Cầu trực virus dịch tả lợn có điển

Là bệnh dịch có khả năng lây lan với tốc độ nhanh, dịch tả lợn Châu Phi đang trở thành mối lo ngại cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về dịch bệnh này cũng những dấu hiệu của bệnh ở từng cấp độ là vô cùng cần thiết.

1. Tìm hiểu về dịch tả lợn Châu Phi

dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài lợn nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào của lợn với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.

Dịch tả lợn Châu Phi bắt nguồn từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm do virus gây ra

Virus gây bệnh tả lợn có thể tìm thấy trong dịch bài tiết, trong máu hay các cơ quan của lợn mắc bệnh dịch tả lợn. Bệnh có khả năng lây lan kéo dài và trên phạm vi rộng bởi virus này có sức đề kháng cao. Cụ thể, chúng có thể tồn tại được từ 3 - 6 tháng ở nhiệt độ thường và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, virus này sẽ chết ở nhiệt độ 56oC [trong 70 phút], 60oC [trong 20 phút] và ở nhiệt độ 70oC.

Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả lợn thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc [có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp] với những đồ vật có nhiễm virus như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ lợn nhiễm bệnh,...

Người là một trong những tác nhân khiến bệnh phát tán, tuy nhiên bệnh không có khả năng lây sang người.

2. Dịch tả lợn Châu Phi có biểu hiện như thế nào?

Thời gian ủ bệnh của dịch tả lợn Châu Phi là từ 3 đến 15 ngày, riêng thể cấp tính thường ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Tùy từng thể khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau.

2.1. Thể quá cấp tính

Lợn mắc dịch tả ở thể này thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chết một cách nhanh chóng. Một số trường hợp trước khi chết có thể sốt cao và nằm ủ rũ.

Lợn mắc dịch tả thể quá cấp tính thường nằm ủ rũ hoặc sốt cao trước khi chết

Những vùng da mỏng như bụng, mang tai hay vùng bẹn có xuất hiện nhiều nốt đỏ và chuyển dần sang màu tím.

2.2. Thể cấp tính

- Lợn có hiện tượng sốt cao, nhiệt độ từ 40.5 - 42oC.

- Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên, lợn lười vận động, nằm chồng đống, không ăn và thích chỗ nằm gần nước.

- Các vùng da trắng [như tai, ngực, bụng, đuôi, cẳng chân] chuyển sang màu xanh tím hoặc màu đỏ.

- Lợn đi lại bất thường.

- 1 - 2 ngày tiếp đó, trước khi chết lợn có các triệu chứng như đi lại không vững, viêm mắt, khó thở, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, mũi có bọt lẫn máu và một số biểu hiện thần kinh.

- Lợn chết trong vòng từ 7 - 14 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 20 ngày. Trường hợp lợn đang mang thai nhưng mắc bệnh sẽ dẫn đến sẩy thai và tỉ lệ chết gần như 100%.

- Nếu lợn nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hay khỏi bệnh thì trong cơ thể vẫn sẽ tồn tại virus đến suốt đời và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm.

2.3. Thể á cấp

- Có các biểu hiện như: khó thở, ho, giảm ăn, sụt cân, viêm khớp, đi lại khó khăn, có thể sẩy thai ở lợn đang mang thai.

- Lợn sốt nhẹ hoặc không sốt.

- Tỉ lệ lợn chết khi mắc dịch tả lợn Châu Phi thể á cấp là 30 - 70%, sau khoảng 15 - 45 ngày nhiễm bệnh.

- Lợn có thể nhiễm bệnh mạn tính hoặc khỏi bệnh.

2.4. Thể mạn tính

- Thường thấy ở những heo nhỏ 2 đến 3 tháng tuổi. Các triệu chứng lúc này có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng.

- Lợn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, kèm theo khó thở và ho.

- Các nốt xuất huyết trên da chuyển từ đỏ sang tím. Tróc từng mảng da ở những vùng da mỏng.

- Khi mắc bệnh ở thể này, heo có tỷ lệ chết thấp hơn các thể khác. Tuy nhiên, khi khỏi bệnh vẫn tồn tại virus và là nguồn lây bệnh.

Thể mạn tính của dịch tả lợn Châu Phi thường gặp ở heo nhỏ 2 - 3 tháng tuổi

3. Sức khỏe con người có bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn Châu Phi không?

Theo nghiên cứu, bệnh dịch tả lợn Châu Phi không trực tiếp đe dọa đến sức khỏe con người bởi chúng không có khả năng lây lan cho người. Tuy nhiên, do virus gây bệnh có khả năng sinh tồn cao dẫn đến xu hướng lây lan dịch bệnh nhanh và trên phạm vi rộng. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác ở lợn như cúm, tai xanh, thương hàn,...

Trong khi đó, con người nếu ăn phải thịt lợn chưa nấu chín hay tiết canh lợn có nhiễm những bệnh như kể trên sẽ gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là khi người có vết thương hở tiếp xúc với lợn mắc bệnh tai xanh vi khuẩn liên cầu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Từ đó, gây ra những biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, sốt cao, xuất huyết vài nơi, nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm độc đường tiêu hóa và viêm màng não.

Dịch tả lợn Châu Phi không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp qua các bệnh khác

4. Biện pháp phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, một số biện pháp có thể thực hiện giúp phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi như:

- Tại các cơ sở chăn nuôi và các điểm bán buôn: thường xuyên vệ sinh, sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và giết mổ lợn bằng vôi hoặc xóa chất.

- Đối với những người tham gia chăn nuôi: vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với lợn.

- Lập tức cách ly lợn nghi bị bệnh hoặc lợn bị bệnh.

- Tránh để mầm bệnh phát tán ra bên ngoài bằng cách diệt các sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi,...

- Không mua bán lợn chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ.

- Đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ sở chăn nuôi và các dụng cụ chăn nuôi

Nắm rõ được các biểu hiện của lợn nhiễm bệnh để có biện pháp cách ly và xử lý kịp thời, tránh dịch bệnh lây lan rộng, không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.

Trong thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên diện rộng với những diễn biến phức tạp khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Hãy cùng Cargill trang bị các kiến thức về căn bệnh này để cùng chủ động phòng tránh và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Tổng quát về bệnh dịch tả lợn Châu Phi

1. Bệnh dịch tả lợn/ heo châu Phi [ASF] là gì?

Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ảnh hưởng đến tất cả các loại heo, ở tất cả các giống và độ tuổi. Nó xuất hiện trong trại chăn nuôi heo và heo hoang dã [như heo rừng châu Phi], heo rừng, heo ven sông châu Phi, heo rừng to châu Phi, lợn lòi Trung và Nam Mỹ.

Đây là một loại bệnh gây ra bởi một loại vi rút có ADN phức hợp của dòng vi rút họ Asfarviridae

. Vi rút này có đặc tính đặc biệt đề kháng với môi trường mà không có biện pháp điều trị cũng như tới nay chưa có vắc xin phòng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại heo. Với lý do này, bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi xuất hiện dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với giới chức y tế và ngành công nghiệp về thịt heo.

2. Liệu bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến con người hoặc những loài vật khác?

Nó không ảnh hưởng đến con người hoặc những động vật khác mà chỉ ảnh hưởng tới loài heo. Nhưng, con người và động vật khác có thể là yếu tố quan trọng trong việc gieo rắc bệnh này.

3. Hiện bệnh ASF xuất hiện tại bao nhiêu quốc gia?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra ở các khu vực châu Phi hạ Sahara. Qua nhiều thập kỷ, bệnh này đã xuất hiện và đã được xóa bỏ tại một số vùng ở châu Âu, biển Caribe và Brazin. Gần đây bệnh này đã lan tới nước Georgia từ năm 2007 và đến Liên Minh Châu Âu đi trực tiếp qua Nga, Belarus và Ukraina trong năm 2014, đến Rumani vào năm 2017, cho đến nay đa số bệnh nằm lại ở heo rừng hoang dã. Heo nuôi trang trại bị nhiễm bệnh được tìm thấy dấu hiệu đầu tiên vào mùa hè năm 2018 ở một số tỉnh của Trung Quốc, điều này dấy lên mối lo ngại toàn cầu về khởi đầu của đại dịch tại châu Á. Tháng 02/2019, bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam và nhanh chóng lan rộng khắp cả nước.

4. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh ASF là gì?

Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi thường khoảng 5-15 ngày với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày khởi đầu của bệnh, và tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên đến 100%. Những triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng. Những triệu chứng lâm sàng khác có thể bao gồm chán ăn, ủ rũ, đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp [kiệt sức], ói, chảy máu mũi, trực tràng, và một số dấu hiệu tiêu chảy. Sảy thai có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra. Những thể vi rút độc lực trung bình có thể sinh ra triệu chứng ít mãnh liệt hơn nhưng tỷ lệ chết vẫn cao từ 30-70%. Những triệu chứng của bệnh mạn tính bao gồm giảm trọng lượng, sốt thất thường, dấu hiệu bệnh hô hấp, viêm da viêm khớp mãn tính.

5. Chẩn đoán bệnh ASF như thế nào?

Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi về triệu chứng lâm sàng thì khó phân biệt với bệnh dịch tả lợn cổ điển, nó phải được chẩn đoán phân biệt tại phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán có thể xác định trực tiếp vi rút bằng phát hiện kháng nguyên bởi kháng thể huỳnh quang, nuôi cấy tế bào, hoặc phát hiện bằng chuỗi phản ứng polymerase hóa [PCR]. Kiểm tra huyết thanh học như trực tiếp kháng thể huỳnh quang hoặc ELISA có thể xác định thông qua kháng thể ASF trong mẫu máu được lấy từ sau khi heo nhiễm bệnh từ 8-21 ngày.

6. Bệnh ASF lây truyền như thế nào?

Sự lây truyền của ASF rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh, đối với khoảng cách xa, và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nuôi mang bệnh với khoảng cách gần. Những yếu tố lây bệnh khác như những con bọ trong vùng cận nhiệt đới, nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm và xe vận chuyển thức ăn bị nhiễm bẩn, và những đường lây truyền tương tự như các loại vi rút khác.

7. Con đường truyền bệnh dịch tả lợn Châu Phi

    • Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh​
    • Cỏ tươi và những hạt giống cũng có thể là mối nguy bị nhiễm từ bãi thải của những heo rừng bị nhiễm bệnh [Xem thêm những điều cần biết về an toàn sinh học]
    • Sản phẩm thịt heo: như chúng ta biết, ASF có thể đề kháng lại trong quá trình chế biến sản phẩm tươi, đông lạnh, thịt muối, thịt xông khói và sản phẩm xúc xích có thể bị nhiễm đối với heo nuôi hoặc heo hoang dã trong thời gian dài.
    • Những tế bào bị nhiễm bệnh như máu, tinh trùng, huyết thanh và chất thải thức ăn, những cơ sở sản xuất bị nhiễm, xe cộ, dụng cụ hoặc quần áo.
    • Côn trùng trực tiếp truyền bệnh [những con bọ rừng vùng cận nhiệt đới hoặc ruồi cắn]

8. Thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn có thể lây truyền bệnh ASF không?

Virus ASF đề kháng rất cao và có thể tồn tại từ 6 tháng, tới hàng năm trong nguyên liệu, ví dụ như sản phẩm thịt heo bị nhiễm bệnh không được nấu chín, và nó tồn tại lâu hơn nếu sản phẩm đông lạnh. Nó cũng được tìm thấy còn khả năng gây nhiễm bệnh trong vòng ít nhất nhất 30 ngày ở chuồng heo bỏ không do dịch bệnh.

Những thực phẩm chế biến hoặc nguyên liệu không qua chế biến, nấu chín từ thịt heo và ngũ cốc thu hoạch từ vùng có nhiễm bệnh từ lợn hoang sẽ hiện diện nguy cơ gây bệnh. Vi rút ASF đề kháng trung bình trong môi trường nhiệt và môi trường a xít. Những thức ăn thô không xử lý nhiệt như bắp, lõi ngô, cỏ khô, rơm hoặc ngũ cốc phơi từ khu vực rủi ro không nên được sử dụng. Một nghiên cứu gần đây [Dee et al., 2018] khuyến cáo rằng vi rút ASF có thể tồn tại 30 ngày vận chuyển trong nguyên liệu thức ăn sấy khô như bã đậu tương hoặc trong một số chất phụ gia thức ăn. Việc tập trung ngăn ngừa lây nhiễm nên bắt đầu từ những điểm mấu chốt trong chuỗi sản xuất, từ những tế bào heo bị nhiễm bệnh hoặc nguyên liệu bị nhiễm.

Khả năng thức ăn chăn nuôi gây lây nhiễm dịch bệnh là rất thấp vì trong quá trình sản xuất, nguyên liệu phải trải qua rất nhiều khâu kiểm định chất lượng và việc gia tăng quá trình gia nhiệt khi ép viên sẽ khiến virus ASF bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên khả năng xảy ra việc lây nhiễm có thể đến từ việc vận chuyển và bảo quản nguồn thức ăn không đúng cách tại chuồng trại.

9. Những mối nguy gì liên quan trong việc vận chuyển?

Khi vi rút ASF đề kháng cao thì nguy cơ lớn trong việc nhiễm bệnh lây truyền trực tiếp từ phương tiện vận chuyển đến từ những vùng nhiễm ASF. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng trước khi đi vào khu vực không bị nhiễm thì phương tiện cần phải được lau rửa sát trùng ở phía ngoài.

10. Con người có thể lây nhiễm và phát tán ASF không?

  • Bệnh không lây sang người, tuy nhiên chính con người có thể là mối nguy phát tán bệnh qua khoảng cách lớn, ví dụ con người mang những sản phẩm thịt bị nhiễm bệnh như xúc xích hoặc nguyên liệu, dụng cụ săn bắt từ những vùng có dịch bệnh ASF.
  • Nông dân và công nhân trại: nên tập trung vào an toàn sinh học, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp heo với thức ăn thừa. Trong trường hợp khi có dấu hiệu lâm sàng của bệnh, người nuôi nên báo cáo ngay tới những cơ quan thẩm quyền. Để ngăn ngừa bệnh thì việc vận chuyển gia súc, tinh, phôi ra khỏi những nhà máy, công ty sản xuất là việc không nên làm.
  • Đối với những người săn bắn: để vô hiệu hóa vi rút ASF, những dụng cụ săn bắn phải được rửa sạch bùn bụi sau đó đưa vào môi trường có nhiệt độ ít nhất 60 độ C trong vòng ít nhất 30 phút hoặc xử lý với thuốc sát trùng có tác dụng trên vi rút [như Virkon S 1% hoặc dung dịch clorit 2%] tùy theo nhà sản xuất khuyến cáo.
  • Bất cứ người ngoài nào tới từ vùng được biết có dịch bệnh ASF nên thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học theo khuyến cáo của Cargill.     

Phòng ngừa bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Làm thế nào để vô hiệu hóa vi rút?

  • Nhiệt độ: nhiệt độ có thể vô hiệu hóa vi rút là trên 60 độ C trong 30 phút
  • Độ pH: PH< 3,9 hoặc >11,5 có thể vô hiệu hóa vi rút không có huyết thanh. Huyết thanh tăng độ đề kháng của vi rút, ví dụ ở mức pH 13,5 vi rút có thể chống chọi trong 21 giờ không có huyết thanh và tới 7 ngày có huyết thanh.
  • Hóa chất / thuốc sát trùng: vi rút mẫn cảm đối với ê te, clor. Vi rút bị vô hiệu hóa bởi Natri hydroxid [xut] 8/1000, hypochlorite 2.3% clorin [30 phút] và formalin 3/1000 [30’], ortophenyphenol 3% [30’], hỗn hợp i ốt. Virkon S được khuyến cáo như thuốc sát trùng thương mại ngăn vi rút ASF.
  • Xem thêm thông tin các khuyến cáo của Cargill để ngăn chặn ASF

Cơ quan thẩm quyền về y tế nên thực hiện những biện pháp gì để ngăn ngừa ASF?

Cho tới nay chưa có thuốc hoặc vắc xin ngừa ASF. Vì thế để đánh giá việc ngăn ngừa bệnh này cần thực hiện theo quy trình ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh như sau:

  1. Giám sát chính xác tình hình dịch tễ. Hướng dẫn một cách hệ thống về điều tra dịch tễ trong trường hợp có dịch xảy ra với nguồn gốc truy xuất từ trên xuống và có thể từ dưới lên của việc lây nhiễm.
  2. Áp dụng những biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt để kiểm tra sự thích ứng đối với những nhóm mục tiêu đặc biệt [như nhà máy thức ăn, trại heo, người săn bắn, tài xế xe tải, v.v.]
  3. Kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống cung cấp và tập trung vào kiểm tra ngăn ngừa để tránh nhiễm từ nguyên liệu nhiễm và khâu xử lý nhiệt.
  4. Tránh để đàn heo nuôi tiếp xúc trực tiếp với heo rừng, với bọ và các động vật hoang dã khác: nên có hàng rào trong khu trại, nhà máy, cơ sở và phải kiểm soát thú nuôi.
  5. Ngừng vận chuyển và kiểm soát tinh, phôi để tránh việc phát tán, lây truyền bệnh.
  6. Xây dựng khu kiểm soát xung quanh cơ sở nhiễm bệnh và giám sát việc vận chuyển heo trong khu vực. Xử lý loại bỏ heo bệnh trong trại. Chú ý cần tránh những heo từ việc săn bắn hoặc heo rừng vì chúng có nguy cơ gây nhiễm bệnh cao hơn.
  7. Thịt heo và xác gia súc phải được hủy bằng cách đốt, chôn và cơ sở nhiễm bệnh phải xử lý sát trùng toàn diện, đầy đủ các loại thuốc sát trùng.

Những biện pháp an toàn sinh học nào cần thực hiện tại trại?

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa heo và heo rừng, heo hoang dã từ những cơ sở khác nhau
  • Kiểm soát việc sắp xếp vận chuyển heo và gia súc mới đến vào trại
  • Chim/gà hoang dã, côn trùng và súc vật khác nên nuôi nhốt tránh xa những trang trại, tránh xa nguồn nước và nơi ăn của heo nuôi
  • Chỉ sử dụng trang phục lao động và ủng dành riêng cho công việc tại trại
  • Thay đồ và giày dép khi ra vào trại
  • Không cho mượn, dùng chung dụng cụ dùng tại trại giữa các trại hoặc khu vực làng xóm với nhau. Nếu cần thiết thì phải thực hiện kỹ việc vệ sinh và khử trùng dụng cụ
  • Xây dựng riêng khu vực sạch, khu nhiễm bẩn cho nhân viên trại
  • Tránh tiếp xúc với những con heo khác và tham gia các hoạt động săn bắn trong vòng 48 giờ trước khi tiếp xúc với heo trại
  • Những người và phương tiện không phận sự không được vào cơ sở chăn nuôi heo
  • Mọi phương tiện vào trại cần được làm sát trùng ưu tiên và không được thăm trại khác trước đó​
  • Công tác sát trùng cần được thực hiện ở khu vực cổng và tại chuồng, sử dụng các loại thuốc sát trùng được EPA phê duyệt.
  • Tại những khu vực có vấn đề, tránh sử dụng nông sản, cỏ rơm thu hoạch trong vùng trừ khi chúng được xử lý vô hoạt hóa vi rút ASF. Đảm bảo rằng điều kiện lưu trữ [không để tiếp xúc với heo rừng], trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu có nghi ngờ về các nguyên liệu thô này, liên hệ Ban Chỉ đạo về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm của Liên minh Châu Âu.
  • Tránh tiếp xúc [trực tiếp hoặc gián tiếp] với phụ phẩm gia súc hoặc sản phẩm phế thải
  • Dự trữ, nuôi trong nhà, hàng rào chuồng ổn định và cơ sở nơi dự trữ thức ăn
  • Không được chuyển heo từ chợ bán gia súc về lại trại. Tuy nhiên, nếu cần đưa về trại thì heo cần phải được cách ly 14 ngày trước khi nhập đàn

Cargill quản lý dịch bệnh ASF như thế nào?

  • Cargill cam kết phân phối sản phẩm an toàn ra thị trường. Chúng tôi sản xuất thức ăn gia súc phục vụ cho hàng tỉ con gia súc ăn mỗi ngày. Chúng tôi nghiêm túc chịu trách nhiệm về việc sản xuất thức ăn an toàn và luôn nỗ lực mỗi ngày nhằm tạo lòng tin trong khách hàng.
  • Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia toàn cầu về an toàn thực phẩm, hàng trăm chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi và các đội ngũ đảm trách công tác an toàn thực phẩm làm việc tại mỗi đơn vị kinh doanh, kết nối 230 nhà máy tại hơn 40 quốc gia. Chúng tôi thực hiện các hệ thống an toàn thực phẩm hiện đại dựa trên những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế [ISO 22000] trên toàn cầu và trên mỗi đơn vị sản xuất thức ăn gia súc giống như những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà Cargill thực hiện tại các đơn vị kinh doanh thực phẩm cho người.
  • Chúng tôi có một chương trình cơ bản mà theo đó chúng tôi nỗ lực quản lý các nhà cung cấp và chuỗi cung ứng sử dụng biện pháp tiếp cận về kiểm soát mối nguy đối với sức khỏe của vật nuôi và con người. Chúng tôi có một đội ngũ kiểm soát viên chuyên trách thường xuyên phối hợp với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu an toàn trên toàn cầu, tới 230 cơ sở tại 40 quốc gia. Chúng tôi thấu hiểu tầm quan trọng của chuỗi cung ứng an toàn.
  • Đáng tiếc, sự bùng phát dịch bệnh vi rút này lại là một xu hướng gia tăng trong nhiều thập kỷ qua. Chúng tôi đã và đang thành công trong việc quản lý tình hình này trong tất cả các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của chúng tôi tại bất cứ khu vực nào được xác định có dịch bệnh heo do vi rút  bằng cách thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học. Chúng tôi có đội ngũ kiểm soát khủng hoảng toàn cầu thực thi giám sát tình hình theo từng diễn tiến của dịch bệnh. Trước nguy cơ dịch bệnh ASF, cùng với đội ngũ kiểm soát nhà cung cấp của Cargill, chúng tôi chủ động thực hiện những hành động như sau:

– Chúng tôi đào tạo đội ngũ kiểm soát về ASF và tất cả những yếu tố rủi ro liên đới với bệnh này.

– Chúng tôi củng cố và tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp nhằm đảm bảo họ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt nhằm tránh phát tán các dịch bệnh cho vật nuôi như dịch bệnh ASF này, như cách mà chúng tôi đã cùng nhau thực hiện khi các dịch bệnh khác của heo đã xảy ra ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

– Chúng tôi đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu được đi qua các bước kiểm soát một cách đầy đủ [ví dụ xử lý nhiệt] nhằm giảm các mối nguy vốn đã thấp về ASF trong các nguyên liệu này.

– Chúng tôi tiếp tục trao đổi với ban chuyên gia vi rút học và chuyên gia về ASF về những bước cần thiết trong tiến trình quản lý ASF trong tương lai.

– Chúng tôi hiện đang điều tra và tìm kiếm thêm những hành động bổ sung như tăng thời gian lưu giữ nguyên liệu và tăng cường biện pháp xử lý hóa chất để giúp cho các khách hàng có thêm tin tưởng rằng ASF sẽ không phải là mối nguy nhờ các nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được xử lý hiệu quả cho dù chúng có đến từ bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng hướng tiếp cận của chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy kết quả với những sản phẩm an toàn mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng và vật nuôi, là những đối tượng tin tưởng vào chúng tôi về vấn đề an toàn. Mối quan tâm và tập trung phục vụ của chúng tôi là các bạn, khách hàng của chúng tôi, và những cam kết của chúng tôi đối với các bạn là không hề thay đổi. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn và mang lại những giải pháp giúp cho các bạn thành công trong thế giới mỗi ngày một thay đổi nhanh chóng này.

Video liên quan

Chủ Đề