Cách sửa van xe đạp

Cách sửa xe đạp hư được xem là một việc rất cần thiết đối với dân chơi xe đạp. Tuy nhiên, trong mắt nhiều người, việc sửa xe rất khó khăn và mệt mỏi. Vậy nên, ngay khi xe đạp hỏng hoặc có vấn đề. Thì điều mọi người nghĩ ngay là tìm đến tiệm sửa xe đạp. Nhưng trên thực tế cho thấy, cái gọi là trục trặc, đôi khi chỉ cần người thợ sửa xe đạp. Tra vào vài giọt dầu là xong. Để tránh các tình huống oái oăm như thế. Hôm nay Minh Hải sẽ chia sẻ cho mọi người những vấn đề hay gặp của xe. Và các cách để bảo dưỡng xe được tốt nhất nhé!

Lý do vì sự liên kết khá lỏng lẻo, chưa được chắc chắn. Giữa 3 bộ phận là trục quay, bàn đạp và trục chính. Hoặc cũng có thể vì ma sát sinh ra trong lúc chạy. Sẽ gây ra tiếng kêu khó chịu của xe.

Cách sửa xe đạp hư

Ví dụ khi bu-lông ở trục quay trở nên lỏng lẻo. Bạn có thể vặn thật chặt bu lông vào. Trong trường hợp nếu trục quay vẫn tiếp tục kêu. Thì hãy tháo nó ra. Sau đó tại trục chính. Bạn có thể bôi vào một lớp dầu mỡ. Cuối cùng lắp trục trở lại. Làm như vậy, xe sẽ không còn phát ra tiếng kêu khó chịu nữa.

Khi bu-lông ở trục quay trở nên lỏng lẻo thì cách sửa xe đạp hư là bạn nên vặn chặt bu-lông lại

Dây phanh cọ sát vào phần khung xe đạp. Làm xe bị tróc một phần sơn.

Cách sửa xe đạp hư

Bạn có thể dán vào một miếng đai chống ma sát. Hoặc miếng silicone vào phần khung. Các phụ kiện này bạn có thể thoải mái mua được trên mạng. Có rất nhiều mẫu mã. Để tránh việc cọ sát vào khung xe đạp gây tróc sơn.

Xe chạy lâu ngày hoặc tiếp xúc với môi trường muối biển nhiều. Sẽ gây ra tình trạng gỉ líp xe.

Cách sửa xe đạp hư

Tùy vào tình trạng gỉ của xe. Nếu ở mức không quá nghiêm trọng. Thì bạn chỉ cần thường xuyên bôi trơn líp bằng dầu xe là được. Việc này có thể hỗ trợ ngăn chặn tình trạng gỉ sét. Ngoài ra, trong quá trình đạp xe. Thì khi xích ma sát có thể làm mất đi một phần gỉ sét.

Gỉ líp xe có thể tra thêm dầu nhớt vào, hoặc sử dụng nhiều cách để tẩy vết gỉ đi

Bộ đề chuyển đổi số của xe. Là bộ phận tương đối khó sửa chữa nhất. Chính vì thế, khi bộ chuyển đổi phát ra tiếng kêu. Bạn có thể kiểm tra tùy trường hợp. Nếu nhẹ có thể tự xử lý. Còn nếu nặng thì có thể mang ra tiệm sửa xe đạp gần nhất để nhờ hỗ trợ.

Cách sửa xe đạp hư

Nếu bạn từng để xe bị ngã. Hoặc bị va chạm khi lưu thông trên đường. Bạn nên kiểm tra xem đuôi móc và bộ đề có bị lệch không. Nếu bị hư hỏng và lệch nghiêm trọng thì bạn nên thay cái khác.

Bạn cũng nên kiểm tra dẫn bánh. Vì dẫn bánh lâu ngày không được làm sạch. Sẽ có rất nhiều chất bẩn. Đầu tiên, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch xe. Sau đó thêm vào một chút dầu bôi trơn vào bộ đề.

Thêm vào đó, góc ngoài của dẫn bánh thường hay bị bào mòn. Và thay đổi hình dáng từ góc tù trở thành góc nhọn. Chính vì điều này, nên có thể gây ra những tiếng kêu khó chịu. Trong trường hợp này, bạn nên thay thế một dẫn bánh mới để xe không còn tiếng kêu nữa.

Xích thiếu dầu, có thể là nguyên nhân chính gây ra tiếng kêu bất thường

Cách sửa xe đạp hư

Cách giải quyết rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng dầu bôi trơn. Sau đó tra vào các mắt xích. Là vấn đề đã được giải quyết xong.

Có thể khi bạn đi xe qua những con đường. Thì đã có cành cây nhỏ, lá cây, bùn đất….mắc vào giữa líp xe. Điều này sẽ gây ra chướng ngại cho sự liên kết bình thường giữa líp và xích. Hoặc nếu sau khi kiểm tra không có gì thì có thể líp của bạn đã bị bào mòn 

Cách sửa xe đạp hư

Đầu tiên hãy kiểm tra xe. Nếu có vật cản nằm giữa các líp xe. Hãy lấy chúng ra. Sau đó làm sạch xe.

Còn trong trường hợp líp bị mòn. Thì hãy thay thế mới cả líp và xích.

Hiện tượng nảy răng của bánh xe đạp có thể do có dị vật mắc kẹt và cách sửa xe đạp là làm sạch xe và lấy dị vật đó ra

Có thể vì dây phanh bị lỏng. Hay cũng có thể do sự mài mòn tương đối nghiêm trọng. Giữa các đường vân nằm trên vành xe.

Cách sửa xe đạp hư

Bạn có thể kiểm tra. Đồng thời xoay mũ ốc vít phanh. Bạn nên xoay ngược chiều kim đồng hồ. Nhằm mục đích để vành xe lại gần má phanh. Sau đó kiểm tra vặn ốc và kiểm tra tay phanh sao cho phù hợp.

Phanh xe phát ra tiếng kêu. Có thể vì các nguyên nhân sau: 

Chất lượng da má phanh cứng có thể gây ra tiếng kêu. Trong suốt quá trình sử dụng xe.

Da má phanh bị lệch do ngoại lực tác động hoặc do lắp đặt. Bề mặt tiếp xúc của má phanh không đều khi tiếp xúc với lốp xe. 

Các vụn nhôm bám vào má phanh. Sau đó ma sát với vành xe.

Cách xử lý cho các trường hợp trên lần lượt là:

Thay má phanh mềm hoặc má phanh có chất lượng tốt hơn.

Điều chỉnh lại tay phanh, tránh để phanh bị lệch

Dùng cây dũa hoặc giấy nhám để đánh lại má phanh. Nhằm mục đích loại bỏ các vụn nhôm bám vào má phanh ra khỏi bề mặt.

Phanh hoặc má phanh phát ra tiếng kêu có thể là vì sự ma sát gây mòn má phanh

Sau khi bàn đạp của xe bị rơi ra. Bạn nên kiểm tra thử xem bu-lông nối giữa bàn đạp và trục quay. Có còn nguyên vẹn không. Trong trường hợp còn nguyên vẹn. Và không bị hỏng gì. Thì bạn có thể lắp bàn đạp trở lại. Đồng thời, vặn chặt bu-lông là xong. Lưu ý là phải dùng công cụ để vặn lại. Không nên dùng tay, vì lực vặn tay sẽ không đủ để siết chặt ốc. 

Còn nếu bu-lông bàn đạp đã hỏng. Thì bạn nên thay thế bàn đạp mới. Để tiếp tục sử dụng xe.

Khi trục quay rơi ra có thể là do bu-lông cố định của trục quay bị lỏng. Nhiều lý do là vì khi bạn đạp xe hàng ngày. Đã khiến bu-lông cố định của trục quay xe lỏng dần ra. Cách xử lý là bạn có thể dùng tua-vít để cố định lại.

Khi bạn di chuyển trên những quãng đường dài. Hoặc những địa hình quá khó khăn, gồ ghề. Hay cũng có thể xe đạp của bạn để ngoài trời nắng quá lâu. Sẽ dẫn đến việc nứt lốp. Nếu không kịp thời vá lốp hay thay mới. Thì có thể dẫn đến nổ lốp. 

Cách sửa xe đạp hư

Đầu tiên, bạn phải quan sát vết nứt nằm ở đâu. Ở mặt nghiêng hay mặt chính. Trường hợp là mặt nghiêng. Thì bạn phải thay lốp mới ngay lập tức. Nhưng nếu ở mặt chính. Và đồng thời miệng vết nứt bé hơn 0,5 cm. Thì bạn có thể tạm thời dùng miếng vá chuyên dụng. Hoặc đến tiệm sửa xe đạp gần nhất để vá vết nứt.

Nên vá vết nứt ngay khi phát hiện lốp xe bị nứt để tránh gây nổ lốp

Khi di chuyển trên những cung đường. Lốp xe của bạn có thể bị đâm đinh hoặc các vật sắt nhọn.

Cách sửa xe đạp hư

Trước tiên bạn phải tìm được chỗ lốp xe bị đâm. Sau đó lấy phần đinh hoặc vật sắt nhọn ra. Nếu lốp xe bị đâm ít. Có thể vá lại. Còn nếu vết đâm quá lớn thì bạn nên thay săm lốp mới.

Trường hợp này có thể là vì bạn đã để miếng lót nằm sai vị trí. Hay cũng có thể bạn kiểm tra không kỹ. Và trong lốp vẫn còn sót lại dị vật.

Cách sửa xe đạp hư

Nếu lỗ trên lốp xe nằm ở mặt trong. Thì rất có thể miếng lót xe đã ở sai vị trí. Làm cho săm bị nan hoa đâm thủng. 

Trường hợp chỗ rách nằm ở mặt ngoài. Thì có thể trong lốp xe vẫn còn dị vật sắc nhọn và nhỏ. Chính vì thế bạn mới khó phát hiện ra. Bạn nên cẩn thận, từ từ dùng tay không sờ nhẹ vào mặt ngoài lốp xe. Để tìm được dị vật và lấy nó ra. Sau đó vá lại xe [nếu cần thiết]. Hoặc không thì có thể lắp bánh xe vào và tiếp tục sử dụng xe.

Áp lực khí bên trong lốp xe nếu quá thấp. Hoặc khi bạn đạp xe quá nhanh không để ý mặt đường. Thì nhiều khả năng lốp xe sẽ cán phải dị vật. Và bị đâm thủng.

Bạn nên bơm xe đủ áp suất. Chú ý áp lực khí cao nhất bạn bơm vào xe nên là 140 psi. Và đồng thời thấp nhất là 120 psi. Nếu bạn bơm xe vượt quá 140 psi sẽ làm tăng sức cản của lốp xe khi chạy. Nhưng nếu bơm hơi quá thấp thì sẽ dễ gây ra nổ lốp. Thêm vào đó, nếu mặt đường quá xấu. Hãy giảm tốc độ lại và quan sát kỹ xung quanh.

Lý do có thể vì bạn đánh nhám săm chưa đủ. Điều này khiến cho bề mặt vẫn còn nhiều tạp chất. Ngoài ra, giữa săm xe và miếng vá vẫn có khoảng trống. Hoặc cũng có thể bạn để quá ít keo. Hay khi keo vẫn chưa khô hoàn toàn mà bạn đã dùng xe rồi, dẫn đến miếng vá xe không dình vào săm xe được.

Cách sửa xe đạp hư

Bạn nên đánh nhám lốp sạch sẽ. Sau đó tìm chỗ vết rách. Rồi đánh dấu lại. Tiếp đó bôi nhiều keo vào miếng vá. Đồng thời, đảm bảo miếng vá của bạn dán đúng vào vị trí trung tâm lỗ thủng. Cuối cùng, bạn để cho keo khô lại trong khoảng 5 phút. Rồi mới lắp bánh xe vào và sử dụng.

Cách sửa xe đạp trong trường hợp này là nên đánh dấu vết nứt lại, và để khô keo, hoặc đánh săm kỹ lưỡng hơn rồi mới sử dụng xe

Nếu bạn đã thử hết cách mà vẫn không sửa được xe. Thì có thể tìm đến những tiệm sửa xe đạp uy tín gần đó để nhờ sửa chữa.

Minh Hải tự hào khi là một trong những tiệm sửa xe đạp uy tín tại Vũng Tàu. Từ xe đạp điện, xe đạp nhập khẩu, xe đạp trẻ em,….Chúng tôi đều có thể tận tâm sửa chữa. Và đem đến cho Quý khách hàng chất lượng xe như mong muốn.

Thông tin liên hệ:

Facebook Fanpage: //www.facebook.com/xedapNhatbaiMinhHai

Số điện thoại đường dây nóng: 0377 033 724 – 0933 143 893

Trên đây là các cách sửa xe đạp hư hiệu quả. Mong rằng các bạn sẽ học được cách bảo dưỡng xe đạp của mình tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề