Cách lắp đặt máy phát điện

Máy phát điện di động có vai trò cần thiết cho mỗi gia đình cũng như cá cửa hàng nhỏ. Chúng có thể cung cấp cho chúng ta nguồn điện, phục vụ sinh hoạt khi nguồn điện chính bị cúp. Tuy không thể cung cấp điện cho toàn bộ các thiết bị trong gia đình, tuy nhiên máy phát điện di động có thể duy trì các đồ điện thiết yếu như bóng đèn chiếu sáng, tivi, quạt và tủ lạnh…Do đó, bạn nên trang bị cho gia đình một chiếc máy phát điện di động tiện lợi để phục vụ cho nhu cầu của mình.

Máy phát điện đã trở nên phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kết nối và lắp đặt những chiếc máy phát điện cho nhà ở của mình.Sau đây, hải Minh sẽ hướng dẫn cho bạn cách để kết nối và lắp đặt một chiếc máy phát điện di động tại gia thật đơn giản và an toàn để các bạn tham khảo.

Bước 1: Thực hiện đấu dây hệ thống

Trước tiên, bạn cần phải xác định các thiết bị cần thiết sử dụng điện, khi bị cúp điện. Trong trường hợp một máy phát điện xăng với công suất khoảng 3500W sẽ cung cấp đủ điện cho chiếu sáng, TV, quạt, tủ lạnh. Công suất hoạt động được ghi rõ trên mỗi máy phát điện, bạn nên căn cứ vào đó để lựa chọn máy phát điện thích hợp với mục đích sử dụng.

 
 

Sau đó, cần phải xác định các công suất của từng thiết bị sẽ sử dụng rồi chọn một hệ thống dây điện kết nối. trên thị trường có nhiều hệ thống dây khác nhau có thể  sử dụng được kết nối máy phát điện với nhà ở. Tiếp theo, bạn cắm một đầu dây vào ổ cắm trên tường. Để đảm bảo an toàn, bạn không nên làm những điều sau đây -         Không nên kết nối trực tiếp máy phát điện đến cầu giao của gia đình -         Không kết nối máy phát điện với ổ cắm máy giặt hay máy sấy  

 

Bước 2: cắm dây vào phít

Bạn nên để máy phát điện tại ví trí cách xa nhà để tránh cho gia đình mình ảnh hưởng bởi khí thải do máy thải ra hay đề phòng trường hợp cháy nổ.

   Bạn cắm dây vào ổ cắm trên tường nhà, đầu dây còn lại phù hợp với đầu ra trên máy phát điện   Sau đó, bạn cắm đầu còn lại vào máy phát điện. Dựa vào chỉ số ghi trên máy bạn có thể chọn điện áp mà bạn muốn rồi cắm dây vào đầu ra đó.  

Sau đó, bạn có thể khởi động động cơ theo hướng dẫn của nhà sản xuất Bạn muốn kiểm tra xem máy phát điện có hoạt động bình thường hay không thì có thể tắt nguồn điện chính và mở nguồn từ máy phát điện di động.   Trên đây là cách kết nối máy phát điện di động với nhà ở một cách an toàn và nhanh chóng. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn nhất thì bạn không nên tự mình lắp đặt máy phát điện mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm.


Siêu thị hải Minh là nhà cung cấp các loại máy phát điện chính hãng và giá thành tốt trên thị trường cả nước. Nếu bạn có nhu cầu lựa chọn những chiếc máy phát điện cho gia đình hay cơ quan của mình thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chu đáo. Siêu thị Hải Minh thực hiện chính sách giao hàng và lắp đặt tận nơi, với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn nghiệp vụ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và lựa chọn.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU HẢI MINH

Hồ Chí Minh: 0902 787 139 - 0932 196 898  Hà Nội: 0962 714 680 - 0964 026 805 

Một máy phát điện di động có thể cung cấp điện cho nhà ở khi nguồn điện chính bị cúp. Máy phát điện này không thể cung cấp điện cho tất cả các thiết bị trong nhà nhưng có thể di trì các dụng cụng thiết yếu như chiếu sáng, TV, tủ lạnh… Bếp, máy điều hòa, máy sấy tiêu tốn nhiều năng lượng để hoạt động hơn những gì mà máy phát điện di động cung cấp.


Bước 1: ĐẤU DÂY HỆ THỐNG
 


1 Xác định các thiết bị cần thiết sử dụng điện khi bị cúp điện. Một máy phát điện xăng với công suất khoảng 3500W sẽ cung cấp điện cho chiếu sáng, TV, quạt, tủ lạnh. Trên mỗi máy phát điện sẽ ghi rõ công suất của máy để dễ dàng lựa chọn hơn.
 


2 Xem các công suất của từng thiết bị sẽ sử dụng
 


3 Chọn 1 hệ thống dây điện. Có nhiều hệ thống dây khác nhau có thể được sử dụng kết nối máy phát điện với nhà ở - Đồng bộ hóa, điều này dễ làm và ít tốn kém tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề an toàn

- Công tắc chuyển đổi bằng tay. Điều này tốn chi phí hơn vì cần cài đặt chuyên nghiệp. Sử dụng công tắc chuyển đổi sẽ đảm bảo an toàn hơn.


 


4 Cắm một đầu dây vào ổ cắm trên tường
 


5 Giữ an toàn cho gia đình. Một số điều không nên làm bao gồm: - Không kết nối trực tiếp máy phát điện đến hộp cầu dao

- Không kết nối máy phát điện đến ổ cắm máy giặt hay máy sấy.


 


6 Kiểm tra kết nối để đảm bảo an toàn

Bước 2: CẮM VÀO PHÍT


 


1 Đặt máy phát điện cách xa nhà bạn. Đặt máy phát điện xa nhà noi có thể kết nối cáp với nó. Điều này tránh cho gia đình bị ngộ độc khí thải đọc hại máy tạo ra và tránh cháy nổ.
 


2 Cắm dây vào ổ cắm trên tường nhà, đầu dây còn lại phù hợp với đầu ra trên may phat dien
 


3 Cắm đầu còn lại vào máy phát điện. Chọn điện áp mà bạn muốn, có ghi rõ trên máy và cắm vào
 


4 Kiểm tra động cơ. Kiểm tra xem động cơ đã đủ dầu chưa, các vạn đã ở vị trí chính xác chưa
 


5 Khởi động động cơ. Khởi động theo hướng dẫn nhà sản xuất
 


6 Mở hệ thống. Đến công tắt, ngắt nguồn chính và mở nguồn từ máy phát điện
 


7 Bật công tắc lên. Mở công tắc trên hệ thống mà bạn đã cài đặt, bật tất cả các tải từng máy 1.
 


8 Quay trở lại nguồn điện chính. Để quay trở lại nguồn điện chính, đảo ngược thứ tự các hoạt động vừa làm.

Việc xây dựng phòng đặt máy phát điện là rất cần thiết nhằm đảm bảo mỹ quan cũng như giảm độ ồn và khí thải ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên để xây dựng được phòng đặt máy cần phải tính toán kỹ lưỡng làm sao để kết hợp hài hòa với kết cấu xây dựng, thuận tiện cho việc đi dây cáp hay kết nối với các hệ thống khác,… Vậy tiêu chuẩn lắp đặt phòng máy phát điện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần thiết kế phòng đặt máy phát điện?

Máy phát điện công nghiệp hay dân dụng loại có vỏ chống ồn [vỏ giảm âm] đều được thiết kế cấp bảo vệ là IP66, IP67 [Ingress Protection – tạm dịch là những tác động từ môi trường xung quanh]. Tức là chịu được nước và bụi hay nói cách khác là để được ngoài trời mà không bị ăn mòn hay oxy hóa. Với các dự án có mặt bằng rộng việc để máy phát điện ngoài trời thuận tiện cho việc đấu nối, vận hành và sửa chữa bảo dưỡng. Nhưng có những dự án việc để máy phát điện công nghiệp nói chung hay máy phát điện diesel riêng ngoài trời gây nhiều bất lợi về diện tích để máy, độ ồn khi sử dụng ảnh hưởng đến khu dân cư, mất mỹ quan cho công trình và khu vực… Thì lựa chọn thiết kế phòng đặt máy phát điện là cực kì hợp lí.

Thiết kế phòng đặt máy phát điện đúng tiêu chuẩn

Do đó việc thiết kế riêng phòng chứa máy phát điện hay phòng đặt máy phát điện là vấn đề thiết yếu. Vị trí phòng máy có thể đặt ở tầng hầm, tầng kỹ thuật của các tòa nhà cao ốc, chung cư hoặc phòng máy có thể xây dựng ở vị trí bên ngoài tòa nhà, phân xưởng để đảm bảo mỹ quan và độ ồn khi thiết bị hoạt động. Nhưng dù bạn lựa chọn vị trí đặt ở đâu cũng cần quan tâm đến việc cung cấp đủ lượng ánh sáng và không khí cho căn phòng. Bởi ngoài việc đảm bảo tính mỹ quan cho dự án bạn cũng cần đảm bảo đến tuổi thọ của máy cũng như an toàn cho người vận hành.

Việc xây dựng phòng đặt máy phát điện công suất lớn cần tính toán kỹ lưỡng để kết hợp hài hòa với kết cấu tòa nhà, nhà máy, thuận tiện cho việc đi dây hay kết nối với các hệ thống khác, việc di chuyển máy vào phòng, hay khi cho máy bảo dưỡng sửa chữa phải được thuận tiện, mỹ quan chung cho cả khu vực, những yếu tố này cần có sự tư vấn của kỹ sư thiết kế để đảm bảo tính “thẩm mỹ“ cho cả  dự án. Nhưng về cơ bản việc xây dựng một phòng đặt máy phát điện cần biết trước: Công suất máy phát điện, kích thước của tổ máy, phương án vận chuyển máy vào phòng.

Một số tiêu chuyển thiết kế phòng máy phát điện phù hợp

Tính toán kích thước phòng máy

Chiều rộng phòng máy = chiều rộng máy + chiều rộng 2 bên máy với tường [tối thiểu mỗi bên là 80 cm]. Nếu phòng có đặt bồn dầu dự phòng hoặc các tủ khác thì phải tính thêm chiều rộng [dài] bồn dầu dự phòng + tủ hoặc thiết bị khác.

Chiều dài phòng máy = chiều dài máy + chiều dài chụp thoát gió + khoảng cách tối thiểu 100 cm. Nếu phòng có đặt bồn dầu dự phòng hoặc các tủ khác thì phải tính thêm chiều dài bồn dầu dự phòng + tủ hoặc thiết bị khác.

Lắp bệ móng và chân máy cho phòng máy phát điện

Đối với các máy phát công suất nhỏ không cần thiết làm bệ móng nhưng đối với các công suất máy lớn có thể làm bệ móng hoặc lắp thêm lò xo giảm chấn để máy hoạt động tốt.

Xây bệ máy phát bằng bê tông cốt thép, chiều dầy bệ máy từ 10cm-20cm, kích thước bệ móng lớn hơn kích thước tổng thể của máy phát mỗi bên từ 30-50cm để đảm bảo việc lắp lò xo giảm chấn tại chân máy hoặc có vị trí đứng thao tác vận hành.

Bệ móng và chân máy của phòng đặt máy phát điện

Việc lắp thêm lò xo giảm chấn tại chân máy cho các dòng máy phát điện công suất lớn nhằm đảm bảo cho máy khi hoạt động giảm rung chấn tác động trực tiếp xuống sàn, việc lựa chọn lò xo giảm chấn phải đảm bảo tải trọng tổng luôn lớn gấp 2 lần tải trọng máy [ví dụ tải trọng của máy 1100KVA là 8 tấn, ta lắp tổng 8 lò xo giảm chấn – tức mỗi bên máy 4 lò xo, như vậy trọng tải chịu của mỗi lò xo phải tối thiểu 2 tấn]

Lắp hệ thống khí thải và nguồn lấy gió đầu vào cho phòng máy phát điện

Hệ thống khí thải và nguồn lấy gió đầu vào của phòng đặt máy phát điện

Thông thường cửa lấy gió vào được bố trí phía đầu máy [phía đầu bảng điều khiển], kích thước cửa lấy gió tùy theo công suất máy mà ta bố trí cửa cho phù hợp để đảm bảo lượng gió lấy vào, lưu lượng gió đầu vào của máy được chú thích rõ trong  thông số của động cơ máy. Tùy vào độ ồn yêu cầu mà ta lắp thêm hộp tiêu âm phía sau cửa lấy gió để đảm bảo độ ồn phát ra môi trường.

Đối với cửa thoát gió nóng thì phụ thuộc vào kích thước của két nước, thông thường từ kích thước của két nước ta làm rộng sang mỗi bên từ 20cm – 60cm, với những trường hợp chật hẹp ta có thể làm cửa thoát gió bằng kích thước của két nước. Sau khi xác định được kích thước cửa thoát gió nóng ta làm chụp thoát bao trọn két nước nối tới cửa, lưu ý chụp phải có bạt chống rung nối vào phía két nước hoặc phía cửa thoát gió nóng, vì khi máy hoạt động sẽ rung nếu kết nối cứng sẽ gây hư hỏng thiết bị. Tùy vào độ ồn yêu cầu mà ta lắp thêm hộp tiêu âm ở giữa két nước tới cửa thoát gió để đảm bảo độ ồn phát ra môi trường.

Hệ thống giảm âm cho phòng máy phát điện

Ở những dự án gần khu dân cư, khu vực đông người, bệnh viện, trường học… cần độ ồn khi máy chạy thấp để không gây ô nhiễm tiếng ồn và khí thải. Do đó phải làm thêm chống ồn phòng máy và lắp thêm bộ lọc khí thải để đảm bảo tiếng ồn, khí thải ra môi trường.Tùy vào độ ồn yêu cầu mà ta lắp thêm hộp tiêu âm phía sau cửa lấy gió hoặc lắp thêm hộp tiêu âm ở giữa két nước tới cửa thoát gió để đảm bảo độ ồn phát ra môi trường.

Tiêu âm cho phòng máy phụ thuộc vào độ ồn yêu cầu để lắp đặt lớp chống ồn dầy hay mỏng. Lớp chống ồn bao gồm: thép khung, bông thủy tinh, vải bọc chống cháy, tôn đục lỗ, sơn tĩnh điện. Nguyên tắc quan trọng trong xác định không gian lắp đặt máy phát chính là: đảm bảo độ ốn

Chủ Đề