Cách ép khuôn bánh Trung thu

Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút.

Xếp bánh lên khay có lót sẵn giấy nến, nướng bánh 10 phút ở 180 độ C. Sau 10 phút, lấy bánh ra ngoài và để nguội.

Khuấy tan 1 lòng đỏ trứng gà với 1 muỗng canh dầu mè, tiếp đến phết 1 lớp trứng mỏng lên mặt bánh. Nướng bánh lần 2 khoảng 5 - 7 phút đến khi mặt bánh chuyển màu hơi vàng nâu là được.

Mách nhỏ:

  • Nên để bánh thật nguội rồi mới phết trứng lên mặt, nếu không nhiệt độ cao sẽ khiến trứng bị chín, gây hiện tượng lợn cợn, mất thẩm mỹ.
  • Để bánh không bị mất hoa văn, bạn chỉ phết 1 lớp mỏng trứng thôi nhé!

Không chỉ đơn giản là đường và nước, nước đường của bánh Trung Thu còn phải có nước cốt chanh hoặc thơm và được nấu trong nhiều giờ liền để có màu sắc đẹp mắt. Ngoài ra, nước đường còn phải có độ sánh và loãng vừa, nếu quá đặc sẽ khiến bánh khô còn nếu quá lỏng, bánh sẽ bị nhão không còn ngon nữa.

Thông thường, nước đường sẽ là sự kết hợp giữa đường trắng và đường nâu sẽ giúp bánh có màu đẹp và chuẩn. Dù là bánh nướng, bánh dẻo hay các loại bánh Trung Thu khác thì khâu chuẩn bị nước đường đều quan trọng như nhau để chiếc bánh thành phẩm được ngon và đẹp như mong muốn bạn nhé!

Xem chi tiết:

2Chọn đúng loại bột để làm vỏ bánh mềm xốp, không bị khô

Trên thị trường có nhiều loại bột được dùng để làm bánh Trung Thu, tuy nhiên, mỗi loại bột sẽ cho ra thành phẩm khác nhau. Bột bánh mì sẽ giúp bánh cứng, chắc nhưng lại khô. Trong khi đó, bột bánh ngọt và bột mì đa dụng lại giúp bánh được mềm dẻo hơn.

Ngoài cách sử dụng từ loại bột riêng lẻ, bạn cũng có thể trộn bột mì đa dụng cùng bột bánh mì để làm bánh. Để dễ dàng hơn, bột bánh Trung Thu pha sẵn theo tỉ lệ cũng thường được các bà nội trợ lựa chọn.

Để vỏ bánh được mềm và có độ ẩm hoàn hảo, bạn trộn bột bánh với hỗn hợp lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, dầu ăn và chút bơ đậu phộng và ủ bánh trong 30 phút.

3Sên nhân bánh Trung Thu đúng cách

Đối với nhân ngọt

Khi bạn tiến hành sên nhân đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen,... hãy chắc chắn rằng các loại đậu, hạt đã được luộc hoặc hấp chín nhừ. Trước khi luộc đậu, bạn có thể ngâm đậu trong nước sôi với 500gr đường từ 2 - 3 tiếng để đậu có vị ngọt.

Để đậu mềm nhuyễn, bạn nên xay đậu với thật nhiều nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn đậu trong máy hoặc cà đậu thật mạnh và đều tay để đậu được mịn nhất có thể.

Bạn nên sên nhân trên lửa vừa để nhân không bị tách nước và không bị khô. Nhân càng ráo, càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn. Ngoài ra, sên nhân cùng một ít dầu dừa sẽ giúp nhân thơm ngon hơn nữa đó!

Nhân ngon nhất khi dẻo, thơm, mịn, khi cầm không bị dính tay và không bị chảy.

Đối với nhân thập cẩm

Bạn nên ngâm mỡ với đường theo tỉ lệ 2 mỡ : 1 đường trong 6 tiếng để mỡ được trong và giòn. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm mỡ trước 1 ngày để mỡ đạt được chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, luộc hạt sen với nước đường sẽ giúp hạt sen ngọt, mềm và ngon hơn.

Khi các nguyên liệu ráo nước và khô hoàn toàn, bạn cắt các nguyên liệu thật nhuyễn và tuyệt đối không xay. Để tạo độ ngọt và đậm đà cho nhân, bạn nên dùng nước đường hoặc nước tương, dầu hào thay vì đường hay muối.

Bạn nhào nguyên liệu thật đều tay, khi nào thấy nhân có độ nặng và vo tròn thì nhân dính chắc lại là được.

4Nặn bánh và ấn vào khuôn

Bạn ấn dẹt bột, cho nhân vào trong và miết thật sát và chặt tay tránh làm không khí lọt vào làm vỏ và nhân bị tách. Độ dày bánh chuẩn nhất là 0.3mm - 0.5mm, nếu vỏ quá dày sẽ gây ngán còn khi vỏ quá mỏng sẽ làm bánh bị nứt, lộ nhân ra ngoài.

Để bánh không bị khô, nứt và mất hoạ tiết, bạn cho bánh vào khuôn và ấn thật chặt ngay sau khi bọc nhân.

5Thời gian, nhiệt độ và cách nướng bánh chuẩn

Trước khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ từ 165 - 175 độ C trong 15 phút.

Đối với hỗn hợp phết mặt bánh, bạn pha lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước. Nước đường cũng có thể được thêm vào để tạo độ ngọt và màu sắc đẹp hơn cho bánh. Bạn lưu ý phết trứng 2 - 3 lần và canh nhiệt độ để bánh được vàng nhưng không bị nứt vỏ.

Khi phết trứng, bạn chỉ phết thật nhẹ nhàng và phết lớp mỏng để bánh không bị nứt. Sau mỗi lần nướng, bạn cho bánh ra ngoài, xịt nước thật mỏng vừa đủ để làm ẩm mặt bánh, để nguội rồi mới tiến hành phết trứng.

Thời gian thích hợp và chuẩn xác để nướng bánh Trung Thu:

  • Lần 1: Nướng 180 - 190 độ C từ 5 - 8 phút tùy theo kích thước bánh.
  • Lần 2: Nướng 190 - 200 độ C từ 5 - 7 phút.
  • Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 - 180 độ C đến khi bánh chín.

Xem thêm:

Hy vọng, tổng hợp các bí quyết làm bánh Trung Thu bất bại mà Điện máy XANH chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng làm bánh Trung Thu tại nhà và cho ra lò những thành phẩm thật ưng ý nhé!

Biên tập bởi Võ Văn Sĩ • 25/08/2021

 Rằm trung thu - dịp ý nghĩa đặc biệt trong năm của mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt là trẻ em, các bé được vui chơi phá cỗ, cùng nghe sự tích chú Cuội, chị Hằng, rước đèn ông sao xem múa Lân khắp làng rộn rã. Có những điều không thể vắng mặt trong dịp đoàn viên này, bánh trung thu là một trong số đó.

Bánh trung thu được tạo hình đẹp mắt bởi các khuôn lắp mặt hoa ấn tượng. Trên thị trường cứ gần đến rằm Trung thu các đại lý lại xuất hiện cùng những loại bánh trung thu khác nhau, đủ vị, đủ màu sắc nhưng chưa chắc chúng đã đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


Có rất nhiều bạn đã tự tay làm bánh trung thu theo sở thích để tặng những người thân yêu. Chỉ với những nguyên liệu làm bánh đơn giản và chiếc khuôn làm bánh, bạn có thể hoàn toàn tự tin tạo ra cho mình những chiếc bánh vừa bắt mắt vừa ngon miệng.

Đây là cách đóng bánh trung thu đơn giản và tiện ích dành cho những người lần đầu dùng khuôn làm bánh lò xo nhé:


Chuẩn bị:

-Dầu ăn để chống dính

-Chổi quét dầu ăn

-Khuôn lò xo làm bánh trung thu

Bước 1: Nhúng dầu chổi vào dầu ăn[ chú ý lấy ít dầu]

Bước 2: Quét một lớp mỏng bên trong để chống dính [Chỉ quét vừa đủ dầu ăn, quá nhiều dầu sẽ làm bánh mặn khó chín]

Bước 3: Nắn viên bột thành hình thuôn dài để dễ ấn vào khuôn

Bước 4: Nhẹ nhàng ấn bột vào khuôn, xoa một lớp mỏng bột áo ở đế bánh, để bánh không dính vào mặt bàn.

Bước 5: Đặt khuôn xuống bàn, tay trái giữ chặt khuôn[ giữ khuôn bằng tay trái tránh cho khuôn xô lệch khi ép bánh]

      Lần 1: Dùng tay phải ép nhẹ[ khuôn xuống khoảng 1/2] giúp bột dàn đều ra bốn góc

      Lần 2: Ép mạnh khuôn, lực ép thẳng và vuông góc với mặt bàn[ tạo hình cho bánh] sau đó nhẹ nhàng nhấc khuôn lên.

Chuyển bánh lên khay một cách nhẹ nhàng.

Bánh đóng thành công sẽ có hoa văn màu sắc, thành bánh thẳng vuông vắn.


Chúc các bạn thành công!

Tag: hướng dẫn sử dụng,thông tin sản phẩm,khuôn bánh trung thu,Bánh trung thu,,

Để làm ra được những chiếc bánh Trung thu đẹp mắt và sắc nét thì không thể thiếu được các nguyên liệu và dụng cụ khuôn khay làm bánh, và khuôn Trung thu là dụng cụ không thể thiếu đó nha. Có rất nhiều các loại khuôn bánh Trung thu khác nhau hiện nay. Vậy thì bạn đã biết cách sử dụng các loại khuôn bánh Trung thu chưa? Hãy cùng Beemart tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khuôn gỗ

Những chiếc khuôn bánh Trung thu làm bằng khuôn gỗ là cách làm truyền thống và luôn được nhiều người lựa chọn bởi độ bền cũng như bánh được làm ra rất chắc chắn, hình dáng bánh thanh thoát, mặt sắc nét. Những mẫu hoa văn của khuôn gỗ được chạm khắc tỉ mỉ, rõ nét và sắc sảo.

Ưu điểm của khuôn gỗ Trung thu đó là hoa văn được khắc in riêng từng loại, cảm giác sử dụng chắc tay, dễ dàng lấy bánh ra khỏi khuôn bằng cách gõ mạnh vào thành khuôn. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại khuôn gỗ dùng để làm bánh trung thu đó là kích thước bánh thường lớn trên 100g và khuôn hay bị ẩm mốc nếu tiếp xúc với nước mà không được phơi khô kỹ nên bạn phải lau sạch trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Giá cả khuôn gỗ cũng khá cao so với các khuôn bánh thông thường.

Một nhược điểm khác của loại khuôn này đó là sau mỗi lần dùng, bạn lại phải đem khuôn ngâm dầu vài ngày cho khuôn ngấm dầu, nhất là với khuôn mới mua, khi làm mới róc bánh, mà vẫn cần phải dùng nhiều bột áo. Việc dùng nhiều bột áo chống dính làm cho hoa văn in trên bánh không được sắc nét.

Tuy nhiên khuôn gỗ vẫn được rất nhiều người làm bánh Trung thu cổ truyền tin dùng vì tính truyền thống cũng như thành phẩm bánh đẹp mắt, chất lượng.

2. Khuôn nhựa

Bên cạnh những chiếc khuôn bánh Trung thu bằng gỗ hiện nay, những chiếc khuôn bánh Trung thu bằng nhựa cũng được nhiều người làm bánh lựa chọn dùng để làm ra những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình vì giá thành rẻ hơn nhiều lần, phù hợp với việc dùng đôi lần trong dịp tết Trung thu lại dễ cầm, dễ sử dụng và vệ sinh làm sạch.

Với chất liệu nhựa cao cấp, an toàn nên khuôn bánh rất nhẹ, dễ lau chùi. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại khuôn này đó là khi đóng bánh thì không chắc tay nếu bạn không giữ chắc khuôn, hoa văn trên mặt bánh cũng không được sắc nét và đẹp như khuôn gỗ.

Khuôn nhựa lại chia thành nhiều loại: khuôn Trung thu nhận, khuôn Trung thu gõ, khuôn Trung thu rau câu,... trong đó có các loại khuôn đến từ các hãng nổi tiếng và uy tín như Vĩnh Trường, Singapore, khuôn Trung thu rau câu... cho bạn thỏa sức lựa chọn với rất nhiều kích cỡ khác nhau từ bánh Trung thu 50g đến 250g.

3. Khuôn lò xo

Khuôn Trung thu lò xo mới xuất hiện mấy năm gần đây nhưng rất được ưa chuộng nhờ ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng bằng cách nhấn khuôn tạo hình cho bánh, dễ cầm lại dễ vệ sinh, làm sạch. Ngoài ra, đi kèm khuôn là các mặt họa tiết khác nhau cho bạn thỏa sức sáng tạo và thay đổi cho bánh Trung thu.

Hơn nữa, người dùng cũng không phải lo lắng khuôn bánh bị ẩm, bị mốc hay tróc như khuôn gỗ. Đặc biệt, lò xo của loại khuôn này cũng thường được làm bằng inox chất lượng cao nên người dùng cũng không phải lo bị gỉ sau khi dùng một thời gian. Là một dòng khuôn được mọi người sử dụng phố biến, khuôn cũng có rất nhiều kích cỡ kiểu dáng khác nhau nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một chiếc ưng ý và đẹp mắt nhé.

4. Khuôn silicon

Ngày càng nhiều người dùng khuôn silicon để làm bánh Trung thu handmade. Ưu điểm và nhược điểm chính của loại khuôn này chính là chúng chỉ được dùng để làm bánh Trung thu rau câu mà không thể dùng cho các loại bánh Trung thu truyền thống khác.

Sau khi sử dụng khuôn silicon làm bánh xong, bạn có thể dễ dàng vệ sinh sạch sẽ, phơi khô và cất giữ các khuôn loại này cẩn thận vì chất liệu này cũng rất dễ bị nấm, mốc nếu không được vệ sinh sạch sẽ hay bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Ngoài được dùng để làm bánh Trung thu, khuôn có thể để làm thạch, làm đá,... nên cũng rất được những người yêu bánh tin dùng.

Với cách sử dụng các loại khuôn bánh Trung thu khác nhau sẽ giúp bạn làm ra được những chiếc bánh vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Chúc bạn tìm được loại khuôn làm bánh Trung thu ưng ý và có cách sử dụng các loại khuôn bánh Trung thu hợp lý nhé!

>>> Xem thêm các loại khuôn làm bánh Trung thu khác tại đây

- Khuôn Trung thu lò xo 150g 13 mặt Phúc Lộc Thọ

- Khuôn Trung thu Sing 150gr PM06

- Khuôn trung thu nhựa cá chép to

- Set khuôn thạch 4 chiếc [DEHF]

Video liên quan

Chủ Đề