Chuyển ngạch từ kế toán viên sang chuyên viên

Theo ông Thành tham khảo Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của kiểm tra viên hải quan cụ thể như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Vậy, ông có phải học thêm thạc sĩ ngành kinh tế không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Việc chuyển ngạch công chức quy định tại Điều 29 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức như sau:

"1. Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.

2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp".

Do đó, trường hợp công chức đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch kiểm tra viên hải quan và được bố trí làm việc tại vị trí việc làm phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của ngạch kiểm tra viên hải quan [quy định tại Điều 16 Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 3/6/2022 của Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ] thì được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét chuyển ngạch theo thẩm quyền phân cấp.

© Trang Thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang Cơ quan chủ quản: Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang Địa chỉ trụ sở: 09 Mạc Đỉnh Chi, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Điện thoại/Fax: [0297]3866 398 Email: snv@kiengiang.gov.vn

Những quy định mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán trong Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Ngày 03/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ [sau đây viết tắt là Thông tư số 29/2022/TT-BTC]. So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ [sau đây viết tắt là Thông tư số 77/2019/TT-BTC], cụ thể:

Do đó, khi viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề. Trong trường hợp cụ thể của độc giả Nguyễn Thị Huynh thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên và các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của ngạch kế toán viên để dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III [kế toán viên].

Thay đổi công việc thì chuyển ngạch như thế nào? Tôi công tác 17 năm làm kế toán tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Hiện nay tôi đang ở mã ngạch 06.032 [Kế toán viên Trung cấp] cách đây 4 năm. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, nay tôi vừa giữ chức vụ trưởng phòng tổ chức hành chính và vừa làm kế toán luôn. Vậy tôi xin nâng ngạch chuyên viên 01.003 hay ngạch kế toán viên 06.031 thì phù hợp? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo như bạn trình bày, bạn đang làm kế toán tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, bạn có bằng đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Hiện nay bạn giữ chức vụ trưởng phòng tổ chức hành chính và vừa làm kế toán, nhưng bạn không nói rõ công việc chính hiện tại của bạn là trưởng phòng tổ chức hành chính hay làm kế toán. Cần phải xem xét công việc chính của bạn là gì để được hưởng theo chế độ của ngạch công việc đó. Nên để xem xét bạn hưởng lương theo ngạch kế toán viên hay chuyên viên thì bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ như sau:

Trường hợp: Đối với ngạch chuyên viên 01.003 thì căn cứ Điểm 4 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định như sau:

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;

- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Trường hợp: Đối với ngạch kế toán viên 06.031 quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2010/TT-BNV như sau:

* Trình độ:

- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên;

- Có ngoại ngữ trình độ B trở lên [một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức] hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;

- Có trình độ tin học văn phòng [các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet] và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

  1. Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào [sau đây viết tắt là ngạch] hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát [sau đây viết tắt là chức danh] thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
  1. Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
  1. Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
  1. Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

đ] Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên công chức sẽ được hưởng lương phù hợp với công việc, vị trí làm việc. Nếu bạn làm trưởng phòng hành chính và kiêm nhiệm kế toán thì bạn sẽ được hưởng lương của công việc trưởng phòng hành chính và hương thêm lương đối với công việc kiêm nhiệm, tiền lương căn cứ vào công việc phải kiêm nhiệm thêm, kết quả làm việc.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chuyển ngạch khi thay đổi công việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 11/2014/TT-BNV để nắm rõ quy định này.

Chủ Đề