Cách pha tinh dầu sả với nước

Có rất nhiều hiểu lầm đến từ phương tiện truyền thông về việc có nên pha loãng tinh dầu nguyên chất trước khi sử dụng hay không. Một số nhãn hiệu nói rằng việc pha loãng là không bắt buộc, một số nơi lại nói có. Nên pha loãng tinh dầu bằng gì

  • Xem thêm các loại tinh dầu khác được nhập từ Mỹ của chúng tôi tại đây

Những Ngộ Nhận Sai Lầm Về Tinh Dầu

Một số ngộ nhận bạn sẽ thường thấy là:

  • Nếu tinh dầu nguyên chất là “tinh khiết” vậy thì sẽ an toàn để sử dụng dù không pha loãng
  • Chỉ có những loại dầu nóng như tinh dầu lộc đề xanh [wintergreen], tinh dầu kinh giới [oregano] mới cần được pha loãng
  • Chỉ cần pha loãng tinh dầu nguyên chất nếu da bạn nhạy cảm

Tại Sao Cần Pha Loãng Tinh Dầu?

Có rất nhiều ích lợi từ việc pha loãng tinh dầu, và đây là những lợi ích phổ biến nhất cho việc pha loãng tinh dầu nguyên chất.

An toàn hơn

Pha loãng tinh dầu sẽ giảm thiểu rủi ro kích ứng da hoặc da nhạy cảm. Không quan trọng độ tinh khiết bao nhiêu, có thành phần hữu cơ bao nhiêu hay có chỉ số trị liệu là bao nhiêu, da bạn vẫn có thể có những phản ứng không mong muốn với bất kỳ loại tinh dầu nguyên chất nào – kể cả với tinh dầu rất nhẹ nhàng cho da như oải hương.

Thành phần hóa học chính là nguyên nhân gây kích ứng da. Tinh dầu nguyên chất tinh khiết 100% vẫn tiềm ẩn chất gây dị ứng. Việc dùng tinh dầu nguyên chất trực tiếp lên da sẽ làm gia tăng nguy cơ kích ứng, đỏ, ngứa, phát ban, bỏng và các triệu chứng bất lợi khác.

Một số tinh dầu cần được pha loãng với tỷ lệ cực kỳ thấp hơn các tinh dầu bình thường để tránh gây phỏng tinh dầu và rát da, như tinh dầu quế.

Tiết kiệm hơn

Pha loãng tinh dầu nghĩa là chai 10ml của bạn nhiều hơn, sử dụng lâu hơn trước khi bạn cần thay mới.

Bên cạnh đó, tinh dầu nguyên chất được làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, trong đó có một số loài thực vật vô cùng quý. Cần một số lượng lớn nguyên liệu thô để chưng cất thành 10ml tinh dầu. Trái cây, hoa và cây đều được trồng và thu hoạch rất cẩn thận trước đó. Bạn thấy đấy, tinh dầu nguyên chất rất quý giá, vậy tại sao lại lãng phí một cách không cần thiết?

Hiệu quả hơn

Đối với tinh dầu nguyên chất, ít hơn lại chính là nhiều hơn. Sử dụng nhiều tinh dầu hơn không nhất thiết sẽ tốt hơn, nhanh hơn để đạt được mục tiêu bạn muốn. Tinh dầu không trực tiếp thấm vào da, nên phần lớn lượng tinh dầu bạn bôi trực tiếp lên da sẽ ở lại trên bề mặt da, và có thể gây các phản ứng ngược lại cho da.

Pha loãng tinh dầu nguyên chất bằng dầu nền không hề làm giảm hiệu quả của tinh dầu, ngược lại còn giúp gia tăng sự hấp thụ, có thể tác động lên da trên diện rộng.

Kéo dài hương thơm

Pha loãng tinh dầu trong dầu nền sẽ ngăn không cho tinh dầu bay hơi quá nhanh, giúp giữ lại mùi hương trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, trong công thức pha loãng tinh dầu với cồn, có khi là dầu nền bạn sẽ thường gặp những chất hòa tan này.

Sự kỳ diệu của dầu nền

Ngoài việc chỉ đơn thuần là một dụng cụ trung tính để pha loãng tinh dầu, dầu nền còn có những tính năng trị liệu riêng, mang lại những lợi ích to lớn. Việc lựa chọn sử dụng loại dầu nền nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc pha chế. Tỉ lệ kết hợp dầu nền và tinh dầu nguyên chất khác nhau sẽ giúp đạt được những hiệu quả trị liệu khác nhau lên da.

Khi nào cần pha loãng

Những tinh dầu được xác định là an toàn khi tiếp xúc trực tiếp vùng da nhỏ, ít nhạy cảm như là cúc la mã, tràm, tràm trà, khuynh diệp, oải hương, thông… đều có thể dùng trực tiếp ở vùng da ít nhạy cảm và có sự xác nhận từ đơn vị cung cấp tinh dầu. Khi dùng cho trẻ em, đặc biệt là bé sơ sinh thì dùng lượng ít và xoa vào lòng bàn tay người lớn trước khi áp vào da trẻ.

Cách pha loãng tinh dầu nguyên chất khi sử dụng máy xông tinh dầu. Để xông phòng chỉ cần nước + vài giọt tinh dầu.

Công Thức Pha Loãng Tinh Dầu

Có một số nơi chỉ bạn pha loãng tinh dầu mà không hề giải thích cách làm an toàn. Nhiều công thức pha loãng tinh dầu bạn tìm thấy trên mạng thì lại dựa trên những tỉ lệ pha loãng rất mạnh nguy hiểm và không cần thiết.

Hãy cùng tham khảo những công thức pha loãng tinh dầu ngay bên dưới đây áp dụng cho mình nhé.

Để bắt đầu, chúng ta cùng thống nhất một số tỉ lệ quy đổi đã được công nhận từ các hiệp hội hướng dẫn sử dụng tinh dầu trị liệu là 1ml tinh dầu tương đương với 20 – 25 giọt tinh dầu. Sẽ không có mức chính xác, tỉ lệ này chỉ mang tính chất tương đối.

Tỉ lệ 2%

Phần đông, tinh dầu nên được pha loãng với tỉ lệ pha trộn 2%. Có nghĩa là nên sử dụng tổng cộng 4 – 5 giọt tinh dầu nguyên chất cho mỗi 10ml dầu nền.

Ví dụ: 2 giọt dầu vỏ quýt + 3 giọt dầu lavender pha loãng trong 10ml dầu nền

Tỉ lệ này có thể tăng giảm để pha trộn với số lượng khác nhau, ví dụ như 40 – 50 giọt tinh dầu nguyên chất cho mỗi 100ml dầu nền.

Tỉ lệ 1%

Công thức pha loãng tinh dầu trên nên giảm xuống một nửa đối với trẻ em, phụ nữ có thai và những người có da nhạy cảm. Có nghĩa là nên sử dụng tổng cộng 2 giọt tinh dầu cho mỗi 10ml dầu nền. Đối với trẻ em quá nhỏ, bạn nên sử dụng tỉ lệ pha loãng 0.5%, nghĩa là chỉ 1 giọt tinh dầu cho mỗi 10ml dầu nền.

Tỉ lệ 3 – 5%

Tỉ lệ pha trộn mạnh hơn có thể được sử dụng cho một số trường hợp giới hạn hoặc đặc biệt trên một vùng nhỏ của da [ví dụ như hỗn hợp dạng lăn]. Nhưng thông thường tốt nhất vẫn nên giữ ở tỉ lệ 2%.

Lưu ý: số giọt ở đây là tổng số giọt, ví dụ 4 giọt mỗi 10ml dầu nền nghĩa là tổng cộng 4 giọt tinh dầu, chứ không phải 4 giọt cho mỗi loại tinh dầu nguyên chất.

Pha Loãng Tinh Dầu Bằng Gì?

Tinh dầu nguyên chất thường được pha loãng trong dầu nền như dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu jojoba hoặc dầu olive.

Kem dưỡng ẩm cũng có thể dùng như dầu nền để pha loãng tinh dầu. Và hãy chú ý không thể dùng nước để pha loãng tinh dầu nguyên chất. Luôn luôn pha loãng tinh dầu nguyên chất trước khi thêm vào bồn tắm. Có thể dùng ít muối tắm hoặc dầu nền trộn chung với tinh dầu trước khi thả hỗn hợp vào bồn tắm.

Chắc qua bài viết trên bạn đã biết cách pha loãng tinh dầu bằng gì rồi đúng không? Chúc các bạn thành công.

Tham Gia Cộng Đồng

Với những chị nào chưa biết thì CHÉRISKIN có 1 fanpage, nơi chị em cùng trao đổi chia sẻ với nhau về các phương pháp làm đẹp cũng như những mỹ phẩm tốt. Các chị có thể tham gia bằng cách bấm vào liên kết facebook bên dưới và để lại bình luận của mình nhé!
Link: //www.facebook.com/CheriSkin/

— 

Từ khóa liên quan:

  • pha loãng tinh dầu bằng gì
  • pha loãng tinh dầu với nước
  • pha tinh dầu với cồn
  • cách pha tinh dầu với cồn
  • cách pha tinh dầu với nước
  • dung môi pha tinh dầu
  • dung môi pha loãng tinh dầu
  • cách pha tinh dầu xông phòng

1. Nguyên liệu làm tinh dầu sả

Để làm tinh dầu sả nguyên chất, bảo quản dùng được lâu tại nhà, bạn chuẩn bị nguyên liệu theo cách thực hiện như sau.

  • Hũ đựng thủy tinh loại có nắp đậy kín, tối màu.
  • Sả: 6 nhánh [chọn sả loại già].
  • Rượu đế loại ngon: 150 ml.
  • Nước lọc: 150 ml.
  • Chày, cối.
  • Gạc hoặc miếng vải thưa.
Với một ít sả cây bạn có thể tự làm tinh dầu sả để sử dụng tại nhà. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm tinh dầu sả nguyên chất

  • Bước 1: Sả rửa sạch, bỏ lớp vỏ ngoài cùng. Dùng chày đập dập các nhánh sả để chúng tiết dầu ra.
  • Bước 2: Cắt khúc sả vừa đập dập sao cho vừa hũ đựng. Cho các nhánh sả vào hũ. Pha rượu với nước sạch tỉ lệ 1:1, đổ ngập sả trong bình. Đậy kín nắp lại, để ở nơi khô thoáng.
  • Bước 3: Sau 3 ngày, chắt lấy nước ra riêng. Riêng phần thân sả cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Trộn phần thân sả đã xay với nước trước đó, đậy nắp kín và ủ thêm 3 tuần.
  • Bước 4: Sau 3 tuần, dùng miếng gạc hoặc vải thưa sạch lọc bỏ bã sả. Phần bã được tách riêng, tinh dầu sẽ được lắng lại và bạn đã hoàn thành việc chưng cất tinh dầu sả nguyên chất.
  • Bước 5: Cho toàn bộ tinh dầu sả này vào hũ thủy tinh tối màu, đóng nắp kín và dùng theo nhu cầu.
Tinh dầu sả nguyên chất rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

3. Cách làm tinh dầu sả với lá chanh tại nhà

Bên cạnh tinh dầu sả nguyên chất, thì tinh dầu sả kết hợp lá chanh cũng được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là cách làm tinh dầu sả lá chanh tại nhà mà bạn có thể thực hiện ngay.

  • Bước 1: Sả và lá chanh mang đi rửa sạch, để ráo nước. Cắt nhỏ sả và lá chanh. Lưu ý: Lá chanh các bạn chọn loại lá vừa, không quá già. Sả nên chọn sả già có tuổi từ 9 – 12 tháng để đảm bảo được lượng tinh dầu và hương thơm.
  • Bước 2: Đun một nồi nước nóng. Khi nước bắt đầu sôi thì giảm lửa rồi cho sả cùng lá chanh vào.
  • Bước 3: Đun lửa nhỏ liu riu khoảng 30 phút rồi tắt bếp. Để nguyên như vậy qua đêm.
  • Bước 4: Sau khi đã để qua đêm, các bạn lọc tinh dầu qua rây. Đựng tinh dầu vừa thu được vào trong trong lọ có nắp đậy kín.
Bạn có thể kết hợp sả và lá chanh để làm tinh dầu sả chanh với hương thơm độc đáo hơn. Ảnh: Internet

4. Những công dụng của tinh dầu sả mà bạn nên biết

  • Khử mùi tự nhiên: Tinh dầu sả chanh được sử dụng như một chất làm sạch không khí, khử mùi tự nhiên và an toàn. Các bạn có thể pha loãng tinh dầu sả với nước vào một bình xịt. Sử dụng trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc phòng khách. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu sả với đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu.
  • Giải tỏa căng thẳng: Với mùi hương nhẹ dịu, tinh dầu sả chanh sẽ giúp cải thiện hệ thần kinh, tỉnh táo tinh thần. Khi xông hơi với tinh dầu sả chanh sẽ còn giúp khí huyết lưu thông, giải cảm.
  • Đuổi muỗi tự nhiên: Trong tinh dầu sả có hàm lượng citral và geraniol, có khả năng đuổi muỗi và kiến rất hiệu quả. Ngoài ra tinh dầu sả có thể diệt các loại bọ chét trên lông thú.
  • Làm sạch vi khuẩn: Tinh dầu sả giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
  • Làm lành vết thương: Bạn pha tinh dầu sả với một chút nước ấm sẽ giúp vết thương, vết bầm tím nhanh lành hơn.
  • Dưỡng tóc bóng khỏe: Gội đầu với tinh dầu sả chanh sẽ giúp làm sạch gàu, dưỡng tóc suôn mượt.
  • Chống lại cúm hoặc lạnh: Tinh dầu sả có thể loại bỏ vi khuẩn và vi rút, giúp điều trị các bệnh như bệnh cảm thông thường.
Chỉ với một vài giọt tinh dầu sả sẽ giúp bạn phòng chống các bệnh về đường hô hấp rất tốt. Ảnh: Internet

5. Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu sả hiệu quả cao nhất

  • Xông hương: Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông hoặc máy khuếch tán. Máy sẽ tự khuếch tán tinh dầu, lan tỏa ra khắp phòng nhanh chóng.
  • Thoa trực tiếp lên da: Dùng tinh dầu sả thoa lên da để chống muỗi đốt, côn trùng cắn.
  • Xông hơi: Nhỏ một ít tinh dầu vào chậu nước ấm. Đưa chậu nước lên cách mặt khoảng 35 cm, lấy khăn trùm kín mặt và xông trong 10 – 15 phút. Hơi nóng có chứa tinh dầu có tác dụng giảm cảm cúm, đau đầu, nghẹt mũi.
  • Xịt phòng: Có thể nhỏ vài giọt nơi góc phòng để xua đuổi muỗi và côn trùng.
  • Uống tinh dầu: Nhỏ 1 giọt tinh dầu vào nước ấm để uống. Dùng 2 lần mỗi ngày để giúp giảm chứng đầy hơi, hạ đường huyết.
  • Ngoài ra tinh dầu sả còn có thể dùng làm nước lau nhà, pha vào nước tắm giúp thư giãn cơ thể. Có thể sử dụng để thêm vào kem dưỡng da trong làm đẹp.
Sử dụng đèn xông để khuếch tán tinh dầu sả trong nhà. Ảnh: Internet

6. Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả tự làm đúng cách tại nhà

  • Việc sử dụng tinh dầu sả với nồng độ cao có thể gây ra cảm giác nóng rát, thậm chí bị phỏng. Gia đình có trẻ nhỏ hoặc có người bị bệnh hen suyễn không nên sử dụng tinh dầu sả.
  • Với tinh dầu sả mua ngoài tiệm, bạn phải chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
  • Trước khi dùng tinh dầu sả tốt nhất bạn nên thoa một ít lên tay để kiểm tra tình trạng dị ứng. Nếu có tác dụng phụ thì phải ngưng dùng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không uống tinh dầu sả nguyên chất.
  • Tinh dầu sả cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em. Không để ở những nơi có nhiệt độ cao, tránh ánh nắng mặt trời, tránh để nước rơi vào.

Bài viết trên vừa hướng dẫn bạn cách làm tinh dầu sả cũng như những điều cần biết về tinh dầu này. Về cơ bản, cách làm này rất đơn giản, chỉ cần một vài bước cộng thêm một chút thời gian chưng cất, bạn đã có thể làm được một lọ tinh dầu sả tại nhà. Với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp, hy vọng thông tin trên đủ để giúp bạn làm lọ tinh dầu sả như ý. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách làm dầu gấc, tinh dầu bưởi trên Cachlam.com.vn nữa nhé!

Đức Lộc

Video liên quan

Chủ Đề