi cuối tuần để gắn kết tình cảm.

Đáp án: Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20

Câu 1. Chọn quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong mỗi câu ghép sau:

a] Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần ……… Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học. [còn, nhưng, và]

b] Mẹ dặn tôi: “Con phải học bài xong ……… con mới được đi chơi”. [còn, nhưng, rồi]

Phương pháp:

- Xác định mối quan hệ biểu thị giữa hai vế cần điền quan hệ từ.

- Lựa chọn quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống.

Lời giải:

a] “Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần” - “Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học”

-> Quan hệ tương phản

Ta cần điền quan hệ từ nhưng

Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần nhưng Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học.

b] Mẹ dặn tôi: “Con phải học bài xong” – “con mới được đi chơi.”

- > Quan hệ tiếp nối, tiếp diễn

Ta cần điền quan hệ từ rồi

Mẹ dặn tôi: “Con phải học bài xong rồi con mới được đi chơi”.

Câu 2. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau:

a] Phía xa cuối chân trời, những cánh cò chấp chới bay về tổ.

b] Buổi chiều, trên các thửa ruộng, các bác nông dân say mê làm việc còn trẻ em chăn trâu, thả diều vui vẻ.

c] Đã mấy hôm nay, Thu Ba và các bạn không được tới trường vì ngôi trường của các bạn đã bị bão làm đổ nát.

Phương pháp:

- Con đọc thật kĩ các câu.

- Xác định xem những sự vật nào làm chủ trong câu thì đó là chủ ngữ.

- Những thành phần nào nêu lên trạng thái, hoạt động, tính chất của sự vật ở chủ ngữ thì đó là vị ngữ.

Lời giải

Câu 3. Trong các câu ở bài 2, câu nào là câu ghép? Các vế của câu ghép đó nối với nhau bằng quan hệ từ gì?

Phương pháp:

- Câu ghép là câu có từ hai vế câu trở lên.

- Từ nối là từ được dùng để nối hai vế của câu ghép để câu đó có sự liên kết.

Lời giải:

- Câu a là câu đơn vì chỉ có một vế câu.

- Câu b là câu ghép vì có hai vế câu.

Hai vế câu “các bác nông dân say mê làm việc” và “trẻ em chăn trâu, thả diều vui vẻ” được nối với nhau bởi quan hệ từ còn

- Câu c là câu ghép vì có hai vế câu.

Vế câu “Thu Ba và các bạn không được tới trường” được nối với vế câu “ngôi trường của các bạn đã bị bão làm đổ nát”được nối với nhau bởi quan hệ từ vì.

Câu 4. Em viết 1 – 2 ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường.

Phương pháp:

- Xác định được nội dung chương trình “chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường”

- Mục đích: giao lưu giữa các bạn trong lớp, ôn lại truyền thống của trường, kết nối các bạn trong lớp và tăng thêm sự hiểu biết và yêu mến với ngôi trường.

- Chuẩn bị và phạm vi hoạt động trong giới hạn cho phép

Xét trên ba yếu tố trên ta mới có thể xây dựng được các ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp để chào mừng kỉ niệm thành lập trường.

Lời giải:

Một số ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường:

- Phân nhóm chơi trò chơi “Em yêu trường em” để các bạn trả lời một số câu hỏi về trường về lớp, về các thầy cô trong trường đã chuẩn bị từ trước.

- Tiết mục văn nghệ: ca hát về trường lớp, biểu diễn kịch [phân công chuẩn bị từ trước]

- Liên hoan bánh kẹo

Vui học:

Phương pháp:

Muốn kể lại được câu chuyện cần tóm tắt đượcc các ý chính trong câu chuyện:

- Nhân vật: ông chủ giàu có, ngư dân trẻ.

- Địa điểm: Bến cảng

- Cốt truyện: Ông chủ giàu có và anh ngư dân trẻ đối đáp với nhau về việc làm giàu và nghỉ ngơi.

Lời giải:

- Kể lại câu chuyện trên cho bạn, người thân cùng nghe.

Tuần vừa rồi mình đã được đọc một câu chuyện rất thú vị và ý nghĩa giữa một ông chủ giàu có và một anh ngư dân trẻ tuổi. Câu chuyện đó có tên là Kiếm tiền để làm gì? Mình kể lại cho cậu cùng nghe nhé:

Tại một bến cảng tấp nập tàu thuyền neo đậu, ông chủ giàu có tình cờ thấy phía xa xa có một anh ngư dân trẻ tuổi. Anh ta không hề mải miết lao động như những người bên cạnh mà lại ung dung nằm dài trên chiếc thuyền câu và thảnh thơi nhìn trời cao. Thấy lạ, ông chủ ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

Anh ngư dân liền hỏi lại:

- Để làm gì?

Ông chủ giàu có ôn tồn giảng giải cho cậu trai trẻ tuổi hiểu:

- Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua được chiếc thuyền thứ ba, thứ tư rồi cả một đoàn thuyền.

Anh ngư dân vẫn tiếp tục hỏi:

- Rồi sao nữa?

Ông ta vẫn kiên nhẫn tiếp lời:

- Với số tiền có được từ đoàn thuyền, thì anh có thể nghỉ ngơi rồi.

Lúc này chàng ngư dân trẻ tuổi mới bật cười nói với người đàn ông:

- Ơ! Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?

Câu chuyện cuốn hút người đọc bởi đoạn đối đáp của anh ngư dân trẻ tuổi và ông chủ nhà giàu. Tiếng cười được bật lên ở câu hỏi cuối cùng mà chàng trai đáp lại “Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?’’ Cuộc đối thoại giữa ông chủ giàu có và anh chàng ngư dân khiến cho chúng ta bật cười rồi lại phải ngẫm nghĩ về chuyện lao động, học tập với nghỉ ngơi và tận hưởng. Hãy làm việc, học tập hết mình nhưng cũng đừng quên những phút giây thư giãn để cân bằng lại cuộc sống.

- Lập kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi cuối tuần để gắn kết tình cảm cùng người thân.

Phương pháp:

- Xác định chuyến đi cùng với người thân trong gia đình.

- Mục đích: Nghỉ ngơi, vui chơi và gắn kết tình cảm cùng người thân.

- Chuẩn bị và phạm vi hoạt động trong giới hạn cho phép

Xét trên ba yếu tố trên ta mới có thể xây dựng được các ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp để chào mừng kỉ niệm thành lập trường.

Lời giải:

KẾ HOẠCH CẮM TRẠI HỒ ĐẠI LẢI

1. Mục đích

- Nghỉ ngơi, vui chơi.

- Gắn kết các thành viên trong gia đình.

2. Chuẩn bị

- Lều trại: bố và em Minh

- Đồ ăn: Mẹ và Ngọc

- Dụng cụ thể thao [bóng đá, cầu lông, cờ vua]: em Minh

- Túi thuốc, bông băng, truyện, báo: mẹ và Ngọc

3. Chương trình cụ thể

- 8h Khởi hành đến hồ

- 9h30 có mặt tại hồ, ăn nhẹ

- 9h30 – 10h30: Dựng trại, dọn dẹp, sắp xếp đồ

- 10h30 – 12h: Thể thao, văn nghệ

- 12h – 14h: Ăn trưa, nghỉ trưa

- 14h – 16h: Đi dạo, thăm quan hồ Đại Lải, mua quà về cho gia đình.

- 16h – 17h30: Trở về đến nhà.

Trên đây là Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tuần 20: Đề 2 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 2 lớp 5 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 5 và SGK Tiếng Việt 5 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.

Video liên quan

Chủ Đề