Có nên gội đầu khi bị covid

F0 COVID tắm gội sẽ nặng lên: Tin đồn hay sự thật?

Trên mạng xã hội thời gian gần đây lan truyền thông tin nhiều F0 bị chuyển nặng sau khi tắm rửa, gội đầu. Trước vấn đề trên, nhiều người lo lắng, nhất là các bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại nhà. Vậy có nên tắm hay không khi đang điều trị Covid -19.

BS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết: Quan niệm không tắm gội vì các triệu chứng COVID-19 sẽ nặng lên là không có cơ sở. Không vệ sinh sạch sẽ còn khiến bạn dễ nhiễm thêm những tác nhân gây bệnh khác.

Lưu ý: Người bệnh không nên tắm lúc đang mệt, chỉ tắm khi bản thân thấy đủ sức khỏe. Không gội đầu vào thời gian quá muộn, không nên gội và tắm cùng lúc. Chỉ nên dùng nước ấm vừa phải (36-37 độ) chứ không dùng nước quá nóng/ quá lạnh.

Với trường hợp nhiều người muốn xông chanh sả gừng cho bản thân hoặc cho con nhỏ với mục đích điều trị COVID, GS.TS.BS Phạm Nhật An, Giám đốc Trung tâm Nhi, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết có thể sử dụng các biện pháp này để giảm triệu chứng chứ không thể diệt virus COVID.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng xông lá, đánh gió nhằm mục đích ra nhiều mồ hôi để hạ sốt, thông mũi. Xông hơi, đánh gió có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhưng không giúp tiêu diệt được virus COVID-19. Nếu bạn làm liên tục và nhiều lần còn làm cơ thể mất nước, mất điện giải khiến bạn mệt mỏi hơn và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp – yếu tố thuận lợi gây bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Vì thế, thông tin tắm gội sẽ khiến bệnh nhân trở nặng là hoàn toàn không chính xác. Trong thời gian điều trị bạn nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

XEM THÊM:

Có nên gội đầu khi bị covid
Có nên tắm khi mắc COVID-19 không?

Trước những luồng thông tin đó nhiều bệnh nhân COVID đã rất hoang mang. Chị Trịnh Nguyễn Minh Châu ở Trung Hòa, Cầu Giấy chia sẻ, khi thông báo mình "2 vạch" chị đã nhận được rất nhiều lời hỏi thăm, hướng dẫn chỉ bảo của các "cựu F0 đã khỏi bệnh", mỗi người một ý, mỗi người một lời khuyên khiến chị Châu không biết nên phải làm thế nào. Đặc biệt là lời khuyên nên kiêng tắm, kiêng gội đầu càng khiến chị hoang mang.

"Mùa đông ở Hà Nội không tắm mà chỉ thay quần áo cũng được nhưng đầu đến cả tuần không gội thì rất ngứa ngáy, khó chịu. Đã một mình trong phòng tự kỷ lại thêm đầu bù tóc rối khiến tôi không ra hình thù gì"- Chị Châu cho hay.

Không chỉ chị Châu và rất nhiều người mắc COVID – 19 cũng có chung một mối lo lắng, băn khoăn như trên.

Theo TS. Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, COVID – 19 theo quan điểm của y học cổ truyền là goi là chứng "ôn dịch" của học thuyết "Ôn bệnh học" và có tên "Cảm mạo ôn bệnh".COVID - 19 là một loại bệnh ngoại cảm có tính truyền nhiễm, lây lan. Theo nguyên lý Y học cổ truyền thì vị trí gây bệnh của Covid-19 là ở tạng "Phế, Tỳ"(hô hấp, tiêu hoá), thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh là "thấp độc" (các yếu tố dịch bệnh trong môi trường ẩm thấp). Tùy theo chính khí của mỗi người hoặc phối hợp thêm các nguyên nhân như: nhiệt, thấp, đàm, ... mà thời gian phát bệnh, nhiều thể bệnh và mức độ bệnh lý nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng.

Về thông tin bị COVID -19 có được gội đầu hay không, TS. Hoàng chia sẻ, người bệnh hãy lắng nghe cơ thể mình. Khi có bệnh mà cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn tắm, gội đầu. Mặc dù vậy, người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc như gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh, gội trong phòng kín gió, có thể dùng các loại lá thảo dược như hương nhu, sả, bồ kết...để gội

Có nên gội đầu khi bị covid

Hãy lắng nghe cơ thể mình để thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân phù hợp (ảnh minh họa)

Lưu ý, không gội đầu vào thời gian quá muộn. Không nên gội và tắm cùng lúc. Việc gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể chưa kịp thích ứng với nhiệt độ nước nhất là khi trời lạnh. Khi đó mạch máu dễ đông lại, co thành mạch khiến cơ thể mệt mỏi.

Không nên gội đầu bằng nước nóng quá. Nhiều người cẩn thận nghĩ rằng nếu gội nước lạnh thì dễ cảm lạnh nên gội nước thật nóng. Thực sự thì khi gội nước nóng thấy ấm áp nhưng nước quá nóng sẽ gây hại da đầu, khiến da đầu dễ bong tróc tạo thành vảy gầu. Ngoài ra, gội nước nóng khiến tóc khô, xơ và dễ gãy.

Ngược lại vì sợ gội nóng gây hỏng da đầu, hỏng tóc nhiều người chọn gội nước lạnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên khi gội nước lạnh sẽ làm thành mạch máu co lại đột ngột dễ cảm lạnh.

Do đó, trong những ngày này ở miền bắc trời lạnh nước gội đầu thích hợp nhất là khoảng 40 độ. Nên gội đầu ở phòng kín gió, có bật đèn sưởi.

"Người bệnh cần linh hoạt và tự lắng nghe, kiểm tra cơ thể mình, từ đó có hành động vệ sinh cá nhân phù hợp với thể trạng". TS Hoàng nói.

Còn BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cũng đã từng chia sẻ, không có khuyến cáo về việc người mắc COVID trong quá trình điều trị phải kiêng nước, kiêng không tắm, không gội đầu. Theo vị bác sĩ này, khi bị bệnh cơ thể đã yếu ớt, các triệu chứng gây khó chịu nên nếu không tắm hay gội đầu thì cơ thể còn bức bối, khó chịu hơn.

Hơn nữa, trong quá trình điều trị, luôn cần chú ý đến vệ sinh cá nhân, cần tắm, gội nếu cảm nhận cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là nên tắm, gội bằng nước ấm. Đặc biệt ở ngoài Bắc, hiện thời tiết giá lạnh, sau khi tắm, gội cần phải mặc quần áo đủ ấm trước khi bước ra ngoài buồng tắm.

Có nên gội đầu khi bị covid
Nam giới có sai lầm khi gội đầu thường xuyên?


Có nên gội đầu khi bị covid

Nhân viên y tế gội đầu cho người bệnh COVID-19 từng nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện dã chiến đa tầng TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước liên tục tăng cao, với hơn trăm ngàn ca mỗi ngày, trong đó phần lớn đều cách ly, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc, vệ sinh thân thể cho F0 tại nhà như thế nào rất được nhiều người quan tâm, trong đó có gội đầu.

Nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi, thường kiêng kỵ việc gội đầu trong thời gian nhiễm COVID-19 vì cho rằng cơ thể sẽ bị suy nhược hơn, cảm lạnh, thậm chí đột quỵ...

Theo ThS.BS Kiều Xuân Thy - phó trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, suy nghĩ này là chưa đúng cả về khoa học và lý luận học cổ truyền. Vấn đề vệ sinh thân thể, trong đó có gội đầu của người bệnh phải được chú trọng, kiêng khem thái quá sẽ rước thêm bệnh.

Đồng quan điểm, TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - cho biết người nhiễm COVID-19 thường bị suy nhược nên dễ đổ mồ hôi nhiều hơn, do đó việc gội đầu là điều bình thường và cần thiết, giúp tóc không bị dính, làm sạch cơ thể, tinh thần thoải mái hơn. Theo đó, khoảng cách giữa lần gội phù hợp nhất là 2-3 ngày/lần.

Lưu ý người bệnh cần gội nước ấm, gội nhanh trong không gian phòng kín để tránh gió lùa, đặc biệt khi thời tiết ở miền Bắc hiện nay còn lạnh. Ngay khi gội xong cần lau hoặc sấy khô tóc, tránh bị ướt quá lâu vì dễ bị nhiễm lạnh, có thể làm cho bệnh nặng hơn.

ThS.BS Xuân Thy cho biết thêm, thời gian gội đầu, kể cả tắm, không nên quá lâu. Người bệnh nên chia tắm và gội đầu vào thời gian riêng, phù hợp nhất vào buổi sáng hoặc chiều sớm, tránh ban đêm. Để cơ thể không mất nước, người bệnh nên uống một ly nước ấm trước khi tắm, gội đầu.

Từng tác nghiệp tại khu hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng tại một bệnh viện dã chiến đa tầng tại TP.HCM, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận các nhân viên y tế cũng gội đầu bằng dầu gội khô cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, nguy kịch có thời gian nằm viện dài.

Về loại dầu gội cho F0, TS.BS Lan cho rằng không nhất thiết phải gội bằng lá, thảo dược, mà có thể gội bất kỳ dầu gội nào phù hợp với người bệnh.

"Dịch COVID-19 đã trải qua hơn 2 năm và hiện biến chủng gây bệnh chủ yếu là Omicron. Dù chủng này gây bệnh nhẹ nhưng lại lây lan nhanh nên vấn đề cần lưu tâm là phòng tránh lây nhiễm; nếu lỡ nhiễm thì cũng bình tĩnh tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế và của Bộ Y tế về chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, đừng vội nghe theo mạng xã hội rồi bị ám ảnh quá mức chuyện F0 có nên tắm không, có được gội đầu không... lại ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe", bà Lan nhấn mạnh.

Có nên gội đầu khi bị covid
'Tắm khi mắc COVID-19 khiến bệnh chuyển nặng hơn', ai đúng ai sai?

XUÂN MAI