Chúa tể đại dương là con gì

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, loài mới phát hiện được đặt tên là Lorrainosaurus. Nó là thành viên mới của "triều đại động vật ăn thịt" pilosaur - họ hàng xa của thằn lằn ngày nay và đã đứng đầu chuỗi thức ăn ở các đại dương trong suốt 80 triệu năm.

Đầu của Lorrainosaurus được phục dựng từ phần xương hàm bên dưới - Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN LUXEMBOURG

Theo Live Science, các phần cơ thể quái dị đầu tiên của con quái vật đã được khai quật từ năm 1983 ở vùng Lorraine phía Đông Bắc nước Pháp, nhưng không ai có thể xác định nó là gì cho đến tận nửa thế kỷ sau.

Một nghiên cứu năm 1994 đã nhầm lẫn nó thuộc về một chi pilosaur đã biết khác là Simolestes, do đó họ đặt tên mẫu vật là Simolestes Keileni. Mãi đến gần đây, các kỹ thuật phân tích hóa thạch mới đã giúp chứng minh nó hoàn toàn khác biệt so với các loài Simolestes khác.

Con quái vật biểu của nước Pháp được cho là kinh khủng hơn bất cứ thứ gì được tìm thấy từ các đại dương kỷ Jura với bộ hàm dài tới 1,3 m - hơn các con Simolestes tới 0,36 m; thân hình ước tính dài khoảng 6 m.

Nó được xác định là một nhánh pilosaur hoàn toàn khác biệt và có độ nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng.

"Nó ăn tất cả những gì nó muốn" - đồng tác giả Daniel Madzia từ Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, cho biết.

Con quái vật này săn cá mập cổ đại, rùa biển khổng lồ, các con thằn lằn đầu rắn và nhiều loài khác không may chung sống với chúng trong đại dương kỷ Jura.

Việc xác định được nó và niên đại chính xác đã giúp đẩy lùi mốc xuất hiện của bò sát biển khổng lồ xa hơn 5 triệu năm. Rõ ràng, các quái vật này đã bắt đầu ra đời ngay khi chuỗi thức ăn kỷ Jura có sự chuyển đổi mạnh mẽ 175-171 triệu năm trước, sau khi các loài săn mồi đỉnh cao khác bị suy giảm.

Livyatan melvillei hay còn gọi là siêu cá nhà táng một thành viên đã tuyệt chủng của phân bộ cá voi có răng thời tiền sử và được xem là loài cá voi có răng to lớn nhất từng biết. Chúng có thể sống cách đây 13,5 đến 5 triệu năm. Những chiếc răng khổng lồ và kích thước cơ thể to lớn của loài cá voi này sẽ khiến nhiều người phải kinh hãi khi gặp chúng ở đại dương. Melvillei cùng với Megalodon trở thành hai loài săn mồi đỉnh cao, là đối thủ của nhau ở đại dương thời kỳ đó. Một là loài cá ăn thịt lớn nhất [Megalodon], hai là loài thú có vú săn mồi lớn nhất [L. Melvillei].

Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài này là Livyatan Melvillei. "Livyatan" là phiên âm của Leviathan, loài thủy quái khổng lồ trong thần thoại, còn "Melvillei" là dựa theo tên của nhà văn Herman Melville - tác giả cuốn tiểu thuyết Moby Dick nổi tiếng viết về một con cá voi to lớn, hung dữ và có sức mạnh khủng khiếp, được các tàu săn cá voi xem là chúa tể của đại dương.

Hộp sọ và hàm răng của Livyatan

Kích thước của Siêu cá nhà táng có thể dài 20,7m và nặng đến 102,3 tấn. Nó sở hữu xương sọ dài 3 mét với hàm rộng và những chiếc răng nhọn hình nón dài tới 36 cm - chiếc răng lớn nhất trong tất cả những loài động vật từng được biết đến [trừ ngà voi], lực cắn của chúng có thể lên đến 10-16 tấn. Đồng thời các răng hàm trên còn có phần lõm giúp khít sát với răng hàm dưới khi khép miệng làm tăng khả năng cắt thịt.

Với kích thước to lớn và việc Livyatan melvillei cùng sống chung trong một vùng với siêu cá mập Otodus megalodon thì việc 2 loài này có va chạm với những trận đấu nảy lửa là điều khó tránh khỏi. Về kích thước thì 2 loài tương đương nhau, nhưng Livyatan có một ưu thế quan trọng: loài này có thể săn mồi theo đàn trong khi Megalodon sống đơn độc, do vậy nếu xảy ra giao chiến thì 1 con Megalodon sẽ phải đấu với nhiều con Livyatan cùng một lúc, khi đó việc Megalodon bị thất bại là điều chắc chắn.

Kể cả khi đấu "một chọi một" thì Livyatan vẫn có nhiều ưu thế hơn so với Megalodon:

  • Livytan là động vật có vú nên có trí thông minh cao hơn nhiều so với cá mập. Livytan có thể suy nghĩ, lập ra chiến thuật tấn công tùy theo đối thủ, trong khi Megalodon chỉ biết tấn công theo bản năng.
  • Những chiếc răng của Livytan dài gấp đôi so với Megalodon [36 cm so với 18 cm], chưa kể răng của Livyatan có hình chóp nhọn còn răng của Megalodon thì khá mảnh, nên cú cắn của Livyatan sẽ gây ra vết thương nghiêm trọng hơn nhiều.
  • Hóa thạch Melvillei cho thấy phần đầu chúng cũng mang cơ quan chứa dầu sáp tương tự cá nhà táng, cơ quan này giúp hỗ trợ lặn sâu và phát ra sóng âm định vị mục tiêu từ xa hàng km. Khả năng phát hiện mục tiêu từ xa bằng sóng âm là thứ mà Megalodon không có được, nếu đối đầu nhau thì Livyatan có thể phát hiện được vị trí của Megalodon trước khi đối thủ nhận ra sự xuất hiện của nó.
  • Ngoài bộ răng thì xương hộp sọ dày và cứng cũng là vũ khí lợi hại của Livyatan [khi gặp đối thủ cỡ lớn, Livyatan sẽ sử dụng đầu như một chiếc búa khổng lồ để húc thẳng vào kẻ thù với tốc độ cao, gây tổn thương cơ quan nội tạng của đối thủ, chiến thuật này cũng tương tự như cá voi sát thủ ngày nay]. Một số phát hiện gần đây cho thấy các loài cá mập có thể rơi vào trạng thái hôn mê nếu bị lật ngửa bụng, cá voi sát thủ Orca đã biết được nhược điểm đó và áp dụng chiến thuật húc đầu để săn cá mập trắng có kích thước ngang bằng với nó. Vì vậy rất có thể trong quá khứ Livyatan Mevillei cũng biết chiến thuật này để đối phó với Megalodon.
  • Loài Megalodon chỉ có một ưu thế là không cần trồi lên mặt nước hít thở không khí như Livyatan.

Thực đơn của siêu cá nhà táng này cũng rất phong phú, từ động vật thân mềm như mực khổng lồ đến các loài cá voi khác [nhiều khi là cả siêu cá mập Megalodon]. Những nhà nghiên cứu suy đoán rằng Leviathan có thể săn những con mồi có chiều dài đến 8 mét. Nó có thể bắt mồi bằng bộ hàm to lớn và xé con mồi thành từng mảnh một cách nhanh chóng, hiệu quả với những cái răng khổng lồ.

Cá gì mạnh nhất đại dương?

Nhóm đã điều tra xem loài động vật biển có vú nào, bao gồm cá voi và cá heo, là mạnh nhất. Nghiên cứu xác định cá voi xanh là loài mạnh nhất khi xét đến lực tuyệt đối mà chúng có thể tạo ra. Cá voi xanh mạnh hơn các loại cá voi lớn khác, kể cả cá nhà táng khổng lồ - loài động vật biển có vú với hàm răng lớn nhất.

Cá gì hung dữ nhất đại dương?

Với hàm răng nhắc nhọn và một sức mạnh phi thường, loài cá mập trắng lớn là nỗi khiếp sợ của các sinh vật trong đại dương và cả con người. Cá mập trắng, với con trưởng thành có thể dài tới 5 mét và nặng chừng 1.300kg. Cá mập trắng lớn, được biết đến với các tên gọi khác như mũi kim trắng, cái chết trắng, cá mập trắng.

Sát thủ đại dương là ai?

Cá voi sát thủ tên khoa học là Orcinus orca, thuộc phân bộ cá voi có răng. Theo Wikipedia, đây là loài lớn nhất trong họ cá heo và là loài cá voi ăn thịt hung dữ nhất đại dương. Cá voi sát thủ sống tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và vùng châu Nam Cực cho đến vùng biển nhiệt đới ấm áp.

Đại dương có bao nhiêu sinh vật?

Các nhà khoa học ước tính rằng hiện người ta đã biết được khoảng 230.000 loài sinh vật biển, phần lớn là các vi sinh vật tuy cũng có những loài lớn như cá voi xanh, nhưng con số thực có thể lên tới hai triệu loài. Các chuyên gia dự đoán cho tới khi COML kết thúc vào năm 2010, con số phát hiện mới sẽ vào khoảng 20.000.

Chủ Đề