Cơ sở kinh tế của các quốc gia phong kiến châu Âu là gì

Câu hỏi:Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn

B. Nghề nông trồng lúa nước

C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến

D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi

Lời giải:

Đáp án A.

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tếnông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các côngxãnông thôn [phương Đông] hay trong lãnh địaphong kiến[châu Âu]

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức liên quan nào!

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiếnở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

a] Phương Đông

- Hình thành:tương đối sớm, từ trước Công nguyên [như Trung Quốc] hoặc đầu Công nguyên [như các nước Đông Nam Á].

- Phát triển:chậm chạp.Ở Trung Quốc - tới thời Đường [khoảng thế kỉ VII - VIII], cònở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.

- Khủng hoảng và suy vong:kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

b] Châu Âu

- Xuất hiện:muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.

- Phát triển:Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh.

- Khủng hoảng và suy vong:thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

* Cơ sở xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

* Cơ sở kinh tế:

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn [như ở phương Đông], hay trong các lãnh địa phong kiến [như ở châu Âu] với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

3. Nhà nước phong kiến

- Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Họ thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác.

=> Thể chế nhà nước [do vua đứng đầu] như vậy được gọi là chế độ quân chủ. Hầu hết các quốc gia phong kiến đều theo chế độ quân chủ.

- Ở phương Đông, sự chuyên chế của một ông vua đã có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến, nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực, trở thành Hoàng đế hay Đại vương.

- Ở châu Âu, quyền lực của nhà vua lúc đầu bị hạn chế trong các lãnh địa. Nhưng từ thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành ngày càng tập trung vào tay vua. Nhà nước quân chủ thống nhất được hình thành ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha,...

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây đã bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt.

- Những việc làm của người Giéc-man:

+ Thành lập nên các vương quốc mới như Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được nhiều hơn và được phong các tước vị.

Người Giéc-man xâm chiếm Tây Âu

- Xã hội phong kiến châu Âu hình thành:

+ Lãnh chúa phong kiến: vừa có ruộng đất, vừa có tước vị, có quyền thế và rất giàu đó.

+ Nông nô: xuất thân từ nô lệ và nông dân, cuộc sống bị phụ thuộc vào lãnh chúa.

@1442983@

- Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình.

@1443076@

- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa có nhiều quyền như vua, sống đầy đủ xa hoa; nông nô phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo.

- Đặc điểm kinh tế: khép kín, tự sản xuất, tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ, chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

Mô hình một lãnh địa phong kiến

- Nguyên nhân ra đời: cuối thế kỉ XI, kinh tế thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá ngày càng nhiều, họ lập các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.

@1443674@

- Thành phần dân cư: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập phường hội và thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

- Đặc điểm kinh tế: kinh tế hàng hóa.

Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây [tranh minh họa]

Chọn đáp án: B


Giải thích:


+ Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Tây là sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các lãnh địa.


+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.


+ Nền nông nghiệp tự cung tự cấp, chưa có sự trao đổi buôn bán.

Đề cương các chủ đề Phân loại tổng quát Các phương pháp kỹ thuật Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực

Hộp này:

  • xem
  • thảo luận
  • sửa

Kinh tế học

  Các nền kinh tế theo vùng 

Châu Phi · Bắc Mỹ
Nam Mỹ · Châu Á
Châu Âu · Châu Đại Dương

Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lý luận · Các phương pháp không chính thống

Toán học · Kinh tế lượng
Thực nghiệm · Kế toán quốc gia

Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa
Tăng trưởng · Phán triển · Lịch sử
Quốc tế · Hệ thống kinh tế
Tiền tệ Tài chính
Công cộng Phúc lợi
Sức khỏe · Nhân lực · Quản lý
Quản trị · Thông tin · Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết tổ chức ngành · Luật pháp
Nông nghiệp · Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường · Sinh thái
Đô thị · Nông thôn · Vùng

Danh sách

Tạp chí · Ấn bản
Phân loại · Các chủ đề · Kinh tế học gia

Các tư tưởng kinh tế 

Vô chính phủ · Tư bản
cộng sản · Tập đoàn
Phát-xít · Gióc-giơ
Hồi giáo · Laissez-faire
Chủ nghĩa xã hội thị trường · Trọng thương
Bảo hộ · Xã hội
Chủ nghĩa công đoàn · Con đường thứ ba

Các nền kinh tế khác 

Ăng-lô - Xắc-xông · Phong kiến
Toàn cầu · Săn bắn-hái lượm
Nước công nghiệp mới
Cung điện · Trồng trọt
Hậu tư bản · Hậu công nghiệp
Thị trường xã hội · Thị trường chủ nghĩa xã hội
Token · Truyền thống
Thông tin · Chuyển đổi

Chủ đề Kinh tế học

Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến [phong tước, kiến địa] là một từ gốc Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".[1]

Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ.

  • Phong kiến Anh
  • Phong kiến tại Đế quốc La Mã Thần thánh

Trong từng quốc gia và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.

  • Tại phương Tây [châu Âu], đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
  • Tại phương Đông, kinh tế Địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân lĩnh canh không phát triển, chế độ địa chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - nông dân chiếm ưu thế.

Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau[1]:

Thời Trung cổ, ở phương Tây [như Pháp chẳng hạn] cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ [như Normand, Các dân tộc German, Visigoth] ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.

Theo học giả Phan Khôi, lịch sử Việt Nam không có chế độ phong kiến.[2]

  • Chế độ trang viên
  • Vua
  • Nguyễn Hiến Lê [2006]. Sử Trung Quốc. Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
  • Nguyễn Hiến Lê [1996]. Khổng Tử. Nhà xuất bản Văn Hoá.
  • Nguyễn Anh Thái [1991]. Lịch sử Trung Quốc. Nhà xuất bản Giáo dục. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= [gợi ý |author=] [trợ giúp]

  1. ^ a b Nguyễn Hiến Lê, sách đã dẫn, tr 62-63
  2. ^ Phan Khôi, Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 268 [29 Novembre 1934]. Chúngta.com đăng lại

  •   Phương tiện liên quan tới Feudalism tại Wikimedia Commons
  • Feudalism tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]
  • Chế độ phong kiến tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT PHONG KIẾN tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phong_kiến_[châu_Âu]&oldid=67983422”

Video liên quan

Chủ Đề