Chức năng nhiệm vụ của cán bộ văn thư

Tôi muốn tìm hiểu về các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm như thế nào và cán bộ này thực hiện các nhiệm vụ gì? Mong được anh/chị hướng dẫn.

Tiêu chuẩn của cán bộ văn thư Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 4 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 có quy định về tiêu chuẩn cán bộ văn thư Tòa án nhân dân như sau:

- Người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ văn thư và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được xếp ngạch bậc và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.

- Người được bố trí làm công tác văn thư phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức quản lý văn thư theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

Nhiệm vụ của cán bộ văn thư Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 8 Quy chế này cán bộ văn thư Tòa án nhân dân có các nhiệm vụ như sau:

- Giúp Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Tham mưu xây dựng, trình lãnh đạo Tòa án nhân dân ban hành các chế độ, quy định về công tác văn thư; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.

+ Tham mưu việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và Tòa án nhân dân tối cao về công tác văn thư trong Tòa án nhân dân.

+ Tham mưu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư trong các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

+ Giúp Lãnh đạo Văn phòng xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định về công tác văn thư.

+ Báo cáo sơ kết, tổng kết và tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực văn thư của Tòa án nhân dân.

+ Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác văn thư theo quy định.

- Thực hiện công tác văn thư Tòa án nhân dân các cấp, gồm các công việc sau:

+ Tiếp nhận, phân loại, xử lý, đăng ký công văn, đơn thư, hồ sơ đến, trình lãnh đạo phê duyệt, giải quyết và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân thực hiện theo quy định.

+ Tiếp nhận công văn, hồ sơ đi, kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; nhân bản; đóng dấu cơ quan, dấu thể hiện mức độ khẩn, mật của văn bản [nếu có].

+ Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển giao và theo dõi việc phát hành văn bản, hồ sơ vụ án chuyển đi theo quy định.

+ Sắp xếp hồ sơ, tài liệu một cách khoa học, bảo quản an toàn và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu.

+ Quản lý hệ thống sổ sách và cơ sở dữ liệu, đăng ký, quản lý văn bản; cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.

+ Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan và các loại con dấu khác theo quy định của pháp luật.

+ Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định.

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 06/2015/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016.

Ảnh minh họa: internet

Theo đó, tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ là Phòng Văn thư - Lưu trữ thuộc Văn phòng Bộ. Phòng Văn thư - Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng Bộ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý công tác văn thư, lưu trữ của các vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục và các tổ chức tương đương, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Bộ.

Phòng Văn thư - Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau: Xây dựng, trình Bộ ban hành các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ về công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác văn thư, lưu trữ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, sáng kiến vào công tác văn thư, lưu trữ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức của Bộ…

Phòng Văn thư-Lưu trữ cũng thực hiện công tác văn thư của Bộ gồm: Quản lý văn bản đi, văn bản đến; quản lý sổ sách, cơ sở dữ liệu về văn bản; quản lý, sử dụng con dấu của Bộ và các loại con dấu khác được giao; hướng dẫn công chức lập hồ sơ; giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác văn thư.

Bên cạnh đó, phòng Văn thư-Lưu trữ thực hiện công tác lưu trữ của Bộ: Thu thập hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hướng dẫn lập hồ sơ, tài liệu điện tử; phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; thực hiện các thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị; bố trí kho bảo quản và thực hiện nghiệp vụ bảo quản tài liệu; tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ; giao nộp hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia;

Về tổ chức, biên chế, Bộ Nội vụ quy định, phòng Văn thư - Lưu trữ gồm có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các công chức.

Biên chế của Phòng Văn thư - Lưu trữ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định trong tổng số biên chế của Văn phòng Bộ.

Chủ Đề