Công an chuyên nghiệp là gì

Sự khác nhau giữa quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan

    • 1. Phân biệt sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp
    • 2. Cấp bậc quân hàm đối với các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:
    • 3. Quân hàm học viên sĩ quan

Nhiều người còn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan vì tất cả đều là quân đội, đều mặc quân phục, điều có quân hàm. Vậy 2 khái niệm này khác nhau ở điểm gì, HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 1/1/2020

Danh sách ngày nghỉ được hưởng nguyên lương từ 2021

Chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân nghỉ hưu

1. Phân biệt sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp

Chỉ Tiêu

Quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan

Định nghĩa

Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Vị trí

Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.

Là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội.

Lãnh đạo

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Chủ tịch nước thống lĩnh lãnh đạo.

- Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất.

- Bộ trưởng Bộ quốc phòng chỉ huy và quản lý trực tiếp.

Chức năng

Bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Điều kiện tuyển chọn

- Công dân Việt Nam không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng.

- Thường trú trên lãnh thổ Việt Nam và từ 18 tuổi trở lên.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

- Công dân Việt Nam.

- Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời;

- Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Cấp bậc, quân hàm

Cao nhất là Thượng tá.

Từ cấp Úy đến cấp Tướng, cao nhất là Đại tướng.

Thời hạn phục vụ tại ngũ/Tuổi phục vụ của sĩ quan

- Trong thời bình:

+ Ít nhất 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp.

+ Phục vụ hết tuổi quy định.

- Thời hạn phục vụ tại ngũ:

+ Cấp úy: 52 tuổi đối với cả nam và nữ.

+ Cấp Thiếu tá, Trung tá: 54 tuổi đối với cả nam và nữ,

+ Cấp Thượng tá: Nm 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

- Thời gian kéo dài tuổi phục vụ không quá 05 năm.

- Theo cấp bậc quân hàm:

+ Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;

+ Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;

+ Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;

+ Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;

+ Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;

+ Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.

- Theo chức vụ chỉ huy:

+ Trung đội trưởng 30;

+ Đại đội trưởng 35;

+ Tiểu đoàn trưởng 40;

+ Trung đoàn trưởng 45;

+ Lữ đoàn trưởng 48;

+ Sư đoàn trưởng 50;

+ Tư lệnh Quân đoàn 55;

+ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.

Thăng quân hàm

- Cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương.

- Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi được nâng lương.

- Sỹ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi đủ điều kiện, tiêu chuẩn sĩ quan.

- Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định.

- Thời hạn thăng quân hàm xem chi tiết tại Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan QĐNDVN sửa đổi 2014.

Chế độ lương

- Cấp bậc quân hàm Thiếu úy tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.
- Cấp bậc quân hàm Trung úy tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.
- Cấp bậc quân hàm Thượng úy tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.
- Cấp bậc quân hàm Đại úy tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.
-Cấp bậc quân hàm Thiếu tá tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.
-Cấp bậc quân hàm Trung tá tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.
- Cấp bậc quân hàm Thượng tá tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.

- Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định;

- Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt;

- Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.

- Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự.

Chế độ phụ cấp.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp trên Nghị định 204/2004/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể
- Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được hướng dẫn tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP
-Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Hình thức thôi phục vụ tại ngũ

- Nghỉ hưu.

- Phục viên.

- Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

- Chuyển ngành.

- Nghỉ hưu;

- Chuyển ngành;

- Phục viên.

Điều kiện nghỉ hưu

- Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất

- Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng.

- Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành đối với chiến đấu viên khi đủ 40 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

- Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;

- Chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy về bảo hiểm xã hội nhưng quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.

2. Cấp bậc quân hàm đối với các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề