Cập nhật giá gói thầu theo Nghị định 68

Nội dung Nghị định 10/2021/NĐ-CP quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm 46 điều; Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công; Vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư [gọi tắt là dự án PPP], gồm:

  • Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng;
  • Định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng;
  • Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đối tượng áp dụng của Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức; Cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP [Chúng ta thấy khái niệm vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách đã được thay thế].

Về quản lý giá xây dựng công trình nêu tại khoản 2 Điều 26:

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đơn giá xây dựng công trình của địa phương; phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng công bố các thông tin về giá xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại điểm a, b khoản này như sau: a] Giá các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình: công bố theo định kỳ hàng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết;

b] Đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng: công bố theo định kỳ hàng năm hoặc sớm hơn khi cần thiết.

Như vậy có hai điểm mới về quản lý giá đó là ủy quyền cho Sở Xây dưng công bố các thông tin về giá xây dựng và có thể công bố sớm hơn khi cần thiết.
 

Bất cập do giá vật liệu tăng cao làm vượt giá gói thầu

Trong thời gian vừa qua, đặc biệt giai đoạn 2018-2020 do một số yếu tố liên quan đến chính sách khai thác khoảng sản [làm vật liệu xây dựng] khiến cho nguồn cung các nguyên vật liệu xây dựng [chủ yếu là cát, đá, sỏi] bị hạn chế, các mỏ mới thì vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý và đấu thầu cấp quyền khai thác khoáng sản dẫn đến nguồn cung lại càng hạn hẹp, các mỏ khai thác chui [lậu] lần lượt bị chính quyền các địa phương dẹp bỏ. Từ đó dẫn đến khan hiếm, giá cát xây dựng có thời điểm thực tế lên gấp đôi so với đơn giá/thông báo giá của các địa phương công bố, trong khi đó theo hướng dẫn tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP [cũng như các nghị định trước đó như 32/2015/NĐ-CP] việc xác định dự toán xây dựng công trình "căn cứ theo định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc xác định bằng phương pháp lập dự toán", để được điều chỉnh dự toán thì phát sinh nhiều thủ tục, trong khi nhiều địa phương không công bố kịp thời hoặc công bố giá không phù hợp với thực tế giá cả mua bán đang diễn ra trên thị trường.

Điều đó dẫn đến những gói thầu đang triển khai dang dở thì nguy cơ nhà thầu lỗ vốn rất lớn, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Những gói thầu chưa triển khai khi đấu thầu thì giá gói thầu do được xây dựng trên cơ sở dự toán công trình được duyệt nên khó tìm được nhà thầu, đặc biệt các gói thầu có hợp đồng thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định.


Nghị định 10/2021/NĐ-CP ra đời có gỡ nút thắt khi xây dựng giá gói thầu không?

Nghị định 10/2021/NĐ-CP mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 09/02/2021 nên hiện nay chưa có hướng dẫn từ Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy có một số quy định có thể mở nút thắt câu chuyện xây dựng dự toán/dự toán gói thầu như sau:

  • Đã phân quyền mạnh hơn cho chủ đầu tư về việc thẩm định, phê duyệt không như trước đây phải thẩm định của các cơ quan chuyên môn về xây dựng.
  • Cơ quan chuyên ngành không xem xét về giá, chỉ xem xét về tính tuân thủ pháp luật điều đó nghĩa là đẩy việc phê duyệt dự toán công trình cho chủ đầu tư tự quyết định [về giá].

Trong khi chờ hướng dẫn chi tiết chính thức từ Bộ Xây dựng, hy vọng với những thay đổi căn bản như vậy, sẽ gỡ nút thắt cho các chủ đầu tư để có thể kịp thời tiến hành phê duyệt dự toán/phê duyệt gói thầu phù hợp với giá cả thị trường và nhanh chóng tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà thầu.


Trân trọng cảm ơn quý độc giả, nhà thầu đã luôn ủng hộ chúng tôi. Mặc dù đổi địa chỉ hoạt động và bị thu hồi tên miền dauthau.info, tuy nhiên chúng tôi sẽ vẫn giữ nguyên tên phần mềm là Phần mềm DauThau.info vì đây là thương hiệu đã được VINADES đăng ký bảo hộ và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận, địa chỉ tên miền mới là dauthau.asia sẽ được sử dụng làm địa chỉ giới thiệu cho phần mềm. Nếu cần tư vấn hoặc gặp bất cứ vấn đề gì xảy ra trong quá trình đăng ký và sử dụng phần mềm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh hỗ trợ sau: 


 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.

Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!

Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.

Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net

  • 5733 dự án đang đợi nhà thầu
  • 147 TBMT được đăng trong 24 giờ qua
  • 189 KHLCNT được đăng trong 24 giờ qua
  • 14145 TBMT được đăng trong tháng qua
  • 18755 KHLCNT được đăng trong tháng qua

[BĐT] - Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 17/7/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trường hợp đã đóng thầu thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; không phải cập nhật lại giá gói thầu đã được phê duyệt.

Sớm hoàn thiện việc ban hành các định mức, đơn giá

Tại Nghị quyết 108/NQ-CP, Chính phủ quyết nghị các bộ quản lý xây dựng chuyên ngành, UBND cấp tỉnh phải tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, hệ thống công cụ về định mức và giá xây dựng và các Thông tư hướng dẫn Nghị định đã được ban hành; tổ chức thực hiện đồng bộ, đầy đủ và kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Cụ thể, cần hoàn thành việc rà soát ban hành các định mức xây dựng trước ngày 31/12/2020 cho các công việc chuyên ngành, đặc thù của bộ, địa phương [ngoài các công việc thuộc hệ thống định mức Bộ Xây dựng đã ban hành]. Thực hiện công bố đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP trước ngày 30/9/2020 làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trong thời gian chưa kịp thực hiện khảo sát, lấy số liệu, UBND cấp tỉnh ban hành hướng dẫn việc áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công trên cơ sở dữ liệu hiện có theo các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.

Chuyển tiếp áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy tại địa phương chưa có hướng dẫn, công bố

Tại Nghị quyết, Chính phủ đã quyết nghị việc chuyển tiếp áp dụng định mức xây dựng cho các công việc chuyên ngành, đặc thù chưa ban hành [ngoài hệ thống định mức Bộ Xây dựng đã ban hành]; đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công tại các địa phương chưa có hướng dẫn, công bố theo quy định của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với việc áp dụng định mức xây dựng của các công việc chuyên ngành, đặc thù [ngoài các công việc thuộc hệ thống định mức Bộ Xây dựng đã ban hành] thì người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư và các chủ thể liên quan được tham khảo, vận dụng, áp dụng cơ sở dữ liệu hiện có về thống định mức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố trước thời điểm Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực hoặc tham khảo, vận dụng, sử dụng định mức của các công trình, dự án tương tự đã thực hiện làm cơ sở xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc tham khảo, vận dụng, áp dụng định mức phải bảo đảm không cao hơn định mức được tham khảo, vận dụng, áp dụng.

Đối với việc áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công tại các địa phương chưa có hướng dẫn, công bố thì người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư và các chủ thể liên quan được tham khảo, vận dụng, áp dụng hướng dẫn về đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công hiện có trên địa bàn xây dựng công trình trước thời điểm Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc tham khảo, vận dụng, áp dụng đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công phải bảo đảm không cao hơn đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công được tham khảo, vận dụng, áp dụng.

Cập nhật dự toán xây dựng, giá gói thầu

Việc cập nhật dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng theo định mức xây dựng cho các công việc chuyên ngành, đặc thù sau khi được ban hành; đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công sau khi được hướng dẫn, công bố theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được thực hiện như sau:

Trường hợp tổng mức đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt thì người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan xác định dự toán xây dựng theo đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công được công bố; định mức công tác chuyên ngành, đặc thù được ban hành; không phải cập nhật lại tổng mức đầu tư đã được thẩm định hoặc phê duyệt.

Trường hợp dự toán xây dựng [bao gồm cả dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu] đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt và chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan xác định, cập nhật giá gói thầu xây dựng theo đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công được công bố; theo định mức công tác chuyên ngành, đặc thù được ban hành; không phải cập nhật lại dự toán xây dựng đã được thẩm định hoặc phê duyệt.

Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng chưa đóng thầu thì người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc cập nhật giá gói thầu theo định mức của các công tác xây dựng chuyên ngành, đặc thù, đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công, trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu và thời gian cần thiết để thực hiện việc cập nhật các định mức được ban hành, đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công được công bố trước khi đóng thầu.

Trường hợp đã đóng thầu thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sư dự thầu, hồ sơ đề xuất; không phải cập nhật lại giá gói thầu đã được phê duyệt.

Trường hợp cập nhật dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng theo hướng dẫn tại trường hợp 1,2 làm vượt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng đã phê duyệt, thì việc thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

Về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chi phí khảo sát, Nghị quyết nêu rõ: Trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư có thể ủy quyền để Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt chi phí khảo sát nhằm rút gọn thủ tục, trên cơ sở đảm bảo tiến độ, hiệu quả của dự án.

Đối với các nội dung về phạm vi thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt chi phí các công việc chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cứu khả thi [bao gồm cả Báo cáo kinh tế - kỹ thuật], thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo cắt giảm những thủ tục không cần thiết, tạo thuận lợi tối đa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

Video liên quan

Chủ Đề