Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì năm 2024

Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy là hai hình thức chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với các điều kiện về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tính chất, đối tượng và quy trình thực hiện của hai hình thức này lại có điểm khác nhau. Bài viết này sẽ chỉ ra và phân tích về đặc điểm của hai loại hình chứng nhận này.

Định nghĩa

Theo định nghĩa tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006,

Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Như vậy Chứng nhận hợp chuẩn, Chứng nhận hợp quy là hoạt động xác nhận một đối tượng phù hợp với một tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng. Hay nói cách khác, đây là phương thức để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi nó được lưu thông ra thị trường.

Kết quả của hoạt động chứng nhận này là giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy hay còn được biết đến với tên gọi giấy chứng nhận chất lượng hay CQ (Certificate of Quality).

Đối tượng

Đối tượng chứng nhận của Chứng nhận hợp chuẩn và Chứng nhận hợp quy bao gồm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quy trình sản xuất và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội.

Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, đối tượng chứng nhận của hai hình thức trên được quy định như sau:

Đối với Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy sẽ áp dụng với nhóm sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2, tức là nhóm sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn đến con người, động vật, môi trường trong điều kiện vận chuyển, lưu trữ, sử dụng bình thường.

Sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 được phân loại và quản lý theo lĩnh vực, chuyên ngành. Danh mục hàng hóa thuộc nhóm 2 được các Bộ chuyên ngành công bố và chịu trách nhiệm quản lý.

Đối với Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn sẽ áp dụng với nhóm sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 1, tức là nhóm sản phẩm hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn đến con người, động vật, môi trường trong điều kiện vận chuyển, lưu trữ, sử dụng bình thường.

Không giống như các sản phẩm thuộc nhóm 2, các sản phẩm thuộc nhóm 1 không được liệt kê và công bố, do đó có thể hiểu sản phẩm hàng hóa không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thì là sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 1.

Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sơ để đánh giá

Đối với Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn sẽ được đánh giá trên cơ sở các Tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm: Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN và Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

Các loại tiêu chuẩn này được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, thông qua và công bố dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, kết quả nghiên cứu và thực tiễn.

Hệ thống tiêu chuẩn cũng là một cơ sở để xác định cụ thể đối tượng sản phẩm hàng hóa nào có thể thực hiện Chứng nhận hợp chuẩn. Ví dụ: TCVN 8389-1:2010 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố quy định các tiêu chuẩn kỹ thuận của Khẩu trang y tế, như vậy Khẩu trang y tế là đối tượng có thể thực hiện chứng nhận hợp chuẩn.

Đối với Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy sẽ được đánh giá dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN và Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn quốc tế, kết quả nghiên cứu, thực tiễn áp dụng, kiểm tra giám sát.

Hàng hóa thuộc nhóm 2 cần đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật khi thực hiện Chứng nhận hợp chuẩn. Ví dụ: Đối với Dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ Khoa học Công nghệ, vì vậy Dầu mỏ hóa lỏng (LPG) sản xuât hoặc nhập khẩu phải được cấp Chứng nhận hợp chuẩn theo QCVN 8:2012/BKHCN.

Tính chất

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006:

Đối với chứng nhận hợp chuẩn

“Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự”

Như vậy Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động mang tính chất tự nguyện. Việc thực hiện Chứng nhận hợp chuẩn sẽ giúp cho nhà sản xuất, nhà phần phối khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đối với Chứng nhận hợp quy

“Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.

Như vậy, Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động bắt buộc của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa cần phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Việc thực hiện Chứng nhận hợp chuẩn đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn, đồng thời cũng khẳng định uy tín của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.

Tổ chức cấp chứng nhận

Tổ chức thực hiện chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Thông tư 21/2010/TT-BKHCN và các tổ chức được các Bộ chuyên ngành chỉ định thực hiện nhiệm vụ chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Công bố

Công bố là hoạt động của tổ chức cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được tự chứng nhận hoặc được chứng nhận bởi tổ chức cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố của tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua quá trình xét duyệt của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

Đối với công bố hợp chuẩn, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh.

Đối với công bố hợp quy, Tổ chức cá nhân đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy: Là chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn quốc gia. Chứng nhận hợp chuẩn: Là chứng nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài (EN, ASTM,…)13 thg 6, 2021nullPhân biệt chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy - Công ty cổ phần LDTldt.vn › Tin tức › Tin chứng nhậnnull

Chứng nhận phù hợp là gì?

Giấy chứng nhận phù hợp hay có tên gọi tiếng Anh là Document of compliance hoặc có tên viết tắt là DoC. Giấy chứng nhận phù hợp là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, công ty nhằm xác nhận hệ thống quản lý an toàn của doanh nghiệp đã thỏa mãn yêu cầu của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).nullGiấy chứng nhận phù hợp (Document of compliance) là gì? Ví dụluatminhkhue.vn › giay-chung-nhan-phu-hop-la-ginull

Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tiếng Anh là gì?

Chứng nhận hợp quy tên tiếng anh: certificate of conformity; Chứng nhận hợp chuẩn tên tiếng anh: Certificate standards.nullChứng nhận hợp quy là gì? Lý do tổ chức cần phải thực hiệnvnce.vn › chung-nhan-hop-quynull

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 là gì?

Phương thức 1 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau: a) Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng; b) Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.nullCác phương thức đánh giá hợp quyvietcert.org › danh-gia-su-phu-hop-a-446null