Cách tính chia lợi nhuận góp vốn

Vốn điều lệ và phân chia lợi nhuận?

Xin Luật sưvà các bạn góp ý cho mình về một tình huống sau ạ:

Một công ty TNHH do 3 thành viên : Hưng Hà và Hoàng cùng góp vốn thành lập nên.

Hà góp 12 tỷ, Hoàng góp 11 tỷ, Hưng góp 9 tỷ và Hưng cam kết góp vào công ty 5 tỷ sau 1 năm Sau 1 năm đi vào hoạt động, công ty đã thu LN là 10 tỷ.

Vậy:

- VĐL công ty là bao nhiêu? - Khi phân chia lợi nhuận sau 1 năm đó, Hưng có được chia % phần vốn góp 5 tỷ cam kết sẽ góp không ạ? - Thep luật thì phạm vi trách nhiệm của Hưng là bao nhiêu so với VĐL?

Mình làm như sau ạ:


Theo LDN 2005: VĐL được coi là tổng số vốn của các TV góp và cam kết góp vào tạo nên vốn của DN

Do ở đây ko nói rõ 2 phần vốn Hưng cam kết góp vào có được ghi vào điều lệ công ty hay không.Nên mình suy nghĩ theo 2 hướng:

* Hướng 1: Việc Hưng cam kết  góp vào sau 1 năm được ghi vào Điều lệ công ty

- VĐL công ty sẽ là : Hà + Hoàng + Hưng [ đã góp] + Hưng [ cam kết] = 37 tỷ - Do được công nhận phần vốn cam kết góp, do đó Hưng sẽ được chia LN theo tỷ lệ % tính cả phần vốn cam kết đó:                             LN Hưng được hưởng = [14 tỷ/37 tỷ] x 100% x 10 tỷ = 3,8 tỷ                             LN Hà được hưởng = [ 12 tỷ/37 tỷ] x 100% x 10 tỷ = 3,2 tỷ                             LN Hòang được hưởng = [ 11tỷ/37 tỷ] x 100% x 10 tỷ = 3,0 tỷ - Phạm vi TN của Hưng = [14 tỷ/37 tỷ] x 100% = 38%   Phạm vi TN của Hà = [12 tỷ/37 tỷ] x 100% = 32%   Phạm vi TN của Hoàng = [11 tỷ/37 tỷ] x 100% = 30%

=> Ở đây có điều vô lý: giả sử phần cam kết của Hưng góp vafp ít hơn số LN Hưng được chia, vậy thì sau 1 năm Hưng có thể sử dụng đúng số LN mình được hưởng [gồm cả phần mới chỉ cam kết mà chưa thực tế bỏ ra] để đóng góp đủ số vốn theo cam kết

Vậy Hưng quá được lợi trong việc phân chia như thế này. Nhưng theo khái niệm về VĐL thì chia như này mới đúng, vì phần vốn cam kết góp vào cũng được coi là VĐL của công ty, nếu được ghi vào ĐL công ty nghĩa là được các Thành viên khác đồng ý. Và như vậy mình ko thấy sai luật. Nhưng bất hợp lý, mình ko thể giải thich được. Mong LS và các bạn tư vấn giúp

* Hướng 2: Việc Hưng cam kết góp vào sau 1 năm không được ghi vào Điều lệ công ty

- VĐL công ty sẽ là : Hà + Hoàng + Hưng [ đã góp] = 32 tỷ - Do ko được công nhận phần vốn cam kết góp, do đó Hưng sẽ ko được chia LN của phần vốn cam kết đó vì thực tế, phần vốn đó không được sử dụng tạo ra LN 10 tỷ, thì làm sao Hưng được chia LN phần đó:                             LN Hưng được hưởng = [9 tỷ/32 tỷ] x 100% x 10 tỷ = 2,8 tỷ                             LN Hà được hưởng = [ 12 tỷ/32 tỷ] x 100% x 10 tỷ = 3,8 tỷ                             LN Hòang được hưởng = [ 11tỷ/32 tỷ] x 100% x 10 tỷ = 3,4 tỷ - Phạm vi TN của Hưng = [9 tỷ/32 tỷ] x 100% = 28%   Phạm vi TN của Hà = [12 tỷ/32 tỷ] x 100% = 38%   Phạm vi TN của Hoàng = [11 tỷ/32 tỷ] x 100% = 34% => nếu tính VĐL như hướng 2 này thì phần vốn cam kết của Hưng không được coi là một phần của VĐL, vậy theo khái niệm VĐL quy định trong LDN 2005 thì ko đúng lắm.

Như thế nào vừa đúng luật mà hợp lý.

Mình có nhờ cô giáo tư vấn giúp nhưng cô tư vấn mình làm như trên theo 2 hướng là đúng. Nhưng mình băn khoan lắm, vì thấy ko rõ ràng, còn nhiều điều khó hiểu .

Mình mong LS và các bạn giúp mình giải quyết tình huống với.

Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn như vậy, Luật sư DFC đã tiến hành nghiên cứu và phân tích về cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH.

Xem thêm: Tư vấn cách phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh


Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH?

1. Cách phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH 

a/ Điều kiện phân chia lợi nhuận

Theo Điều 69 của Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.”

Theo Điều 50 của Luật doanh nghiệp 2014, đối với công ty TNHH, các thành viên góp vốn: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật."

b/ Cách phân chia lợi nhuận

- Chia theo sự thỏa thuận của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. Các thành viên góp vốn khi thành lập doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia lợi nhuận và được ghi nhận trong Điều lệ Công ty.

- Chia theo phần vốn góp tương ứng của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

Khoản 3 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền của thành viên như sau: “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, căn cứ vào số vốn góp của từng thành viên, công ty sẽ tiến hành phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, vốn góp càng nhiều thì tỷ lệ chia lãi càng cao và ngược lại.

2. Các phương thức giải quyết nếu như có tranh chấp về phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH

*Phương thức thương lượng

- Được thực hiện theo cơ chế tự giải quyết thông qua sự tự bàn bạc và thống nhất giữa các bên tranh chấp để giải quyết các bất đồng về phân chia lợi nhuận mà không cần sự hiện diện của bên thứ ba;

- Quá trình thương lượng phân chia lợi nhuận giữa các bên không bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết;

- Với phương thức thương lượng, việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí tự nguyện của mỗi bên mà không có cơ chế pháp lý nào bảo đảm thực hiện thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

*Phương thức hòa giải

- Tham gia với bên thứ ba với tư cách trung gian để tìm cách giải quyết tranh chấp trong việc phân chia lợi nhuận giữa các bên;

- Quá trình hòa giải tranh chấp của các bên không bị chi phối bởi các quy định rập khuôn và bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải;

- Cũng giống như phương thức thương lượng, việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí tự nguyện của mỗi bên mà không có cơ chế pháp lý nào bảo đảm thực hiện thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

*Giải quyết tranh chấp phân chia lợi nhuận tại Tòa án

- Tòa án chỉ giải quyết khi có yêu cầu của các bên tranh chấp phân chia lợi nhuận và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền của tòa án;

- Phán quyết của Tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được bảo đảm thi hành bằng quyền lực nhà nước;

- Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ qua hai cấp xét xử.

*Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

- Được tiến hành theo yêu cầu của các bên tranh chấp và vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài;

- Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là trọng tài viên;

- Là phương thức đảm bảo quyền tự quyết cao nhất của các bên khi các bên tranh chấp có thể thỏa thuận, thống nhất lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng;

- Việc giải quyết không công khai, đảm bảo bí mật.

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia lợi nhuận của Luật sư DFC

*Luật sư DFC tư vấn và giải quyết các tranh chấp về phân chia lợi nhuận trong Công ty TNHH như sau:

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;

Xác định căn cứ và cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp;

Tiếp xúc và đàm phán với các bên liên quan trong việc tranh chấp hợp đồng;

Tổ chức thương lượng, hoà giải, đại diện hòa giải cho các bên tranh chấp hợp đồng;

Thu thập tài liệu, chứng cứ, cung cấp thông tin để giải quyết tranh chấp;

Ủy quyền Luật sư gặp gỡ, trao đổi với cơ quan trọng tài, tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp của quý khách.

LS. Lê Minh Công

Video liên quan

Chủ Đề