Rủi ro lãi suất khác với rủi ro thị trường như thế nào

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Những tác động do rủi ro lãi suất gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng mà còn đến nền kinh tế và đời sống của người dân. Vậy rủi ro lãi suất là gì? Tính chất và nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Khái niệm rủi ro lãi suất là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm rủi ro lãi suất, chúng ta hãy cùng bàn về khái niệm rủi ro là gì. Có nhiều cách hiểu về rủi ro khác nhau, mỗi nhà kinh tế hay nhà kinh doanh sẽ có những định nghĩa khác nhau. Điều này khiến chúng ta thật khó có thể thâu tóm một định nghĩa về rủi ro chuẩn xác cho mọi môi trường kinh doanh cũng như mọi giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội. Do đó, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính là hiểu đơn giản nhất. Thuật ngữ rủi ro được sử dụng như là sự không chắc chắn để mô tả sự biến động tỷ suất sinh lời của một tài sản nào đó.

Từ khái niệm rủi ro và khái niệm “lãi suất là gì” ta có thể rút ra kết luận rủi ro lãi suất [Tiếng Anh: Interest Rate Risk] là khả năng mà ngân hàng phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận hoặc các tổn thất liên quan đến tài sản do sự biến động của lãi suất. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản sẵn có và tài sản nợ khiến ngân hàng phải chịu các rủi ro về lãi suất. Sự biến động về lãi suất có thể kéo theo những rủi ro trong việc tài trợ tài sản nợ, việc tái đầu tư và các rủi ro giảm giá trị tài sản.


Khái niệm rủi ro lãi suất là gì?

Tính chất của rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất có những tính chất sau:

Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ

Nếu thời hạn cho vay lớn hơn thời hạn nguồn vốn tài trợ nó thì ngân hàng ở vị thế tái tài trợ.

Ví dụ: Ngân hàng cho vay 100 tỷ trong đó 50 tỷ trong thời hạn 1 năm, với lãi suất là 6% và 50 tỷ trong thời hạn 2 năm với lãi suất là 7%. Nguồn vốn này được lấy từ vốn vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất  là 4% cho thời hạn 1 năm, 5% cho thời hạn 2 năm. Khi ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn 1 năm cho khoản vốn 100 tỷ với lãi suất bằng 4% thì sau 1 năm ngân hàng sẽ thu nợ 50 tỷ để trả cho thị trường liên ngân hàng còn 50 tỷ thì phải huy động trên thị trường với thời hạn 1 năm, lúc này nếu lãi suất thay đổi thì khoản chênh lệch lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ tăng, ngược lại chênh lệch lãi suất giảm có thể khiến ngân hàng bị thua lỗ

Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư

Nếu thời hạn cho vay ngắn hơn thời hạn nguồn vốn tài trợ cho nó thì ngân hàng ở vị thế tái đầu tư.

Cùng xét ví dụ sau: Ngân hàng chọn khoản đi vay 100 tỷ trong thời hạn 2 năm với lãi suất là 5%.Năm thứ nhất, ngân hàng nhận được chênh lệch lãi suất cho khoản cho vay 2 năm là 2% và 1% cho khoản vay 1 năm. Năm 2, ngân hàng vẫn tiếp tục nhận được khoản chênh lệch lãi suất của khoản cho vay là 2% nhưng chênh lệch lãi suất của khoản vay 1 năm tùy thuộc vào lãi suất mà ngân hàng tái đầu tư. Nếu lãi suất cho vay tăng thì ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất tăng, ngược lại khi lãi suất lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch lãi suất giảm, thậm chí là lỗ.

➢ Tổng hợp list đề tài luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tiêu biểu 2021

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là gì?

Rủi ro lãi suất hình thành do sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng và sự không phù hợp về nguồn và tài sản, cụ thể như sau:

  • Sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản: các tài sản và nguồn của ngân hàng có các kỳ hạn khác nhau, khi gắn chúng với lãi suất, ngân hàng sẽ quan tâm đến kỳ hạn đặt lãi. Căn cứ vào kỳ hạn khoản vay mà ngân hàng có kỳ hạn đặt lại lãi suất cho phù hợp nhất. Trong đó, ngân hàng sẽ chia tài sản và nguồn thành loại nhạy cảm với lãi suất và loại kém nhạy cảm với lãi suất. Sự khác biệt về kỳ hạn và kỳ hạn đặt lại là điều tất yếu và rất khó để ngân hàng có thể duy trì sự phù hợp tuyệt đối vì kỳ hạn này thường do người đi vay và người gửi tiền quyết định. Việc đặt lại kỳ hạn bị tác động bởi dự đoán về biến động lãi suất trong tương lai của ngân hàng và của khách hàng. Nếu khách hàng chọn các mức lãi suất cố định để tính toán trước chi phí của dự án, ngân hàng sẽ có xu hướng chia nhỏ kỳ hạn để hạn chế rủi ro lãi suất.
  • Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến ban đầu của ngân hàng: có thể thấy rằng, quan hệ cung-cầu về tín dụng trên thị trường không ngừng thay biến động kéo theo sự thay đổi của lãi suất thị trường. Do đó, ngân hàng khó kiểm soát mức độ và xu hướng biến động này. Ngân hàng chỉ có thể phản ứng bằng cách điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất để đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả.
  • Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng: Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn và tài sản là các yếu tố gây ra rủi ro lãi suất tiềm năng. Đối với các ngân hàng, các khoản vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và các khoản vay này đều tính theo một mức lãi suất cố định. Nếu lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro không mong muốn.


Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là gì?

Bạn đang gặp khó khăn với các bài luận liên quan đến rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi suất? Bạn cần đến sự trợ giúp? Đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ hỗ trợ & viết thuê luận văn của chúng tôi. Với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài luận của mình. Chi tiết dịch vụ viết luận văn thuê, truy cập: //luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html

Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại

Khe hở lãi suất và sự thay đổi của lãi suất thị trường là hai yếu tố cơ bản phản ánh rủi ro lãi suất, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể:

Khe hở lãi suất

Khe hở lãi suất được các nhà quản lý ngân hàng sử dụng như một chỉ tiêu do khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất được hình thành khi có sự chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm. Quy mô của nguồn và tài sản nhạy cảm ảnh hưởng bởi nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng, khả năng về kỳ hạn của người gửi và cho vay và sự chuyển hoán kỳ hạn của nguồn. 

Sự khác biệt về kỳ hạn của nguồn và tài sản là điều hiển nhiên. Thông thường, kỳ hạn để phân loại tài sản và nguồn nhạy cảm không phải là kỳ hạn danh nghĩa mà là kỳ hạn tài sản và nguồn được xác định lại lãi suất. Ví dụ, một nguồn tiền huy động 2 năm với lãi suất 10%/ năm song đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy tại thời điểm tính toán, nguồn này chỉ có 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi, nguồn nãy sẽ được xác định lại lãi suất.

Ngân hàng khó và không nhất thiết phải duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn giữa các nguồn và các loại tài sản khác nhau trong mọi kỳ bởi các nguyên nhân sau: kỳ hạn thường do khách hàng đi vay và khách gửi tiền quyết định; sự thay đổi của các loại lãi suất và mức độ nhảy cảm của nguồn và tài sản cũng khác nhau; sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Khi khe hở nhạy cảm khác 0, lãi suất thay đổi phù hợp sẽ làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất thay đổi, thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tỉ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất.

Sự thay đổi của lãi suất thị trường

Khi ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng với tỷ lệ như nhau, ngân hàng sẽ có lợi. Ngược lại, nếu chúng giảm xuống với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm từ đó làm giảm thu nhập thu được từ lãi suất.

Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm lại tăng với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất.

Như vậy, trạng thái tài sản và nguồn [ tạo nên khe hở lãi suất ] không phải là yếu tố duy nhất gây nên rủi ro lãi suất. Trạng thái này khi kết hợp với thay đổi của lãi suất ngoài mong muốn của nhà quản lý ngân hàng sẽ gây nên những rủi ro lãi suất. Khả năng dự đoán thay đổi lãi suất không tương thích với thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Khi khe hở lãi suất càng lớn rủi ro cũng càng lớn.


Yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại

Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất là gì?

Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, các ngân hàng cần phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản có với tài sản nợ.

Bên cạnh đó, ngân hàng nên áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt , đặc biệt đối với những khoản vay lớn, thời hạn dài cần tìm kiếm nguồn vốn tương ứng hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi

Cuối cùng, việc áp dụng, sử dụng các công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro , như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai, thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn lãi suất,…là điều cần thiết mà các ngân hàng nên tiến hành.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm “rủi ro lãi suất là gì” cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề này. Luận Văn 99 hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ trong quá trình làm luận văn, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề