Capo xe là gì

Minh Hy - Huy Mạnh

Nắp capô, lưới tản nhiệt, vô lăng hay cần số… là những bộ phận cơ bản trên ô tô mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua, nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu được chức năng của chúng?

Giải mã cỗ máy kỳ lạ trên nắp capô ô tô

Túi khí ô tô và những điều quan trọng bạn cần nắm

Những điều cần biết về phim cách nhiệt ô tô

Trên thực tế, không ít người sở hữu ô tô chỉ quan tâm tìm hiểu về những yếu tố có phần phức tạp như thiết kế, trang bị, khả năng vận hành hay tính năng an toàn. Thế nhưng, đa số lại quên mất sự cần thiết của việc nắm vững cấu tạo cơ bản của ngoại, nội thất, trong khi đây lại là những thông tin cực kỳ hữu ích giúp vận hành xe một cách trơn tru và hiệu quả.

Các bộ phận cơ bản của một chiếc ô tô

Ngoại thất

Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.

Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong. Ngoài ra, lưới tản nhiệt có thể được đặt ở một số vị trí như phía trước bánh xe [để làm mát hệ thống phanh] hoặc trên phía sau xe, đối với các xe có động cơ đặt sau.

Các bộ phận ở ngoại thất chiếc ô tô

Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100 m. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt [đèn chiếu gần] trong cùng một chóa đèn, hoặc lắp bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.

Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.

Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.

Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.

Nội thất

Vô lăng: Là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng - thanh răng và trục vít - bánh vít, đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.

Các bộ phận bên trong nội thất của chiếc ô tô

Bảng đồng hồ: Là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe. Thông tin hiển thị dưới 2 dạng: kim hoặc số.

Đồng hồ đo tốc độ [Speedometer]: Dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe, là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910, thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường [Odometer] để báo quãng đường xe đã đi được từ lúc bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình [Tripmeter] để đo các khoảng cách ngắn.

Đồng hồ đo vòng tua: Là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút [RPM - Revolution per minute]. Đối với xe số sàn, thông số này có ý nghĩa quan trọng, cho biết động cơ có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có đạt chuẩn hay không. Còn với xe số tự động, người lái theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ ở dải vòng tua hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu.

Bàn đạp ga: Là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Bàn đạp ga được điều khiển bởi chân phải và có công dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Người lái đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn làm cho xe chạy nhanh hơn. Khi nhả chân ga, xe sẽ chạy chậm lại. Bàn đạp ga phản ứng rất nhanh nhạy dù lực tác động không lớn.

Bàn đạp phanh: Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, dầu phanh trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn đến các xi lanh bánh xe, dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston, cơ cấu phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm tốc hoặc dừng xe. Thời gian và quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Tuy nhiên, tốt nhất người lái nên tăng áp lực dần dần cho đến khi xe đạt được tới điểm dừng một cách nhẹ nhàng, tránh phanh gấp.

Bàn đạp ly hợp [chỉ có trên xe số sàn]: Bàn đạp này được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột. Để xe chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà, khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ để tăng dần mô men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Khi nhả hết bàn đạp ly hợp, người lái nên đặt chân xuống sàn xe để tránh hiện tượng trượt ly hợp.

Cần số: vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ô tô.

Thiết kế, trang bị hay thông số kỹ thuật động cơ là những yếu tố cố định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dù chủ xe có hiểu rõ cũng không ứng dụng được nhiều vào quá trình sử dụng. Trong khi đó, một khi nắm vững nguyên lý hoạt động của các bộ phận được đề cập như trên, người lái có thể linh hoạt điều khiển chiếc xe tùy theo từng điều kiện khác nhau, từ đó tối ưu hóa khả năng vận hành cho chiếc xe. Chính vì thế, đừng nên xem thường bất cứ chi tiết cơ bản nào, bởi một cơ cấu đơn giản cũng có thể sở hữu công dụng to lớn.

[Theo Thế giới xe]

Với những người đã quá quen thuộc với xe hơi thì nắp capo không còn là thuật ngữ xa lạ. Thế nhưng với những người mới tiếp xúc sẽ chưa thể biết được cũng như về vai trò của nắp capo. Hãy cùng VHP tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cũng như công dụng và cách sử dụng như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về nắp capo xe hơi

Phụ tùng ô tô chính hãng tại Việt Nam

Nắp capo là gì?

Nắp capo được hiểu là một bộ phận thuộc ngoại thất xe, ở bên ngoài xe và có vai trò quan trọng trong hệ thống thân vỏ xe hơi.

Cấu tạo của nắp capo

Khung kim loại lắp ở phần đầu xe, giúp bảo vệ toàn bộ các chi tiết và động cơ bên trong xe. Phần nắp capo này có thể đóng mở dễ dàng trong quá trình bảo trì khoang động cơ xe. Nếu không mở nắp capo, bạn sẽ không thể biết được các bộ phận bên trong có vấn đề gì, tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa.

Nắp capo được kết nối với 2 phần chốt chính và chốt phụ để đảm bảo an toàn. Cũng tức là bạn sẽ phải mở từng chốt mới có thể mở nắp capo.

Làm thế nào để mở nắp capo xe hơi?

Nắp capo là phần bộ phận quan trọng giúp bảo vệ các chi tiết máy và động cơ, vậy nên để mở được nắp capo sẽ phải thực hiện đúng và chuẩn theo các bước mở có thể thực hiện được. Việc mở nắp capo không cần đến dụng cụ nào khác, chỉ tốn vài phút để thao tác. Dưới đây là cách mở nắp capo xe hơi có thể áp dụng được ở phần lớn các xe phổ thông.

Bước 1: Tìm phần chốt chính và gạt cần để mở khóa nắp capo

Phần chốt này thường nằm ở khu vực bảng điều khiển bên dưới trụ lái. Đôi khi nó được nằm ở bên dưới bảng điều hiển và cạnh cửa tài xế ở một số dòng xe đặc biệt.

Tại đây có một dây cáp được nối cần gạt nằm ra chốt phía sau, dẫn đến phần nắp capo. Bạn chỉ cần nắm chốt chính và kéo ra ngoài để mở chốt giữa nắp capo.

Phụ tùng ô tô chính hãng VHP Auto

Bước 2: Tìm chốt phụ và gạt để mở nắp

Sau khi chốt chính được kéo ra, phần nắp capo này sẽ được bật lên và để hé mở một khoảng nhỏ giữa cản trước và phần nắp capo. Bạn cần tìm phần chốt phụ thường nằm ngay dưới nắp capo. Chỉ cần ấn nhẹ nắp capo xuống đồng thời đẩy nhẹ chốt phụ là có thể nâng được nắp capo lên.

Phần chốt phụ của nắp capo là cần thiết, đề phòng an toàn cho trường hợp nắp capo bị bật khi xe đang chạy mà nắp xe không bị mở ra hoàn toàn. Việc lái xe có thể tiếp tục mà không bị cản tầm nhìn.

Bước 3: Nâng nắp capo và lấy thanh chắn

Một số dòng xe có sẵn thanh chắn thủy lực ở dưới nắp capo, bạn chỉ việc đẩy lên và giữ ở vị trí cố định. Còn đối với một số dòng xe không có trang bị thanh chắn thủy lực, bạn sẽ cần tự tay lắp phần thanh chắn kim loại để cố định vị trí nắp capo. Phần nắp capo này bắt buộc phải được chống đỡ lên, đảm bảo an toàn khi kiểm tra động cơ.

Cuối cùng sau khi đã kiểm tra xong động cơ bên trọng, bạn cần đóng nắp capo lại. Sau khi đã đóng nắp capo có thể kiểm tra thử lại xem nó đã đóng chắc chắn chưa.

>>> VHP Auto cung cấp cảm biến trục cam cho ô tô chính hãng.

Những lưu ý khi gặp sự cố mở nắp capo

Chốt phụ thiết kế để bảo vệ phần nắp capo không bật mở ngay lập tức khi chốt chính được mở. Đôi khi mở nắp capo, chốt phụ sẽ rơi xuống và đóng lại khiến cho móc khóa ở dưới capo không thể gài vào được. Lúc này bạn cần kéo chốt phụ ra, nếu không mở được thì hãy dùng tua vít để tách chốt, đóng chắc nắp capo lại một lần nữa.

Nắp capo có tác dụng như thế nào?

Trong trường hợp nắp capo không bật mở, phần cáp nối chốt chính với chốt mở có thể đã bị hỏng hoặc do quá chùng. Nếu gặp trường hợp vậy, bạn có thể giữ nắp capo mở bằng tay nhờ vào mặt nạ phía trước hoặc từ bên dưới xe.

Khi phần nắp capo được mở ra nhưng gặp khó khăn lúc đóng lại, có thể do chốt phụ bị hỏng hoặc bị kẹt. Lúc này bạn chỉ cần mở nắp capo và kéo chốt phụ ra để nó luôn ở vị trí phụ.

Để được tư vấn thêm về phụ kiện xe ô tô và hướng dẫn sử dụng an toàn, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết động cơ, liên hệ VHP để được hỗ trợ 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề