Có nên học luật thương mại quốc tế

Hôm nọ thấy có bạn đăng so sánh 2 ngành luật học và luật kinh tế rồi,chị thấy có nhiều em thắc mắc hỏi về 2 ngành còn lại. Do đó,chị đã tìm hiểu và tham khảo thông tin của các bạn học luật tmqt và NNA. Các nhận định sau đây là khách quan nhưng chỉ có giá trị tham khảo,còn cụ thể như thế nào tự các em trải nghiệm nhé.

I.Giống nhau:


Thứ nhất, cả 2 ngành đều xét tuyển khối D1 và A1 theo phương pháp tính điểm mới của năm nay là (Văn/Lý + Toán + Anh×2)×3/4. Điểm đặc trưng của phương pháp tính này là quy về thang điểm 30. Khi 2 bạn cùng được điểm sàn là 23 chẳng hạn nhưng 1 bạn A được 8 Anh,1 bạn B được 9 Anh thì sau khi tính theo phương pháp kia bạn B sẽ lợi thế điểm hơn bạn A (1×2)×3/4= 1,5 điểm. Khá chắc chắn là các năm sau vẫn sẽ tiếp tục cách tính điểm như năm nay nên các em nào muốn vào 2 ngành này hãy cố gắng đạt điểm Tiếng Anh càng cao càng tốt nhé.


-Thứ 2, về quản lý: các em lớp TMQT sẽ được quản lý trực tiếp bởi khoa Luật TMQT,còn Ngôn ngữ Anh sẽ quản lý bởi Bộ môn Ngoại ngữ. Trung bình một lớp có khoảng 70 người. Thông thường khi học lý thuyết thì toàn bộ sinh viên trong cùng 1 ngành của 1 khóa sẽ học chung với nhau. Còn khi học thảo luận thì sẽ học nhóm thảo luận có khoảng 30 người.


Thứ ba,Cả 2 ngành trong kì đầu năm nhất sẽ đều học giống với 2 ngành luật học và luật kt,nên các em chớ vội bỡ ngỡ,thắc mắc nhé. Đó là các môn kinh điển của Trường Lờ như: Lý Luận NNPL,Luật Hiến Pháp,Tư tưởng Hồ Chí Minh,Triết 1,Tin học,Thể dục. Và bắt đầu từ kì 2 năm nhất mới bắt đầu có sự phân chia cụ thể


-Thứ tư,Cả 2 ngành đều được học Tiếng anh pháp lý. Đây là đặc thù mà 2 ngành Luật học và Luật kt không có được. Về ngành Luật TMQT sẽ được học Tapl từ kỳ 2 năm nhất nhưng được học ít học phần hơn. Còn đối với các bạn Ngôn ngữ Anh sẽ bắt đầu học Tapl từ kỳ 2 năm 2 nhưng được học nhiều học phần và chuyên nâng cao hơn.
Thêm một điểm đặc biệt nữa là sinh viên 2 ngành Luật TMQT và NNA khi học quân sự tại Mai Lĩnh thông thường sẽ học cùng 1 trung đội.

II. Khác nhau:


-Thứ nhất, Ngành Luật TMQT sẽ được học các môn chuyên ngành sau: Kinh tế học đại cương, Hợp đồng Tmqt và các giao dịch kinh doanh qt, Luật WTO, Luật đầu tư qt, Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ qt, Pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hóa qt, Quyền SHTT trong hoạt động Tmqt của doanh nghiệp, Tập quán Tmqt, Thanh toán qt, Pháp luật về thị trường nội khối EU, Luật hàng hải, Kinh doanh với Hoa Kỳ, Trung Quốc: Pháp luật và Chính sách,... Ngoài ra sinh viên ngành Luật Tmqt còn được tiếp cận với các môn Luật chính như:Luật dân sự, Luật hình sự,Công pháp qt,Tư pháp qt,Luật hành chính. Tuy nhiên các môn Luật Hành chính,Luật hình sự, Công pháp, Tư pháp qt chỉ học nội dung là 2 tín chỉ,không chuyên sâu như các mã ngành khác và hình thức thi là thi trắc nghiệm, bán trắc nghiệm, không thi vấn đáp như các ngành khác. Vì thế các em khỏi lo bị "ăn hành" nhé. Về cơ hội nghề nghiệp khá là rộng mở và nghe nói nhiều anh chị ra trường đã có những công việc rất ổn định tại các doanh nghiệp,phần lớn là doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên có 1 hạn chế là,khi các em ra trường sẽ được cấp bằng cử nhân Luật TMQT nên không được học tiếp tại Học Viện tư pháp để làm Luật sư nhé. Cái này chị cũng không rõ lắm,chỉ nghe qua vì Học viện tư pháp chỉ công nhận cử nhân bằng Luật(bằng Luật ở đây cả ngành Luật học và Luật kinh tế đều giống nhau nhé).


-Về ngành Ngôn ngữ Anh. Như đã nói ở trên,ở kỳ 1 năm nhất sẽ học những môn kinh điển ở trường Luật và không có môn nào liên quan đến Tiếng Anh. Bắt đầu từ kỳ 2 năm nhất, các em mới bắt đầu học các môn chuyên ngành của mình. Đó là sẽ có 3 kỳ học thực hành kỹ năng Tiếng Anh(tổng cộng 30 tín chỉ):Nghe, Nói, Đọc, Viết và thi cũng sẽ thi các kỹ năng riêng biệt,giống như kiểu Ielts, thi nói TA sẽ là vấn đáp. Ngoài ra từ đầu năm học,lớp sẽ họp và chọn học các môn Luật bắt buộc,thông thường là Luật dân sự,Luật Hình sự,Luật Hành chính, Công pháp qt, Tư pháp qt và học phần của các môn này giống với ngành Luật học nên thi cử các môn Luật trên sẽ giống với hình thức của sinh viên ngành Luật học. Ngoài ra,sinh viên NNA pháp lý cũng sẽ học các môn giống với NNA các trường khác,đó là: Tiếng Việt, Dẫn luận ngôn ngữ,Lý thuyết dịch, Ngữ âm-âm vị học TA, Ngữ pháp TA, Văn học-Văn hóa Anh Mỹ, Giao tiếp giao thoa văn hóa, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình,Quan hệ kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó,đến năm cuối sẽ học một số môn Luật bằng Tiếng Anh. Các môn chuyên ngành TA sẽ học chủ yếu ở các phòng thực hành tiếng như A504, A906, A1301. Một ưu tiên dành cho sinh viên ngôn ngữ Anh là bắt đầu từ năm 2 sẽ được đăng ký học song ngành Luật học với điều kiện điểm tích lũy sau năm nhất đạt ít nhất 2.0/4. Khi đăng ký học song ngành,các em sẽ có một buổi họp thống nhất lựa chọn các môn học và sau đó gửi đăng ký lên phòng đào tạo và không phải trải qua cuộc chiến đăng ký tín chỉ như các bạn ngành Luật học. Dẫu vậy,để đảm bảo học song ngành cũng đồng nghĩa áp lực học sẽ cao hơn rất nhiều. Nếu em nào đăng ký học song ngành sẽ phải học trung bình 28-32 tín chỉ một kỳ,lịch học khá kín. Và đặc biệt đến khi thi sẽ rất dồn dập,đặc biệt có kỳ các em sẽ phải đối mặt với 4-5 môn thi vấn đáp. Chính vì vậy,hãy xem xét kĩ trước khi đăng ký học song ngành,phải có đam mê và nghị lực. Nhưng bù lại,nếu vượt qua khổ ải ắt thu được quả ngọt. Đó là khi ra trường các em sẽ được cấp 2 bằng là ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng anh pháp lý và bằng Luật học. Như vậy các em có thể dùng bằng ngôn ngữ anh pháp lý để bổ trợ cho bằng Luật hoặc nếu em nào thích làm biên,phiên dịch có thể làm trong các văn phòng luật sư,tòa soạn báo,...hoặc có thể đáp ứng các công việc khác của ngành NNA của các trường khác với điều kiện khả năng và kỹ năng các em trau dồi được tốt( đầu ra của Ngôn ngữ Anh trường mình là 7.0 Ielts). Cụ thể về công việc sau này sẽ rõ hơn khi khóa 39-Ngôn ngữ Anh năm nay ra trường. Tuy nhiên có nhiều bạn chưa ra trường nhưng cũng đang có công việc thực tập khá khả quan rồi.

III. Tổng hợp


2 ngành đều có những lợi thế riêng,đặc biệt là khả năng ngoại ngữ là thế mạnh nổi trội. Sinh viên 2 ngành nếu trong quá trình học trau dồi kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ tốt có thể đáp ứng làm việc trong các môi trường quốc tế,tiêu biểu như các công ty luật quốc tế như Baker Mc Kenzi, các tổ chức quốc tế NGO, đại sứ quán,lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam,các cơ quan ban ngành nhà nước,bộ tư pháp,pháp chế doanh nghiệp,... Điều quan trọng là nằm trong bản thân mỗi chúng ta, biết cố gắng biến những lợi thế thành của chính mình. Chúc các em đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân và phấn đấu không ngừng để rèn luyện bản thân,góp ích cho xã hội
Trên đây chỉ là đánh giá của chị sau khi tham khảo tìm hiểu từ các nguồn các nhau. Các em có băn khoăn gì thêm có thể hỏi được giải đáp từ các anh chị nhé.

-thương mại có nghĩa sau: thưong là buôn, mại là bán tức là buôn bán theo thị trường và cung cầu, buôn bán theo nhu cầu trong nước là buuôn bán nội địa, buôn bán theo nhu cầu ra khỏi biên giới là buôn bán quốc tế -luât kinh doanh là bao hàm hai cái trên. -3 năm nữa thôi buôn bán ngoài biên giới là ngon ăn, rất đơn giản usd gấp 20 lần, eu gấp 26 lần, bảng gấp 30 lần, cùng là công học thì học cái có một lần phí cơm gạo bố mẹ đi, tất nhiên là quốc tế thì không chỉ chơi theo kiểu luật rừng của mình được, phải thêm luật quốc tế rồi. -học luật kinh tế quốc tế ấy. gọi bọn tây , tầu , nhật, đại hàn, phi, mỹ người ta thích làm ăn buôn bán với mình lắm, chỉ sợ luật rừng của mình thôi, hướng dẫn thi hành luật sao cho phải phép là có lời lăm đấy..!!! -trông cái tư tưởng của cậu là muốn đi làm thuê hơn là làm chủ rồi,phải phấn đấu học luật nào cũng được mà làm chủ được thị trường làm chủ được khách hàng , làm chủ được quan hệ buôn bán là ok nhất. Râu vẩy

1. Luật thương mại quốc tế là gì?

Luật thương mại quốc tế là một chuyên ngành của luật kinh tế, nó cung cấp những kiến thức cơ bản về việc điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa, giao dịch thương mại và bảo hiểm quốc tế.

Luật thương mại quốc tế là một hệ thống điều chỉnh các đối tượng kinh tế trong 2 trường hợp:

  • Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các quốc gia
  • Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các chủ thể ở 2 quốc gia khác nhau

Trong nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia kí kết hợp đồng với nước ngoài và ngày càng được Nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì lẽ đó, Luật thương mại quốc tế trở nên vô cùng quan trọng, giống như một kim chỉ nam cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mà không bị cản trở bởi các rào cản pháp lý hay sự khác biệt về luật định giữa các quốc gia.

2. Luật thương mại quốc tế học về cái gì?

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Phan Thiết, sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các nhóm môn học về ngoại ngữ, toán, tin học, môn tư tưởng và các môn học nền tảng về luật.

Tiếp theo sau đó, các em sẽ được đào tạo bài bản khối kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường qua các môn học về pháp luật của hệ thống thương mại thế giới WTO; thiết chế thương mại khu vực; hiệp định hợp tác thương mại, pháp luật thương mại của các đối tác quan trọng của Việt Nam như: EU, Nhật Bản, Hoa kỳ…; pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Ngoài những kiến thức trên, sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế sẽ được trau dồi rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn luyện sự tự tin và khả năng hội nhập quốc tế.

3. Cơ hội việc làm của ngành Luật thương mại quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế được chứng minh từng ngày từng giờ, đặc biệt đối với nền kinh tế quốc tế, các yếu tố xuất nhập khẩu đều được mọi quốc gia đẩy mạnh nhằm mục tiêu phát triển đất nước. Điều đó góp phần giúp hệ thống pháp luật thương mại quốc tế được phát triển song hành, đem đến rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi ra trường.

Một số công việc tiêu biểu như:

  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý làm việc tại các phòng luật, công ty luật tư nhân hoặc làm việc cho các cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại…
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật làm việc ở các công ty luật, văn phòng luật sự chuyên thực hiện công việc tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế…
  • Biên tập viên cho các vấn đề liên quan pháp luật, chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế…
  • Làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế;
  • Giảng viên giảng dạy luật thương mại tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục…

4. Các phương thức xét tuyển chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:

– Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0

Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen

3) Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

XÉT TỔ HƠP MÔN

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý C00
Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử D14
Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân D66
Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân D84