Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Theo báo cáo chiến lược 2022 vừa được công bố bởi CTCP Chứng khoán Bản Việt, TCB, VPB, MBB, STB được đánh giá là 4 cổ phiếu ngân hàng tích cực nhất, ACBVCB là những đại diện hàng đầu cho giỏ cổ phiếu phòng thủ.

Theo VCSC, Tỷ lệ CASA cao nhất (49%) cùng thành tích tỷ lệ chi phí/doanh thu hoạt động (COF) thấp nhất toàn hệ thống, đã mang đến cho Techcombank vị thế tốt trong tăng trưởng ngân hàng bán lẻ và bán buôn. Nhóm phân tích cũng cho rằng đòn bẩy tài chính thấp (khoảng 6,1 lần), cùng với mức vốn hóa tốt đã mang đến bộ đệm vốn hỗ trợ ngân hàng này tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời quan hệ tốt với 2 đối tác là Vingroup và Masan cũng là 1 cơ sở tốt cho sự tăng trưởng. Với những yếu tố tích cực kể trên, VCSC đã có đánh giá tích cực cho Techcombank.

Báo cáo cũng cho biết, Techcombank có thể đối diện với 3 rủi ro là: Không được cấp hạn mức tín dụng bổ sung, không thể duy trì tỷ lệ CASA và việc đại dịch COVID-19 kéo dài có thể gây ra nợ xấu cao hơn.

CTCK này dự báo trong 2022, lợi nhuận sau thuế của Techcombank có thể tăng 16,6%, đạt mức 21.017 tỷ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) đạt 5,59%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,7%.

Với VPBank (HSX: VPB), VCSC cho rằng sự tích cực đến phần lớn từ việc tham gia của các cổ đông chiến lược trong 2022. Điều này không chỉ hướng tới nâng cao CAR mà còn có thể gia tăng tiền gửi ngoại hối liên ngân hàng, nâng cao CASA, điều chỉnh lợi ích trong hoạt động giữa FE Credit và VPBank, cải thiện mảng tài chính tiêu dùng.

VCSC dự báo trong 2022, chi phí vốn tại VPBank sẽ giảm xuống mức ổn định 4%, lợi nhuận sau thuế đạt mức 17.027 tỷ, tăng trưởng 38,4%. Tỷ lệ nợ xấu sẽ tích cực hơn trong 2022 khi giảm 29 điểm cơ bản so với dự báo 2021.

Đối với rủi ro của ngân hàng trên, VCSC cũng nhận định, không đảm bảo được một nhà đầu tư chiến lược sẽ khó đảm bảo nguồn vốn nước ngoài và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trên. Việc không kiểm soát được chi phí tín dụng, đặc biệt là tại FE Credit cũng được CTCK này xác định là một vấn đề đáng phải lưu tâm đối với VPBank.

Tại MB, VCSC có đánh giá tích cực và cho rằng ngân hàng sẽ có một mức tăng trưởng hấp dẫn. Sự tăng trưởng của MB được công ty chứng khoán trên cho rằng đến từ chiến lược kinh doanh trái phiếu và hoạt động liên doanh với Ageas trong mảng tài chính tiêu dùng.

Trong khi đó, tỷ lệ CASA giảm, rủi ro thực hiện trong quá trình phát triển của Mcredit, đại dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến nợ xấu cao hơn, không kiềm chế được chi phí tín dụng, cùng với đó áp lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là những rủi ro mà VCSC xác định MB có thể gặp phải trong những năm sau.

Trong 2022, VCSC ước tính lợi nhuận sau thuế của MB sẽ vượt mốc 15.000 tỷ, đạt 15.429 tỷ, tăng trưởng 23,5%, nợ xấu kiểm soát ở 1%.

Sacombank được VCSC đánh giá tích cực bởi việc tiến độ xử lý các sản tồn động đang có phần khả quan. Nhóm phân tích dự báo Sacombank sẽ xử lý và dự phòng tất cả các tài sản tồn đọng theo 2 kịch bản (1) trong năm 2023, được đề ra tại ĐHCĐ năm 2019 và (2) vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023, được đề ra tại ĐHCĐ năm 2020.

Ngoài ra, hợp đồng bancassurance độc quyền với Dai-ichi Life cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế Sacombank có thể đạt 4.195 tỷ, tăng trưởng 26%, NIM ở mức 3,45%, nợ xấu/ kiểm soát ở mức 1,8%

Báo cáo cũng cho rằng nếu nợ xấu tăng cao hơn và việc xử lý tài sản tồn đọng diễn ra chậm hơn dự kiến có thể là những rủi ro tiềm ẩn đối với Sacombank.

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Với cổ phiếu hàng đầu về phòng thủ, VCSC khuyến nghị hai mã ngân hàng là ACB và VCB.

Với ACB, VCSC cho rằng các điểm tích cực của ACB bao gồm: là ngân hàng bán lẻ SME hàng đầu Việt Nam, có những tiềm năng từ khả năng tăng trưởng các dịch vụ của mảng bảo hiểm và chứng khoán, đồng thời là ngân hàng có chất lượng tài sản hàng đầu.

Nhóm phân tích ước tính, ACB sẽ có thể có lợi nhuận sau thuế 2022 là 13.512 tỷ, tăng trưởng 41,9%, NIM 4,15%, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,19 điểm % so với dự báo 2021, còn 0,80%.

Với Vietcombank, VCSC cho rằng đây là ngân hàng có chất lượng tốt nhất danh mục theo dõi của công ty này do cơ sở khách hàng chất lượng cao và trích lập dự phòng cẩn trọng. CTCK này cho rằng triển vọng tăng trưởng của Vietcombank có thể đến từ việc phát hành riêng lẻ để tăng vốn và sự phát triển của mảng bảo hiểm.

Rủi ro đối với ngân hàng này cũng được lưu ý bởi VCSC ở 2 điểm đó là (1) Việc huy động vốn không đạt được hiệu quả như mong đợi; (2) rủi ro giảm của tiền gửi USD, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn, khi không có trả lãi và được cho là biến động cao hơn CASA bán lẻ.

https://cafef.vn/nhung-co-phieu-ngan-hang-nao-sang-gia-trong-nam-2022-20220211113045949.chn

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Big 3 cổ phiếu ngân hàng sinh lời cho nhà đầu tư

Nhà đầu tư ồ ạt bán trước kỳ nghỉ Tết, tạo áp lực bán mạnh lên thị trường, tuy nhiên cổ phiếu ngành ngân hàng đã cứu vãn phần nào đà lao dốc. Liệu cổ phiếu ngành ngân hàng còn cơ hội trong năm 2022?

Cổ phiếu ngân hàng lấy lại nhiệt năm 2022?

Chứng khoán phục hồi, dòng tiền sẽ đổ vào nhóm cổ phiếu nào?

Cổ phiếu bất động sản đo sàn sau tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm

Cổ phiếu thủy sản còn hấp dẫn trong năm 2022?

Cổ phiếu dệt may: Nối tiếp đà tăng trưởng?

Kết thúc phiên giao dịch "ngày thứ hai đen tối", VN-Index giảm sâu 33 điểm về 1.440 điểm. HNX-Index giảm 17 điểm về 400 điểm. Bất chấp dòng tiền vào bắt đáy, bên bán quyết liệt bán cổ phiếu trước kỳ nghỉ lễ dài đẩy thị trường chứng khoán giảm sâu. Lực đỡ chính của thị trường đến từ nhóm ccổ phiếu ngân hàngvới ba trụ cột là VCB, CTG và BID, ngoài ra còn có MBB.

Đóng cửa phiên giao dịch, VCB tăng 3,8% lên mức 93.000 đồng/cp và chính thức phá đỉnh lịch sử thiết lập vào ngày 30/6/2021. Tính chung từ đầu năm đến nay, VCB đã tăng tổng cộng 18,1% và là mã có tỷ suất sinh lời tốt thứ 3 ngành ngân hàng. Tương tự, BID tăng 46.900 đồng/cp xác lập mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết. Trước đó, cổ phiếu BIDV đã tăng gần 28% sau 14 phiên giao dịch đầu năm, đứng đầu nhóm ngân hàng.

CTG cũng tăng hơn 35.600 đồng/cp, đưa tỷ suất sinh lời từ đầu năm lên gần 7%. So với mức đáy ghi nhận vào đầu tháng 10/2021, cổ phiếu này đã tăng gần 30% và chỉ còn cách đỉnh lịch sử 13%. Ngoài nhóm Big 3 ngân hàng quốc doanh, 12 cổ phiếu ngân hàng khác cũng đóng cửa với sắc xanh như LPB,TCB, ACB…

Đánh giá về nhóm ngân hàng, ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Phát triển khách hàng tổ chức, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, trong năm 2022 cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ tích lũy một thời gian nữa, định giá của cổ phiếu ngân hàng có thể trở nên hợp lý hơn, kéo theo dòng tiền quay trở lại nhóm ngành này trong năm 2022. Dự kiến lợi nhuận của ngành tăng khoảng 25% trong năm 2021.

Bước sang năm 2022, ngành ngân hàng vẫn có nhiều thuận lợi, nền kinh tế được dự báo phục hồi đáng kể sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, điều này sẽ kéo theo nhu cầu tín dụng phục hồi. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nhất là mảng dịch vụ bán lẻ… của các ngân hàng đang diễn ra rất tích cực, giúpngân hàng gia tăngnguồn thu nhập ngoài lãi.

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong phiên giao dịch ngày 24/01/2022

ÔngMatthew Smith, Giám đốc Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam(YSVN) cho rằng, dù tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang được kiểm soát ở mức thấp, nhưng chưa phản ánh đầy đủ do một số khoản nợ đã được cơ cấu theo quy định. Do đó, trong năm 2022, việc tái cơ cấu lại những khoản nợ này sẽ gây biến động mạnh tới thị trường, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mảng này.

Tuy vậy, vị chuyên gia này cũng cho rằng, NHNN sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong năm 2022, tỷ suất sinh lợi từ các khoản vay theo đó vẫn còn tích cực. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn sẽ phát triển mạnh nhờ việc đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm. Nhiều ngân hàng đã tập trung vào số hóa, biên lợi nhuận cao… Đây chính là dư địa cho cổ phiếu ngành trong năm 2022.

Các chuyên gia cũng kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc vào năm 2022 nhờ xuất khẩu tăng trưởng, nhu cầu phục hồi và các chính sách tài khóa hỗ trợ. Theo đó, cổ phiếu nhóm ngân hàng sẽ là đại diện trong năm 2022 khi nền kinh tế hồi phục.

In bài viết

thị trường nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

    Ngăn "bom" trái phiếu và bất động sản sẽ tác động ra sao đến tín dụng?

  • Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

    Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xếp hạng tín dụng tại Việt Nam: Triển vọng và trở ngại

  • Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

    Tổng nợ xấu chưa xử lý tại các tổ chức tín dụng là 412.700 tỷ đồng

Tin nổi bật

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính gắn với tái cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Liên tục mua ròng: Khi niềm tin khối ngoại được củng cố!

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giúp thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững

Cổ phiếu ngân hàng có nên đầu tư

Đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay của địa phương