Chữa móng chọc thịt ở đâu

Móng quặp là tình trạng thường gặp ở móng (chiếm 20%). Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở ngón chân cái khi phần móng mọc cắm vào phần thịt gây viêm và sưng đau.

Chữa móng chọc thịt ở đâu

Móng là một phiến sừng mỏng ở tận cùng ngón chân hoặc ngón tay. Tương tự lông và tóc, móng cấu tạo chủ yếu từ keratin. Vẻ ngoài sáng bóng của móng là do bộ phận này có chứa chất béo và nước. Nhiều nguyên tố vi lượng khác như crom, kẽm cũng được thấy trong móng.

Chữa móng chọc thịt ở đâu

Về mặt cấu tạo, móng gồm 3 phần là:

  • Đĩa móng: Phần ngoài có thể nhìn thấy được. Phần này có màu hồng vì nằm phía trên giường móng, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
  • Giường móng: Phần mô mềm nằm dưới đĩa móng, có nhiều mạch máu nhỏ giúp móng có màu hồng.
  • Mầm móng: Phần nấp ngay dưới phần da ngón tay, được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu. Đây chính là phần phát triển thành thân móng theo thời gian khi dài ra.

Về cơ bản, móng của chúng ta có một số chức năng như:

  • Bảo vệ phần đầu mút của ngón và mô mềm xung quanh khỏi các chấn thương và vi khuẩn.
  • Tăng khả năng cảm giác ở đầu ngón, nhất là về áp lực. Nếu bị mất móng tay, chúng ta sẽ mất đi 10 – 15% sức ấn của búp ngón, chức năng xúc giác của búp ngón cũng giảm đi rõ rệt.
  • Hỗ trợ vận động và tự vệ: Chức năng này rất quan trọng với người cổ đại. Móng tay trở thành vũ khí để chiến đấu và để thực hiện nhiều công việc hằng ngày. Tuy nhiên, ngày nay chức năng này có vẻ không còn cần thiết nữa do đã có nhiều dụng cụ hỗ trợ.

Móng quặp còn được biết với tên gọi móng mọc ngược hay móng chọc thịt là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt, cắm sâu vào phần thịt ở hai bên khóe ngón chân, gây đau nhức. Tình trạng này nếu không sớm chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.

Móng quặp là bệnh lý khá phổ biến. Tỉ lệ mắc lên đến 20%. Thực tế, chúng ta đều mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, tình trạng này thường ở mức độ nhẹ, gây khó chịu trong vài ngày, không cần điều trị. Tình trạng móng mọc ngược xảy ra nhiều nhất ở ngón chân, đặc biệt là ở ngón chân cái, rất hiếm ở ngón tay.

Những chia sẻ từ THS.BS Trương Hoàng Huy về bệnh lý móng quặp

Móng sẽ mọc theo một kiểu cố định nhờ tác động của ngoại lực và nội lực. Ngoại lực là lực tác động bên ngoài không có sự tham gia của cơ thể (phía trên móng đẩy xuống). Nội lực là do sự phát triển và thay đổi của chính ngón chân (từ dưới móng đẩy lên). Hai lực này cần cân bằng để duy trì tình trạng ổn định cho móng. Trong một số trường hợp, ngoại lực lại lấn át đi nội lực, khiến móng trở dần bị cong xuống và chọc vào thịt, gây đau nhức. (1)

Các nguyên nhân gây ra tình trạng móng chọc thịt gồm:

  • Mang giày dép quá chật: Tình trạng móng quặp thường gặp ở trẻ vị thành niên. Do kích thước bàn chân tăng dần theo thời gian nhưng chưa thay đổi kích cỡ giày phù hợp.
  • Chấn thương nhỏ tái phát nhiều lần: Nếu thường xuyên chơi các môn đòi hỏi chạy nhảy nhiều như chạy bộ, bóng rổ, khiêu vũ…, bạn nên chọn giày phù hợp, có thể kèm theo tất và miếng lót giày.
  • Cắt móng chân quá ngắn: Cắt khóe sẽ làm móng mất đi định hướng cũ. Phần móng mới có thể mọc chọc thẳng vào da thịt.
  • Vệ sinh chân không kỹ: Sau khi lao động, chơi thể thao, nếu không vệ sinh bàn chân cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bất thường bẩm sinh trong cấu trúc bàn chân: Bàn chân bẹt, ngón cái vẹo ngoài….
  • Bất thường về hình dạng do di truyền: Móng chân hình càng cua
  • Bệnh lý về móng: Bệnh lý phổ biến là nấm móng.
  • Mắc một số bệnh lý: Móng chọc thịt thường xảy ra ở người béo phì, bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, suy thận, viêm khớp bàn ngón chân mãn tính, bệnh lý mạch máu chi dưới…
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Thuốc điều trị ung thư có thể gây ra tình trạng này.

Các biểu hiện thường gặp khi móng chân mọc ngược được chia thành 3 giai đoạn: (2)

Người bệnh chỉ thấy đau nhẹ, nhất là khi chạy hay nhón mũi chân. Khi nhìn kĩ, bạn sẽ thấy khóe móng chân viêm đỏ nhẹ. Khi đó, đĩa móng đã gây chấn thương cho biểu mô cuốn móng bên. Tình trạng này nếu liên tiếp xảy ra sẽ gây phù nề cuốn móng bên.

Người bệnh sẽ thấy ngón chân hay cả bàn chân đổ nhiều mồ hôi hơn. Mùi hôi có phần nồng và khó chịu. Phần viêm ở khóe móng đã dồn đụn lên một ụ thịt rõ. Dưới ụ thịt này là một phần móng bị vùi lấp, có thể có dịch tiết, máu hay mủ. Triệu chứng kèm theo thường là sốt.

Sau một thời gian nếu không được chữa trị, móng chân sẽ cắm sâu vào ụ thịt, gây viêm tấy đỏ và loét, chảy mủ chảy. Tình trạng nhiễm trùng đã trầm trọng. Theo thời gian, khối nhiễm trùng này có thể đi sâu tận vào xương.

Chữa móng chọc thịt ở đâu

Thực tế ở Việt Nam, đặc biệt là ở các miền quê, người bệnh khó tiếp cận với dịch vụ y tế. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tự điều trị bằng cách rửa vết thương với các dung dịch khử trùng, nặn mủ… Chỉ đến khi rất nặng, người bệnh mới đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, đây đã là giai đoạn nhiễm trùng ăn đến xương, thậm chí cần phải cắt bộ phận bị viêm nhiễm để bảo toàn tính mạng.

Tình trạng nhiễm trùng do móng quặp này không phải hiếm, trầm trọng nhất là ở người có bệnh nền như đái tháo đường lâu năm. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân khiến họ mất cảm giác đau, không hề phát hiện dưới bàn chân đã xuất hiện ổ mủ. Bề ngoài tổn thương chỉ là một nốt loét đơn giản nhưng tận sâu bên trong đã hoại tử. Người bệnh phải khám bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác mức độ trầm trọng của tổn thương.

Người bị tiểu đường lâu năm chỉ cần một vết thương nhỏ ở chân đã có thể dẫn đến ổ nhiễm trùng xương, nhiễm trùng máu. Tỉ lệ phải cắt cụt cao hơn so với người bình thường đến 23 lần.

Bác sĩ sẽ kiểm tra móng có bị quặp hay không bằng cách sờ nắn bằng tay và ước lượng mức độ tổn thương, sau đó cho người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm như:

  • Đo nhiệt độ xem bạn có sốt hay không.
  • Xét nghiệm máu để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là nếu có sốt kèm theo.
  • Tiến hành siêu âm, đặc biệt là khi khi chảy mủ và dịch. Điều này sẽ giúp bác sĩ xem xét mức độ tổn thương nhiều hay ít, đã lan rộng chưa.
  • Chụp X-quang xương thường thực hiện với trường hợp nặng, để lâu. Vi khuẩn có khả năng đã ăn sâu vào xương.
  • Người bệnh sẽ cần nhiều xét nghiệm hơn nếu mắc bệnh nền như đái tháo đường, loét do tĩnh mạch…

Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có phương pháp điều trị thích hợp. (3)

  • Giai đoạn này chỉ bị viêm và đau nhẹ. Người bệnh chỉ cần ngâm chân với nước xà phòng ấm 15 – 20 phút/lần, mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Lưu ý lau chân thật khô sau khi ngâm.
  • Trường hợp viêm tiết dịch nhiều, bạn sẽ được hướng dẫn vệ sinh bằng các dung dịch y tế như cồn iod, các loại gel, kem bôi tại chỗ…
  • Có thể lót một miếng bông gạc y tế giữa móng và phần thịt ngón để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh phù hợp, thường là kháng sinh bôi tại chỗ.
  • Người bệnh cần nhẹ nhàng khi mang các giày dép bít ngón, tuyệt đối tránh các loại giày quá chật khiến ngón chân khó chịu và hạn chế chạy nhảy vận động mạnh.

Chữa móng chọc thịt ở đâu

  • Trong giai đoạn này, ngón chân sưng đã sưng đau trầm trọng, có tiết dịch hoặc mủ. Móng chọc sâu vào phần thịt. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
  • Nếu bị nóng sốt, phải nhập viện gấp vì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng toàn thân, tiên lượng nặng.
  • Bạn cần được khám và chỉ định thực hiện các xét nghiệm đã đề cập nhằm đánh giá chính xác mức độ tổn thương. Người bệnh sẽ được giải thích các phương án điều trị dứt điểm, dự phòng nhằm tránh tái phát, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường.
  • Kháng sinh và kháng viêm là cần thiết ở giai đoạn này.
  • Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật rạch tháo ổ mũ và cắt bỏ một phần móng đến tận rễ móng để tránh tái phát. Tiểu phẫu chỉ mất khoảng 5 – 10 phút. Người bệnh được gây tê tại chỗ. Đây là phương pháp hiệu quả để điều trị triệt để, tránh tái phát.

Để phòng ngừa tình trạng móng chọc thịt, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Cắt móng chân thẳng, không cắt quá ngắn hay sát rìa màu hồng của thân móng, tốt nhất nên chừa lại khoảng 1mm để móng mọc theo nếp cũ.
  • Mang giày vừa chân không quá chặt, đặc biệt là khi tham gia các môn thể thao.
  • Nếu bạn có thói quen mang tất thường xuyên, nên chọn các loại tất vừa chân, không quá chật.
  • Nếu người bệnh trong giai đoạn dậy thì, hãy thường xuyên thay giày mới phù hợp với sự phát triển kích thước của bàn chân.
  • Bệnh nhân đái tháo đường hoặc giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ trung bình hoặc nặng cần kiểm tra bàn chân thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chữa móng chọc thịt ở đâu

  • Mỗi ngày móng tay chỉ dài ra 0,1mm. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân 2 – 3 lần. Nếu bị mất đi phần đĩa móng, móng tay cần 6 tháng để móng mọc lại như cũ, trong khi móng chân là 1 năm.
  • Móng chỉ điểm vấn đề sức khỏe: Sự xuất hiện của nhiều sọc ngang màu trắng thường là dấu hiệu cơ thể đang rất cần vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm B) hoặc một số chất khoáng (canxi, kẽm). Khi móng tay xuất hiện rãnh dọc sâu, đây có thể là dấu hiệu bệnh về gan, thận, đường ruột, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính của tim và mạch máu.
  • Chấn thương gãy móng có thể hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên, với các chấn thương nhổ bật cả mầm móng, bạn có khả năng bị mất đi móng vĩnh viễn nếu không được phẫu thuật khâu bảo tồn.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Móng quặp là tình trạng khá phổ biến. Các trường hợp nhẹ dù gây khó khăn trong sinh hoạt nhưng không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan, ảnh hưởng tới xương bên dưới. Vì thế, khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần áp dụng ngay những biện pháp xử lý tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng viêm nhiễm chuyển biến xấu.