Chi thưởng nhân viên có được hạch toán tk 642

Hỏi:

Kính gửi: Bộ Tài chính! Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, theo đó Bộ Tài chính đã hướng dẫn tài khoản 642 để phản ảnh Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ và dùng cho đơn vị sự ngiệp. “1. Nguyên tắc kế toán 1.1 Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm các chi phí về lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của cán bộ quản lý bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động; tiền thuê đất, thuế môn bài; dịch vụ mua ngoài [điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...]; chi phí bằng tiền khác [tiếp khách, hội nghị khách hàng, lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà, chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán trả lại...] của bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phân bổ được trực tiếp vào từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ, nhóm dịch vụ và chi phí khấu hao TSCĐ chỉ sử dụng cho bộ phận quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 1.2- Không hạch toán vào Tài khoản 642 các chi phí liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ; chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân công trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận trực tiếp SXKD, dịch vụ.” Và TK 642 có các tài khoản chi tiết như sau - 6421: Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên - 6422: Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng - 6423: Chi phí khấu hao TSCĐ - 6428: Chi phí hoạt động khác - Đồng thời theo quy định tại Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. “Điều 18. Phân phối kết quả tài chính trong năm Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ [nếu có],” Trong quá trình thực hiện, tại địa phương có bị vướng mắc nghiệp vụ như sau: Các đơn vị sự nghiệp công lập có đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê [ Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017]. Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động [nếu có], thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, phần còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó phần thặng dư từ hoạt động cho thuê [sau khi đơn vị đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, trích khấu hao và các chi phí hợp lý có liên quan] thì đơn vị được bổ sung và trích lập các quỹ. Từ đó có các nghiệp vụ và quan điểm trái chiều như sau: 1. Quan điểm 1: Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 thì nghiệp vụ trích lập các quỹ từ thặng dư từ hoạt động cho thuê từ hoạt động sản xuất kinh daonh [trích lập các quỹ từ thặng dư có được sau khi đơn vị đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, trích khấu hao và các chi phí hợp lý có liên quan] được hạch toán như sau: Nợ TK 4212 Có TK 431 2. Quan điểm 2 Nợ TK 642 Có TK 431 [chi tiết các quỹ: quỹ bổ sung thu nhập, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Kính đề nghị Bộ tài chính xem xét hướng dẫn để giúp địa phương thực hiện đúng quy định về công tác hạch toán kế toán. Trân trọng./.

08/04/2022

Cách định khoản tiền lương và các khoản trích theo lương được quy định như thế nào? Nhân viên kế toán tiền lương có trách nhiệm tính và hạch toán tiền lương cho người lao động dựa trên các yếu tố cụ thể theo quy định như: bảng chấm công, phụ cấp, thưởng,... Tuy nhiên, cách thức quản lý tiền lương nhân sự trong doanh nghiệp vô cùng phức tạp, chỉ riêng cách định khoản tiền lương và các khoản trích theo lương cũng đủ khiến những người làm kế toán phải đau đầu. Để nắm rõ cách định khoản tiền lương phải trả cho nhân viên, mời quý khách theo dõi bài viết sau đây!

Tài khoản nào được sử dụng để định khoản tiền lương?

Tài khoản nào được sử dụng để định khoản tiền lương?

Định khoản tiền lương là việc xác định tài khoản nào ghi “Nợ”, tài khoản nào ghi “Có” với số tiền cụ thể. Tài khoản được sử dụng để định khoản tiền lương là tài khoản 334 - Phải trả người lao động. Tài khoản 334 gồm: TK 3341 - Phải trả cho công nhân viên và TK 3348 - Phải trả cho người lao động khác.

  • Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản cần chi khác thuộc về thu nhập của người lao động.
  • Kết cấu:
    • Bên Nợ:
      • Các khoản khấu trừ vào tiền lương/tiền công của người lao động.
      • Tiền lương/tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả/ứng trước cho người lao động.
    • Bên Có: Tiền lương/tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động.

Xem thêm: Dịch vụ quản lý tiền lương - Giảm thiểu gánh nặng cho các doanh nghiệp

Cách định khoản tiền lương dành cho kế toán lương

  1. Tính lương cho người lao động hàng tháng và phân bổ cho các đối tượng, căn cứ vào các chứng từ liên quan trong kế toán
  2. Nợ TK 622 - Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
  3. Nợ TK 627 [6271] - Tiền lương của lao động gián tiếp và nhân viên phân xưởng.
  4. Nợ TK 641 [6411] - Tiền lương của nhân viên bán hàng.
  5. Nợ TK 642 [6421] - Tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  6. Nợ TK 241 - Tiền lương của công nhân xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định.
  7. Có TK 334 - Tổng tiền lương của người lao động trong tháng.
  8. Tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca tính cho người lao động
  9. Nợ TK 622 - Tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca của công nhân trực tiếp sản xuất.
  10. Nợ TK 627 [6271] - Tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca của lao động gián tiếp và nhân viên phân xưởng.
  11. Nợ TK 641 [6411] - Tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca của nhân viên bán hàng.
  12. Nợ TK 642 [6421] - Tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  13. Nợ TK 241 - Tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca của công nhân xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định.
  14. Có TK 334 - Tổng tiền ăn trưa, tiền ăn theo ca của người lao động trong tháng.
  15. Số tiền thưởng phải chi trả cho người lao động
  16. Nợ TK 353 [3531] - Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.
  17. Nợ TK 622 - Tiền thưởng của công nhân trực tiếp sản xuất.
  18. Nợ TK 627 [6271] - Tiền thưởng của lao động gián tiếp và nhân viên phân xưởng.
  19. Nợ TK 641 [6411] - Tiền thưởng của nhân viên bán hàng.
  20. Nợ TK 642 [6421] - Tiền thưởng của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  21. Nợ TK 241 - Tiền thưởng của công nhân xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định.
  22. Có TK 334 - Tổng tiền thưởng mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
  23. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động
  24. Nợ TK 334 - Số tiền phải khấu trừ.
  25. Có TK 338 - Các khoản trích theo lương trừ vào thu nhập người lao động.
  26. Có TK 333 [3335] - Thuế thu nhập cá nhân.
  27. Có TK 141 - Số tiền tạm ứng trừ vào lương.
  28. Có TK 138 - Các khoản bồi thường vật chất.
  29. Thanh toán lương, các khoản khác cho người lao động
  30. Nợ TK 334 - Các khoản đã thanh toán.
  31. Có TK 111 - Tiền mặt.
  32. Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
  33. Trả lương cho người lao động bằng sản phẩm
  34. Phản ánh giá vốn
  35. Nợ TK 632.
  36. Có TK 155, 154, 156.
  37. Phản ánh doanh thu
  38. Nợ TK 334.
  39. Có TK 511 [5111, 5112].
  40. Có TK 3331.
  41. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số tiền lương người lao động đi vắng chưa lĩnh
  42. Nợ TK 334.
  43. Có TK 338 [3388].
  44. Khi trả lương cho người lao động đi vắng vào kỳ nhận lương, nay đã về
  45. Nợ TK 338.
  46. Có TK 111, 112.

Sơ đồ chữ T - tài khoản 334 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC [áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ]

Dịch vụ quản lý tiền lương – Tối ưu hóa quy trình định khoản tiền lương cho doanh nghiệp

Dịch vụ quản lý tiền lương [Payroll Service] có vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý tiền lương như: định khoản tiền lương, thống kê lương, tính toán thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm, các báo cáo liên quan đến tăng/giảm nhân sự, theo dõi, quản lý nhân sự. Dịch vụ này ứng dụng các phần mềm thông minh với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dạn. Từ đó giúp doanh nghiệp trút bỏ gánh nặng về các thủ tục hành chính để tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vững mạnh hơn.

\>>> Tham khảo thêm: Có nên sử dụng Dịch vụ thuê ngoài nhân sự để quản lý lương

Các công việc cụ thể của dịch vụ quản lý tiền lương

Các công việc cụ thể của dịch vụ quản lý tiền lương là gì?

Dịch vụ quản lý tiền lương cho doanh nghiệp sẽ được triển khai với các công việc cụ thể:

  • Theo dõi các hợp đồng lao động và quản lý toàn bộ dữ liệu về nhân sự của công ty.
  • Theo dõi và quản lý đơn nghỉ phép, lập các báo cáo chi phí lương theo yêu cầu.
  • Lập bảng tính lương tổng hợp hàng tháng và phân loại theo các hình thức lương khoán, lương thời gian, lương sản phẩm.
  • Gửi bảng lương cho nhân viên và chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương.
  • Quyết toán và đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho từng nhân viên.
  • Quản lý các thủ tục liên quan đến chế độ bảo hiểm, thẻ BHYT, tiền đóng bảo hiểm bắt buộc cho các cơ quan bảo hiểm.
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ cho cơ quan Nhà nước.
  • Tư vấn miễn phí các vấn đề về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền lương, bảo hiểm,…

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ quản lý tiền lương

Sau đây là những lợi ích mà quý khách sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ quản lý tiền lương của NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG:

  • Tiết kiệm chi phí: Lựa chọn dịch vụ quản lý lương sẽ là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể.
  • Tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động: Giảm bớt gánh nặng về các thủ tục hành chính, giúp nhân viên có nhiều thời gian hơn để tập trung vào chuyên môn, nâng cao năng suất lao động và tăng doanh số cho công ty.
  • Chính xác: Nhờ việc sử dụng các phần mềm thông minh cùng với sự hỗ trợ của chuyên viên mà dịch vụ quản lý tiền lương hạn chế được các sai sót.
  • Nhanh chóng: Nhờ sự hỗ trợ của các chuyên viên, phần mềm và các tài nguyên kỹ thuật mà việc định khoản tiền lương, quản lý lương sẽ được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo đúng hạn.
  • Bảo mật: Dịch vụ quản lý lương ứng dụng công nghệ hiện đại giúp phát hiện những gian lận trong việc tính lương, đảm bảo tính bảo mật dữ liệu về tiền lương.
  • Quản lý nguồn thông tin nhân sự hiệu quả: Dịch vụ này cũng giúp tiết kiệm chi phí và quản lý thông tin nhân sự nhanh chóng, hiệu quả hơn.
  • Trách nhiệm: Những sai sót trong việc định khoản lương và thanh toán lương thì nhà cung cấp dịch vụ quản lý tiền lương có trách nhiệm xử lý, khắc phục và luôn cập nhật các quy định mới về chính sách cho người lao động, bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân để việc tính lương được chính xác hơn.

\>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ quản lý tiền lương.

Trên đây, NHÂN LỰC ĐẠI DƯƠNG vừa chia sẻ đến quý khách những thông tin cụ thể nhất về định khoản tiền lương. Như quý khách đã thấy, việc hạch toán và định khoản tiền lương không phải là công việc dễ dàng mà đòi hỏi tính chuyên môn và chính xác cao. Bên cạnh sở hữu nguồn nhân lực giỏi, công cụ hỗ trợ cũng là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp quản lý tiền lương hiệu quả. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ này, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn từ A - Z!

Chủ Đề