Cách lọc thận bằng rau mùi

Bài thuốc được hướng dẫn trong tài liệu rất cụ thể: lấy một bó ngò tây, rửa sạch rồi cắt thành những đoạn ngắn cho vào ấm, đổ nước sạch vô và nấu sôi trong mười phút. Sau đó để nguội, lọc lại, đổ vào một bình sạch, cho vào tủ lạnh. Mỗi ngày uống một ly sẽ thấy muối và các chất độc tích tụ thải ra khỏi thận qua đường tiểu.

Tài liệu trên còn dẫn ra một số câu chuyện của người bệnh sỏi thận ở Úc, Mỹ, Pháp... từng áp dụng bài thuốc này và có kết luận của bác sĩ họ đã tiêu hết sỏi. Có người còn bày cách khác, theo công thức 1/5, nghĩa là mỗi lần mua năm đôla món nào có ngò tây thì mua thêm một đôla ngò tây ăn kèm. Ăn trong vòng một năm thì người này nhận thấy hai quả thận đã sạch sỏi, cho độ cương dương bền bỉ như đàn ông tuổi đôi mươi. Y học cổ truyền nhìn nhận như thế nào về bài thuốc đông y này?

Những công dụng của ngò tây

Ngò tây, còn gọi là rau mùi tây, tên khoa học petroselimun sativun Hoffm. Cây có xuất xứ từ khu vực Địa Trung Hải, trồng nhiều ở châu Âu để làm rau gia vị. Ngò tây có hai giống phổ biến là loại lá phẳng và loại lá xoăn. Ngoài ra còn có giống cây lấy củ. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu. Nghiên cứu hiện đại cho biết, trong từ 25-30g lá ngò tây tươi chứa khoảng 70mg vitamin C, bằng lượng vitamin cần thiết cho người lớn trong một ngày. Lá ngò tây cũng chứa các vitamin như B1, B2, phospho, kali, carotin; thân củ chứa khoảng 4% protein và trên 7% đường.

Tại một số khu vực ở châu Âu và Tây Á, nhiều món ăn được chế biến với lá ngò tây thái nhỏ rắc lên trên. Ngò tây cũng là thành phần cơ bản trong một số món xàlách của khu vực Tây Á. Ngoài ra, ngò tây còn có giá trị như một chất làm thơm hơi thở, do nồng độ cao của diệp lục. Adam Blackman, một nhà dinh dưỡng học cho rằng ngò tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người. Thành phần sử dụng chủ yếu của ngò tây là lá, giống như ngò tàu, mặc dù loài này có mùi vị nhẹ hơn.

Coi chừng bị sỏi thận!

Trong ngò tây chứa khá nhiều axít oxalic [khoảng 1,7%], là một hợp chất tham gia vào sự hình thành sỏi thận và gây ra các thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó tuỳ tiện sử dụng nhiều ngò tây sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận chứ không thể tiêu sỏi như tin đồn. Ngoài ra, với tính năng kích thích cơ thể cao, ngò tây được chống chỉ định không dùng cho phụ nữ đang mang thai. Người bị sỏi thận và viêm bàng quang, huyết áp thấp, thiếu máu cũng không nên dùng.

Trong đông y, ngò tây được ghi nhận có tác dụng kích thích thần kinh, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, dãn mạch, điều hoà kinh nguyệt... Thường được dân gian dùng dưới dạng thuốc sắc, liều từ 25- 50g, uống để chữa các chứng như suy nhược, khó tiêu, ăn không ngon, đầy hơi... Ngoài ra, còn giã đắp để trị căng sữa, tiêu sưng, sưng vú. Trong các loại ngò tây, được sử dụng nhiều là ngò tây lá xoăn vì mùi thơm hơn, mặc dù kết quả phân tích hoá học cho thấy hàm lượng các tinh dầu trong giống lá phẳng cao hơn.

Bài thuốc còn nhiều nghi vấn

Trở lại bài thuốc lọc thận bằng ngò tây đang được nhiều người thực hành, cần nhấn mạnh một điều, hiện chưa có nghiên cứu y học nào ghi nhận hiệu quả ngò tây có khả năng lọc thận. Ngay cả các bài thuốc chữa bệnh từ ngò tây đang phổ biến, đa phần cũng đều là do kinh nghiệm dân gian, truyền miệng mà ra. Chưa có tài liệu đông y chính thống nào của Việt Nam minh chứng những tác dụng chữa bệnh đó. Một số tài liệu tham khảo của nước ngoài cũng chỉ đề cập ngò tây có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp, điều kinh, lợi tiểu, chống phù, trị chứng đái són... Đến nay, quan điểm y học cổ truyền vẫn coi ngò tây là một loại rau gia vị, có tác dụng giải cảm hơn là một vị thuốc.

Ngay cả khi áp dụng bài thuốc trên như một kinh nghiệm dân gian thì cũng còn nhiều điều nghi vấn, như bài thuốc không nói rõ liều dùng nên uống bao nhiêu? Dược tính nào trong ngò tây đã lọc sạch thận, lợi tiểu như vậy? Ai là người dùng được, ai không? Các chỉ số đơn giản nhất cho một bài thuốc cũng không có thì làm sao có thể tin hiệu quả an toàn tuyệt đối. Trong khi đó, một số nghiên cứu lâm sàng mới đây ở Trung Quốc đã đưa ra kết luận dầu của các loại ngò tây có thể gây ảo giác nếu dùng quá nhiều.

Với một bài thuốc còn quá nhiều nghi vấn như thế thì rõ ràng chưa nên áp dụng mà không có sự theo dõi của các thầy thuốc.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu

Giảng viên bộ môn đông y, học viện

Y dược học cổ truyền Việt Nam/SGTT

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Hỏi đáp:

Thưa bác sĩ tôi có một vấn đề băn khoăn mà chưa biết chính xác câu trả lời muốn được bác sĩ tư vấn. Tôi thấy gần đây người ta nói có thể lọc thận bằng rau mùi tây? Việc này đúng hay sai, rau mùi tây có thực sự hiệu quả cho những bệnh nhân bị sỏi thận như tôi hay không?

Có đúng rau mùi tây có khả năng lọc thận?

Huy [Hà Nội]

Giải đáp:

Chào bạn.

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Chúng tôi đã tìm hiểu thông tin bạn đang quan tâm thắc mắc. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những thông tin dưới đây để bạn có thể trả lời được câu hỏi của chính mình.

CHƯA CÓ NGHIÊN CỨU NÀO CHỨNG MINH RAU MÙI TÂY LỌC THẬN

Hiện nay khoa học từ phương Đông cho đến phương Tây chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào cho thấy cây rau mùi tây có thể lọc thận. Dưới đây là ý kiến của các nhà khoa học, y học hàng đầu ở Việt Nam về vấn đề lọc thận bằng rau mùi tây.

Theo như PGS.TS Trần Công Khánh thuộc giám đốc Trung tâm Cây thuốc Việt Nam cho biết tên khác của mùi tây là rau ngò tây và tên khoa học là Petroselimun sativun Hoffm nó thuộc họ cần. Quan trọng là các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu. Chưa có một công trình nghiên cứu y học nào chứng tỏ rau mùi tây có khả năng lọc thận.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh mùi tây có khả năng lọc thận

PGS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định, sức khoẻ là vốn quý, chúng ta không thể đem ra thử nghiệm với những thứ được quảng cáo thiếu cơ sở khoa học trên mạng hay tin đồn. Điều này không chỉ khiến tiền mất, tật mang mà đôi khi còn nguy hiểm tới tính mạng.

BS Hướng phân tích, bất kỳ con gì, cây gì, khi đã dùng làm thuốc phải có một liều lượng nhất định, biết dược tính của nó ra sao, các chất trong đó có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không. Đã có ai đong đo đếm thử nước tiểu trước khi dùng mùi tây có nồng độ muối và “chất độc” là bao nhiêu chưa? Nếu chưa thì chưa có cơ sở khoa học để tin vào điều đó.

Như vậy có thể thấy các nhà khoa học y học lớn của Việt nam cho rằng không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi cũng như chưa có bất kỳ chứng minh nào cho thấy cây rau mùi tây có tác dụng lọc thận.

BÀI THUỐC LỌC THẬN BẰNG RAU MÙI TÂY Ở ĐÂU RA?

Cây rau mùi tây có tác dụng lợi tiểu

Theo như những tin đồn gần đây thì có thể thấy nhiều người dựa vào những kinh nghiệm dân gian nghìn đời cũng như dựa vào công dụng của cây rau mùi tây mà cho rằng có thể lọc thận bằng rau mùi tây.

Theo dân gian thì mùi tây là một vị thuốc chữa sỏi thận và còn là thuốc Nam dùng làm rau gia vị và có tác dụng giải cảm, chứ không có tác dụng chữa bất kỳ bệnh gì. Các bài thuốc chữa bệnh từ mùi tây đều là do kinh nghiệm dân gian, truyền miệng chứ thực tế, chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng chữa bệnh của nó.

Chính vì vậy nhiều người đã thực hiện theo bài thuốc đó. Chỉ cần mua một bó mùi tây và rửa thật sạch đem cắt ra thành những đoạn ngắn cho vào một cái ấm rồi chế nước sạch vào và đem nấu sôi trong thời gian 10 phút tiếp đó để nguội và lọc lại đổ vào một bình sạch và để vào trong tủ lạnh và có thể uống thay nước hàng ngày.

Theo dân gian rau mùi tây cũng là một cây lợi tiểu chính vì thế kích thích hoạt động của thận có thể làm thận thải độc tố.

Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng thuốc bừa bãi. Mặc dù cây rau mùi tây là cây lành tính nhưng nếu như sử dụng quá nhiều, quá liều có thể nó sẽ để lại tác dụng phụ như hạ huyết áp, thiếu máu,…

Hy vọng những thông tin chúng tôi giải đáp về lọc thận bằng rau mùi tây trên đây đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn. Chúc bạn mau sớm bình phục.

Đọc thêm về: Thuốc đặc trị bệnh sỏi thận của người Dao

Video liên quan

Chủ Đề