Cách trị bệnh đường ruột cho trẻ

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân, nên chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân nào để điều trị đúng cách.

1. Hệ vi sinh mất cân bằng do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường sẽ dẫn tới bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi đó thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn [phân sống, rối loạn hấp thu, tiêu chảy…], loạn khuẩn đường ruột [tiêu chảy, táo bón].

2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, do hệ vi sinh chưa hoàn thiện dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển, khi đó trẻ trở nên lười ăn, hay nôn, tiêu chảy…

3. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Vào thời điểm này, vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

4. Chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đường đạm béo, nhưng ít xơ, vitamin và khoáng tố.

Các triệu chứng cần chú ý

1. Trào ngược dạ dày thực quản, nếu trẻ nôn ít vài lần một ngày nhưng vẫn lên cân đều thì không sao, và hiện tượng này thường kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi.

2. Táo bón, do rối loạn cơ năng, trẻ đi tiêu ít hơn, hay gặp ở trẻ ăn nhiều béo, đạm, uống nhiều sữa bò, sữa bột, không uống sữa mẹ.

3. Tiêu chảy [hơn 3 lần mỗi ngày], nếu để tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải, sẽ có nguy cơ tử vong nếu không bù nước kịp thời.

Đông y và cách điều trị

Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc

- Nhóm có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, acid hữu cơ gồm sơn tra, thần khúc, quế, đại hồi, sa nhân, thảo quả, đinh hương, gừng, chỉ thực, chỉ xác, mộc hương, hoắc hương, tía tô, hậu phác, trần bì, nhục đậu khấu, tiểu hồi, thị đế…

- Nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị như mạch nha, đảng sâm, hoài sơn, ý dĩ, đại táo…

Các bài thuốc thường dùng:

1. Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3-4 lần, phân sống, có khi nôn, dùng bài “Tiêu thực đạo trệ” gồm Ý dĩ 6g, Sơn tra 4g, Trần bì 2g, Mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần.

2. Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn, dùng Đảng sâm, Hoắc hương, Tía tô, Ý dĩ mỗi vị 6g, Trần bì, Gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm, chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

3. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống, dùng thêm Cát căn, Kim ngân hoa 8g, Tô mộc 4g, Vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, thêm ít quả Đại táo cho dễ uống.

4. Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng, nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ, dùng thuốc gồm Đảng sâm, Hoài sơn, Ý dĩ [6g], Nhục đậu khấu, Trần bì, Mạch nha, Hậu phác [4g], sắc ngày 1 thang chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

5. Có thể cho trẻ uống thêm men vi sinh [Probiotics]. Men vi sinh này tiết ra enzyme tiêu hóa, vitamin nhóm B kích thích nhu động ruột một cách tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon hơn. Hoặc phối hợp các men tiêu hóa từ thực vật [Phyto-optizymes], 1 viên nghiền nát cho trẻ uống thêm sau bữa ăn giúp trẻ hấp thu tốt hơn.   

Bên cạnh các bài thuốc trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.

1. Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Ăn trong 2-3 ngày.

2. Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ [xí muội], 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

3. Cháo Sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g Hoài sơn [Củ mài], Hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.

4. Uống thêm nước nụ vối, gừng 2g. Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày.

5. Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 - 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.

Chú ý:

- Không nên sử dụng các loại như Bicarbonate natrium và viên than hoạt tính cho trẻ.

- Không nên cho trẻ ăn nhiều loại trái cây khi đang bị đầy hơi.

- Có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy trướng cho trẻ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Con hay nôn trớ, tiêu chảy, mất nước, quấy khóc… là một số biểu hiện của bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Ba mẹ đừng quá lo lắng, hãy tham khảo ngay cách trị “dứt điểm”  căn bệnh này trong bài viết sau đây.

Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nếu không điều trị triệt để bé sẽ kém hấp thu, còi cọc và chậm lớn, nguy hiểm hơn là có thể gây ra nhiều biến chứng về đường ruột [ảnh minh họa].

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, phổ biến như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,… Các bệnh tiêu hóa này nếu như không được phát hiện sớm và điều trị triệt để, bé có khả năng hấp thu kém các chất dinh dưỡng, biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Chị Nguyễn Thị Thu [Tây Hồ, Hà Nội]: “Bé nhà mình hay bị táo bón, mặc dù mình cũng thường xuyên cho con uống men vi sinh và cho cháu ăn nhiều rau xanh, cùng các loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa mà con vẫn bị. Con càng ngày càng biếng ăn, cân nặng so với các bạn trong lớp nhìn thấy mà thèm. Nhìn con như vậy mình cũng thấy sốt ruột lắm”.

Khác với chị Thu, chị Mai Thị Phương [Hoàng Mai, Hà Nội] cho biết: “Cân nặng của con thực sự là một vấn đề đau đầu các mẹ ạ. Không phải con cứ nặng cân mà thích nhưng mà bé còi cọc, nhẹ cân nhiều khi thấy lo lắm. Trẻ nhỏ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa rất dễ chán ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân và chậm lớn so với các bạn. Bé nhà mình sở dĩ trộm vía trông béo tốt thế là do mỗi khi con gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, vợ chồng mình đưa bé đến bệnh viện Thu Cúc để khám luôn. Ở đây các bác sĩ khám, kiểm tra hệ tiêu hóa cho con, rồi tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất, hạn chế kháng sinh, bên cạnh đó các bác sỹ còn tư vấn dinh dưỡng cho bé nên mình nuôi con rất khoa học. Thường thì các bệnh tiêu hóa mà trẻ nhỏ hay gặp phải phổ biến là táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,… Vì vậy các ba mẹ nên tham khảo địa chỉ khám Nhi uy tín rồi chủ động cho con đến khám, đừng để đến khi bé quá ra rồi, còi cọc, sút cân, chậm lớn mới đưa con đi khám, như vậy khổ cả bé và ba mẹ”.

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ như: hệ tiêu hóa kém, chế độ ăn không hợp lý, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, mắc các bệnh về đường hô hấp, môi trường sống và vệ sinh không sạch sẽ,… [ảnh minh họa].

– Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa ở trẻ còn kém, nên dễ bị virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.

– Một số trường hợp trẻ có thể mắc bệnh do dùng kháng sinh, vì khi đi vào cơ thể kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi. Gây mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

– Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn cũng gây ra bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị nhiễm bẩn từ tay, đồ chơi do ba mẹ không vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé.

– Thực tế, có nhiều trẻ bị bệnh tiêu hóa do biến chứng từ các bệnh khác như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản. Khi  trẻ mắc các bệnh này, bé thường tiết nhiều dịch đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ các con hay nuốt vào và dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

– Ngoài ra chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, giàu chất đạm, chất béo hay các loại nước có ga, kẹo ngọt cũng dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.

Giải pháp trị bệnh tiêu hóa hiệu quả ở trẻ nhỏ

Chuyên khoa Nhi bệnh viện Thu Cúc là đơn vị khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, được rất nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Bệnh tiêu hóa ở trẻ em nếu không điều trị triệt để sẽ gây ra một “vòng luẩn quẩn”. Chằng hạn như trẻ bị táo bón, phân trở nên khô cứng và tích tụ to hơn, việc đi ngoài sẽ khiến trẻ đau đớn. Để tránh đau, theo phản xạ tự nhiên, các con thường nhịn đi vệ sinh. Bởi vì khối phân ở trong đại tràng không được thường xuyên thải ra ngoài, chúng tích tụ to hơn đến khi bé “chịu hết nổi” phải đi ngoài thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, gây đau nhiều hơn. Kết quả là bé lại có ác cảm nặng nề hơn với chuyện ngoài, lại càng nín nhịn, và lại càng đau hơn trong lần đi đại tiện kế tiếp. Đó chính là “chu kỳ luẩn quẩn” gây khó khăn rất lớn đến cơ quan tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt, trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến các hấp thu chất dinh dưỡng kém, trẻ biếng ăn, dễ còi cọc và chậm tăng cân.

Để điều trị triệt để các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em, theo Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sỹ chuyên khoa Nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khuyên rằng:

Thứ nhất: Khi con gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, ba mẹ không nên lo lắng quá, cần kiên trì làm giảm ngay các triệu chứng táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy ở trẻ nhỏ bằng cách an toàn nhất là cho trẻ đến thăm khám với bác sỹ chuyên khoa. Các bác sỹ sẽ kiểm tra xem bé đang gặp vấn đề gì, đưa ra giải pháp và tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ.

Thứ hai: Ba mẹ tuyệt đối không nên tự mua men vi sinh, men tiêu hóa hay những loại thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa cho trẻ khi chưa nhận được sự tư vấn từ phía các bác sỹ chuyên môn.

Thứ ba: Bên cạnh việc thăm khám với bác sỹ chuyên khoa, ba mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, đó là nên cho con ăn nhiều các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để tăng lượng kháng khuẩn cho đường ruột, uống nhiều nước và thói quen đi vệ sinh hàng ngày, không nín tiểu hay nín đi ngoài.

Chuyên khoa Nhi bệnh viện Thu Cúc làm việc tất cả các ngày trong tuần, khi trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, ba mẹ nên cho con đi thăm khám để các bác sỹ chuyên môn tìm ra đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị triệt để. Hãy liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất cho bé.

Video liên quan

Chủ Đề