Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học

ĐỀ CƯƠNG MÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC

Môn thi: Cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Cung cấp, hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản của môn Cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học cho thí sinh dự thi tuyển sinh cao học các chuyên ngành: Hóa Vô cơ, Hóa Hữu cơ, Hóa Phân tích, Hóa lý thuyết và Hóa lý và LL & PPDHBM Hoá học.

2. Yêu cầu: Thí sinh cần xem lại các nội dung cơ bản của môn Cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học trước khi đến lớp.

B. NỘI DUNG

Phần 1. Cấu tạo nguyên tử

1.1. Thuyết lượng tử Planck, thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein.

1.2. Hạt nhân nguyên tử. Năng lượng liên kết hạt nhân.

1.3. Những kiến thức cơ sở

1.3.1. Sóng vật chất De Broglie.

1.3.2. Nguyên lý bất định Heisenberg.

1.4. Nguyên tử hydro và ion giống hydro

1.4.1. Phương trình Schrodinger đối với nguyên tử hydro

1.4.2. Các obitan trong nguyên tử hydro, mật độ xác suất electron

1.4.3. Spin electron và ý nghĩa của các số lượng tử.

1.4.4. Quang phổ phát xạ của nguyên tử hydro.

1.5. Nguyên tử nhiều electron

1.5.1. Qui luật phân bố electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản

1.5.2. Cấu hình electron của nguyên tử

1.5.3. Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn

Phần 2. Thuyết sức đẩy giữa các cặp electron hoá trị [VSEPR]  và Thuyết liên kết hoá trị [VB]

2.1. Nội dung của thuyết VSEPR

2.2. Luận điểm cơ bản của thuyết VB

2.3. Bài toán phân tử H2

2.4. Phương pháp VB và phân tử nhiều nguyên tử

2.4.1. Nguyên lý xen phủ cực đại và thuyết hóa trị định hướng

2.4.2. Thuyết lai hóa- các dạng lai hoá sp, sp2, sp3, sp2d, sp3d2

2.4.3. Thuyết spin về hóa trị

Phần 3. Thuyết orbital phân tử [MO]

3.1. Các luận điểm cơ sở

3.2. Giải bài toán phân tử H2 bằng phương pháp MO-LCAO

3.3. Sự tổ hợp các AO thành các MO

3.4. Thuyết MO và phân tử hai nguyên tử

3.5.Phương pháp MO Huckel

Phần 4. Liên kết trong phức chất

4.1. Thuyết VB về liên kết trong phức chất

4.2. Thuyết trường phối tử về phức chất

C. TÀI LIỆU HỌC TẬP CHÍNH

1. Đào Đình Thức [2002], Hoá học Đại cương,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Lâm Ngọc Thiềm [2004], Cấu tạo chất Đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội

3. Đào Đình Thức [2006], Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học, tập 1 và 2, NXB Giáo dục

D. ĐỀ THI ỨNG VỚI ĐỀ CƯƠNG NÀY CÓ 4 CÂU

1. Câu 1 [2,5 điểm]: Ứng với phần 1 trong đề cương.

2. Câu 2 [2,5 điểm]: Ứng với phần 2 trong đề cương.

3. Câu 3 [2,5 điểm]: Ứng với phần 3 trong đề cương.

4. Câu 4 [2,5 điểm]: Ứng với phần 4 trong đề cương.

Tổng: 10 điểm- Thời gian làm bài 180 phút

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Chủ nhật, 08 Tháng 2 2015 10:17 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp.

1. Cấu tạo nguyên tử

     Nguyên tử gồm 2 phần: 

- Vỏ nguyên tử: gồm các electron [e] chuyển động rất nhanh: me = 9,1094.10-31kg; qe = -1,602.10-19C.

- Hạt nhân nguyên tử: hầu hết đều được tạo thành từ proton và nơtron [trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron].

+ Proton [p]: mp = 1,6726.10-27kg; qp = 1,602.10-19C.

+ Nơtron [n]: mn = 1,6748.10-27kg; qn = 0.


Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 09:01 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Hầu hết các nguyên tố hoá học đều là tập hợp của nhiều đồng vị. Vậy kiến thức về đồng vị có những nội dung gì và hay gặp các dạng bài tập nào về đồng vị? Bài viết này sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó.

1. Khái niệm đồng vị

- Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

- Hầu hết các nguyên tố hoá học đều là tập hợp của nhiều đồng vị.

- Công thức tính khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị:

A = [M1.x1 + M2.x2 + ...]/[x1 + x2 + ...]

Trong đó:

     + M1, M2,... Mn là số khối của các đồng vị.

     + x1, x2,... xn là số mol, % số mol; số nguyên tử; % số nguyên tử; thể tích; % thể tích của khí].

2. Các dạng bài tập cơ bản về đồng vị

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 09:11 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Vỏ nguyên tử là một trong 2 bộ phận cấu thành nên nguyên tử. Vỏ nguyên tử được hình thành từ các electron. Trong vỏ nguyên tử, các electron chuyển động và phân bố như thế nào? Câu hỏi đó được giải đáp trong nội dung bài viết này:

1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử

     Electron chuyển động rất nhanh trong khu vực quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

2. Lớp và phân lớp electron

- Chia e thành các lớp và các phân lớp dựa theo mức năng lượng của e.

- Từ sát hạt nhân trở ra, năng lượng của các e tăng dần.

a. Lớp e

- Lớp e gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau.

- Từ sát hạt nhân trở ra ta có số thứ tự các lớp e và tên của các lớp tương ứng là:

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 09:21 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Bài toán về khối lượng riêng của nguyên tử đã xuất hiện trong đề thi tuyển sinh những năm gần đây. Mặc dù nguyên tử có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ bé nhưng khối lượng riêng của nguyên tử lại có giá trị khá lớn.

- Các nguyên tử có cấu tạo rỗng [độ đặc khít a%].

- Nguyên tử được coi có dạng hình cầu nên thể tích của nguyên tử được tính theo công thức: 

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 09:42 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn hóa học, bảng tuần hoàn là công cụ vô cùng quan trọng và hữu ích. 


1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng [chu kì].

- Cùng số e hóa trị được xếp vào cùng một cột [nhóm].

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 10:00 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại. Cụ thể như sau:

- Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.

- Số thứ tự chu kì = số lớp e.

- Số thứ tự nhóm:

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 10:30 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

      Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được một số tính chất đặc trưng của nguyên tố đó. Cụ thể là:

1. Loại nguyên tố

- Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố kim loại [trừ H, He].

- Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tố phi kim.

- Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố khí hiếm [cả trường hợp He có 2e].

- Nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng là phi kim nếu thuộc chu kì 2, 3 và là kim loại nếu thuộc các chu kì khác.

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 10:48 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Một số tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn biến đổi có quy luật theo chu kì và theo nhóm. Vì vậy dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể so sánh được tính chất của các nguyên tố đó: 


     Cụ thể là:

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 14:18 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

     Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ với nhau.


     Cụ thể là:

- Nếu 2 nguyên tố A và B ở cùng 1 chu kì và ở 2 nhóm A liên tiếp thì:

|ZA - ZB| = 1 nếu nguyên tố thuộc chu kì nhỏ

|ZA - ZB| = 11 nếu nguyên tố thuộc chu kì lớn và ở nhóm IIA và IIIA

- Nếu 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp thì:

Xem tiếp...

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 14:35 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

      Bài toán tìm nguyên tố là một bài toán khá phổ biến trong hóa học. Để chỉ rõ một nguyên tố nào đó có thể dựa vào:

- Số hiệu nguyên tử của nguyên tố [Z].

- Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố [M].

     Bài viết này đề cập đến cách tìm nguyên tố dựa vào nguyên tử khối trung bình của nguyên tố. Theo cách này, có thể gặp các dạng bài tìm nguyên tố như sau:

Xem tiếp...

Video liên quan

Chủ Đề