Cách giải bài toán vận tốc lớp 5

Bài tập Toán lớp 5 về tính vận tốc, quãng đường và thời gian

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu tổng hợp Bài tập vận tốc, quãng đường và thời gian lớp 5.

Tổng hợp các dạng toán về chuyển động và thời gian lớp 5 giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Sau đây mời các bạn học sinh lớp 5 và quý thầy cô cùng tham khảo.

Bài tập vận tốc, quãng đường và thời gian lớp 5

Câu 1: Chọn đáp án đúng trong các công thức dưới đây:

A. V = s x t

B. V = s : t

C. V = t : s

Câu 2: Quãng đường từ nhà Nam đến trường dài 150m, Nam đi bộ đến trường hết 15 phút. Hỏi mỗi giờ Nam đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Trả lời:

Mỗi giờ Nam đi được ............km

Câu 3: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 6 giờ. Hãy tính vận tốc của ô tô biết tỉnh A cách tỉnh B 240km?

Trả lời:

Vận tốc của ô tô là: ...........km/h.

Câu 4: Bác An đi xe máy từ Hà Nội về Hải Phòng lúc 7 giờ sáng, bác nghỉ giữa đường 30 phút và tới Hải Phòng lúc 11 giờ 30 phút. Hãy tính vận tốc bác An đi biết quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài 171,6km?

Trả lời:

Vận tốc bác An đi là: ..........km/h.

Câu 5: Một ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ, lúc trở về do ngược gió nên mỗi giờ ô tô đi chậm hơn lúc đi 5km và về A muộn hơn 1 giờ so với lúc đi. Hãy tính quãng đường AB?

Trả lời:

Quãng đường AB dài ...........km.

Câu 6: Một ca nô đi trên một khúc sông dài 15km hết 30 phút. Lúc về do ngược dòng nên đi chậm hơn so với lúc đi 30 phút. Hỏi vận tốc lúc về của ca nô là bao nhiêu?

Trả lời:

Vận tốc lúc về của ca nô là ...........km/h.

Câu 7: Một tàu hỏa đang chạy với vận tốc 40km/h, phía sau cách đó 8km có một ô tô đi cùng hướng với tàu và chỉ sau 2 giờ đã đuổi kịp tàu hỏa. Tính vận tốc của ô tô?

Trả lời:

Vận tốc của ô tô là: ......... km/h.

Câu 8: Một xe máy đi từ A đến B hết 5 giờ và đi từ B về A hết 7 giờ. Hãy tính vận tốc của xe máy lúc đi biết vận tốc lúc đi nhanh hơn lúc về là 12km/giờ?

Trả lời:

Vận tốc của xe máy lúc đi là: ......... km/h.

Câu 9: Sau 2 giờ đi bộ, Mạnh đi từ nhà đến huyện. Hãy tính quãng đường từ nhà Mạnh đến huyện, biết vận tốc Mạnh đi là 6km/giờ?

Trả lời:

Quãng đường từ nhà Mạnh đến huyện dài ........... km.

Câu 10: Một tàu thủy đi từ A đến B hết 3 giờ. Cùng lúc đó một ca nô đi từ B đến A với vận tốc 45km/giờ và đến A sau 2 giờ đi. Hãy tính vận tốc của tàu thủy?

Trả lời:

Vận tốc của tàu thủy là: .......... km/h.

Câu 11: Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc là 25km/giờ. Sau khi đi được 12 phút thì một ô tô bắt đầu xuất phát từ A đi cùng hướng với xe máy và sau 1 giờ thì gặp xe máy ở B. Hãy tính vận tốc của ô tô theo đơn vị km/giờ?

Trả lời:

Vận tốc của ô tô là: .......km/h.

Câu 12: Cùng một lúc ô tô xuất phát từ A vận tốc 45km/giờ và một xe xuất phát từ B với vận tốc 25km/giờ đi về phía nhau và gặp sau 2 giờ. Hỏi xe máy đi từ tỉnh B đến tỉnh A hết bao lâu?

Trả lời:

Xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết .......... giờ.

Câu 13: Bạn Nam chạy thể dục trên 1 đoạn đường dài 1800m hết 20 phút. Hãy tính vận tốc của Nam.

Trả lời:

Vận tốc của Nam là: .............km/h.

Câu 14: Nam đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, Nga đi từ nhà đến trường hết 10 phút. Hỏi quãng đường từ nhà Nam đến trường dài bao xa, biết rằng hai bạn đi cùng với vận tốc và quãng đường từ nhà Nga đến trường dài 900m?

Trả lời:

Quãng đường từ nhà Nam đến trường dài ............m.

Câu 15: Một xe ca và một xe tải cách nhau 8km cùng xuất phát đi về phía Hà Nội. Sau 2 giờ hai xe gặp nhau ở Hà Nội. Hãy tính quãng đường xe ca đi đươc biết vận tốc xe tải bằng 19/21 vận tốc xe ca?

Trả lời:

Quãng đường xe ca đi được là .............km.

Câu 16: Phải mất bao nhiêu phút để một xe máy đi với vận tốc 45km/giờ đi hết một quãng đường dài 15km?

Trả lời: .......... phút.

Câu 17: Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 30km/giờ. Lúc trở về do ngược dòng nên mỗi giờ đi được 25km và trở về A chậm hơn 1 giờ so với lúc đi. Hỏi ca nô đi từ B về A hết mấy giờ?

Trả lời:

Ca nô đi từ B về A hết ...... giờ.

Câu 18: Cùng lúc hai ô tô xuất phát từ A và B đi về phía nhau. Xe thứ nhất đi đến B hết 3 giờ, xe thứ hai đi đến A hết 2 giờ. Hỏi họ gặp nhau sau mấy giờ đi?

Trả lời:

Họ gặp nhau sau .......... giờ.

Câu 19: Một xe máy đi với vận tốc gấp 3 lần vận tốc của một xe đạp. Nếu xe máy đi từ A đến B hết 1/3 giờ thì xe đạp đi từ B đến A hết bao lâu?

Trả lời:

Xe đạp đi từ B đến A hết ........... giờ.

Câu 20: Một xe đạp đi từ A đến B, mỗi giờ đi được 1/5 quãng đường AB, một xe máy đi từ B về A mỗi giờ đi được 2/5 quãng đường AB. Hỏi cả hai xe xuất phát cùng lúc thì sau bao nhiêu phút sẽ gặp nhau?

Trả lời:

Hai xe sẽ gặp nhau sau ........ phút.

Cập nhật: 29/05/2020

II. VẬN TỐC, QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN §6. VẬN TỐC KIẾN THỨC CẦN NHỚ Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng dường chia cho thời gian. Gọi vận tốc là V, quãng đường là s, thời gian là t, ta có: V = s : t HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP Một người di xe máy trong 3 giờ di dược 105km. Tinh vận tốc cùa người di xe máy. Giải Vận tốc của người đi xe máy là: 105 : 3 = 35 [km/giờ] Một máy bay bay dược 1800km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay. Giải Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 [km/giờ] Đáp sô': 720km/giờ Một người chạy 400m trong 1 phút 20 giây. Tính vận tốc chạy của người dó với dơn vị do là mlgiây. Giải 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tô'c chạy của người đó là: 400 : 80 = 5 [m/giây] Đáp số: 5m/gỉây

A. LÝ THUYẾT

1. Mỗi quan hệ giữa quãng đư­ờng [s], vận tốc [v] và thời gian [t]

1.1. Vận tốc:         v = s : t

1.2. Quãng đư­ờng:  s = v x t

1.3. Thời gian:  t = s : v

- Với cùng một vận tốc thì quãng đ­ường và thời gian là 2 đại l­ượng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một thời gian thì quãng đ­ường và vận tốc là 2 đại l­ượng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một quãng đ­ường thì vận tốc và thời gian là 2 đại l­ợng tỉ lệ nghịch với nhau.

2. Bài toán có một động tử [chỉ có một vật tham gia chuyển động,ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, ng­ười đi bộ, xe lửa, …]

2.1. Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ [nếu có].

2.2. Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ [nếu có].

2.3. Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ [nếu có].

3. Bài toán động tử chạy ng­ợc chiều

3.1. Thời gian gặp nhau = quãng đ­ờng : tổng vận tốc

3.2. Tổng vận tốc = quãng đ­ờng : thời gian gặp nhau

3.3. Quãng đ­ờng = thời gian gặp nhau  tổng vận tốc

4. Bài toán động tử chạy cùng chiều

4.1. Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc

4.2. Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau

4.3. Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau  hiệu vận tốc

5. Bài toán động tử trên dòng n­ớc

5.1. Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng n­ớc

5.2. Vận tốc ng­ợc dòng = vận tốc của vật - vận tốc dòng n­ớc

5.3. Vận tốc của vật = [vận tốc xuôi dòng + vận tốc ng­ợc dòng] : 2

5.4. Vận tốc dòng n­ớc = [vận tốc xuôi dòng - vận tốc ng­ợc dòng] : 2

6. Động tử có chiều dài đáng kể

6.1. Đoàn tàu có chiều dài bằng l chạy qua một cột điện

Thời gian chạy qua cột điện = l : vận tốc đoàn tàu

6.2. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một cái cầu có chiều dài d

Thời gian chạy qua cầu = [l + d] : vận tốc đoàn tàu

6.3. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô đang chạy ng­ợc chiều [chiều dài của ô tô là không đáng kể]

Thời gian đi qua nhau = cả quãng đ­ờng : tổng vận tốc

6.4. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô chạy cùng chiều [chiều dài ô tô là không đáng kể]

Thời gian đi qua nhau = cả quãng đ­ờng: hiệu vận tốc

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Một tàu tuần tiểu có vận tốc 40 km/giờ, được lệnh tiến hành trinh sát phía trước hạm đội theo phương tiến của hạm đội và quay về hạm đội sau 3 giờ. Biết vận tốc của hạm đội đi được 24 km/giờ. Hỏi tàu tuần tiểu đó từ khi bắt đầu đi được khoảng cách bao xa để trở về hạm đội đúng thời gian quy định

    Tổng quãng đường của tàu tuần tiểu và hạm đội đi gấp 2 lần khoảng cách cần thiết của tàu tuần tiểu phải đi.     Tổng vận tốc của tàu tuần tiểu và hạm đội:    40 + 24 = 64 [km/giờ]     Hai lần khoảng cách đó là:                     64 x 3 = 192 [km]

    Khoảng cách của tàu tuần tiểu phải đi là:      192 : 2 = 96 [km]


Bài 2: Hiện là 12 giờ. Sau bao lâu 2 kim đồng hồ sẽ chập nhau?
    Mặt tròn đồng hồ được chia làm 12 khoảng theo trụ số. Mỗi giờ kim giờ chỉ chạy được đúng 1 khoảng, kim phút chạy đúng 12 khoảng.
    Ta xem như kim giờ chạy trước kim phút đúng 1 vòng [12 khoảng. Vì 2 kim gặp nhau tại số 12].
    Hiệu số vận tốc của kim phút và kim giờ là:    12 - 1 = 11 [khoảng/giờ]
    Thời gian để 2 kim đồng hồ chập nhau lần kế tiếp: 2 : 11 =  1/1/11[giờ]


Bài 3: Bính đi từ A đến B. Nửa quãng đường đầu Bính đi với vận tốc 60 km/giờ. Nửa quãng đường còn lại Bính đi với vận tốc 30 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của Bính trên suốt quãng đường AB.
    Giả sử quãng đường AB dài 120km. Nửa quãng đường AB là:    120 : 2 = 60 [km]     Thời gian đi nửa quãng đường đầu:    60 : 60 = 1 [giờ]     Thời gian đi nửa quãng đường sau:     60 : 30 = 2 [giờ]     Tổng thời gian đi hết quãng đường:    1 + 2 = 3 [giờ]

    Vận tốc trung bình của Bính trên suốt quãng đường:120 : 3 = 40 [km/giờ]


Bài 4: An ngồi làm bài lúc hơn 2 giờ một chút. Khi An làm bài xong thì thấy  2 kim đồng hồ đã đổi chỗ cho nhau. Lúc này hơn 3 giờ. Hỏi An làm bài hết bao nhiêu phút?
Vận tốc: Kim giờ mỗi giờ chạy 12 khoảng; kim giờ mỗi giờ chạy 1 khoảng.           Tổng vận tốc của 2 kim: 12 + 1 = 13 [khoảng giờ]

          Thời gian 2 kim đổi chỗ cho nhau:12 : 13 =  55/5/13 [phút]

Bài 5: Một con Chó đuổi 1 con Thỏ ở cách xa 17 bước của Chó. Con Thỏ ở cách hang của nó 80 bước của Thỏ. Khi Thỏ chạy được 3 bước thì Chó chạy được 1 bước. Một bước của Chó bằng 8 bước của Thỏ. Hỏi Chó có bắt được Thỏ không?

  80 bước của thỏ bằng số bước của chó là : 80 : 8 = 10  [ bước chó]   Chó ở cách hang thỏ số bước là :  17 + 10 = 27 [ bước]

  Để đến hang thỏ thì chó phải chạy số bước tính bằng bước thỏ là : 27 x 3 = 81 [ bước

 thỏ ]

  Mà thỏ ở cách hang của nó 80 bước  thỏ nên thỏ đã đến trước 1 bước và vào hang. Vì vậy chó không bắt được thỏ.

Bài 6: An đi từ A đến B mất 4 giờ, Bình đi từ B về A mất 5 giờ. Biết rằng nếu An và Bình cùng xuất phát cùng một lúc thì sau 2 giờ 30 phút hai người cách nhau 20 km. Tính độ dài quãng đường AB.           Mỗi giờ An đi được 1/4 quãng đường; Bình đi được 1/5 quãng đường.           Mỗi giờ cả 2 người đi được:  1/4 + 1/5 = 9/20 [quãng đường]           2 giờ 30 phút [2,5 giờ] cả 2 người đi được:   9/20 x 2,5 = 45/40 [quãng đường]           Phân số chỉ 20 km:      45/40 - 1 = 5/40 [quãng đường]

          Quãng đường AB là:       20 : 5 x 40 = 160 [km]

Bài 7: Bây giờ là 3 giờ.Hỏi sau ít nhất là bao nhiêu giờ nữa thì kim giờ và kim phút sẽ trùng nhau?
          Dạng 2 chuyển động cùng chiều.           Vận tốc kim phút 12 khoảng /giờ           Vận tốc kim giờ 1  khoảng/giờ           Lúc 3 giờ, kim phút ở sau kim giờ 3 khoảng           Hiệu vận tốc 2 kim là   12 – 1 = 11 [khoảng/g]

          Thời gian kim phút trùng kim giờ là:   3 : 1  = 3/11 [giờ]

Bài 8: Lúc 6 giờ một người xuất phát đi từ A đến B với vận tốc 30km/h, sau 30 phút một người khác đi từ B về A với vận tốc 40km/h.Biết họ gặp nhau luc 8h30. Tính độ dài quãng đường AB?

          Sau 30 phút thì người đi từ A đi được:  30 : 2 = 15 [km]           Lúc này 2 người cùng xuất phát lúc 6g30ph. Tổng vận tộc 2 người là bao nhiêu? Đi bao lâu 2 người sẽ gặp nhau? Ta tính được độ dài quãng đường.

Bài 9: Hai vận động viên đua xe đạp đường trường 10 vòng quanh một cái hồ hình tròn có chu vi 10km. Vận tốc trung bình của người thứ nhất là 32km/giờ; vận tốc của người thứ hai là 35km/giờ. Hỏi sau 2 giờ hai người cách nhau bao xa?
         
Sau 2 giờ người thứ nhất đi được:  32 x 2 = 64 [km]           Sau 2 giờ người thứ hai đi được:  35 x 2 = 70 [km]

          Ta thấy sau 2 giờ người thứ hai đi vừa đúng 7 vòng về đến điểm xuất phát [do 70 hết cho 10]; người thứ nhất vừa qua điểm xuất phát 6 vòng và thêm 4km :

                   [64 – [10x6] = 4[km]].
            Như vậy 2 người cách nhau 4 km.

Bài 10: Một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ; đi ngược dòng từ bến B đến bến A mất 3 giờ. Biết vận tốc giữa khi đi xuôi dòng và khi đi ngược dòng là 95km/giờ. Tính độ dài quãng đường AB?
          Hiểu là tổng vận tốc đi xuôi dòng và đi ngược dòng là 95km/giờ.           Cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc.           Tỉ số vận tốc giữa xuôi dòng và ngược dòng là:  3/2.           Vận tốc xuôi dòng là:    95 : [3+2] x 3 = 57 [km/giờ]

          Quãng đường AB là:  57 x 2 = 114 [km]

Bài 11: Một ca nô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ; đi ngược dòng từ bến B đến bến A mất 3 giờ. Biết vận tốc dòng nước là 10km/giờ. Tính chiều dài quãng đường AB?
         
Gọi VX là vận tốc xuôi dòng và VN là vận tốc ngược dòng.
          Hiệu vận tốc:   VX – VN = 10 x 2 = 20 [km/giờ]           Cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc.           Tỉ số vận tốc giữa xuôi dòng và ngược dòng là:  3/2.           Vận tốc xuôi dòng là:  20 : [3-2] x 3 = 60 [km/giờ]

          Quãng đường AB là:   60 x 2 = 120 [km]

Bài 12: Một canô đi từ A về B hêt 3 giờ và đi từ B về A hết 4 giờ .Biết vận tốc dong nước là 4km/giờ .Tính quãng dương AB?

          Cùng quãng đường thì vận tốc tỉ lệ ngịch với thời gian.

          Gọi Vx là vận tốc xuôi dòng và Vn là vận tốc ngược dòng.
          Ta có  Vx/ Vn = 4/3           Vận tốc xuôi dòng hơn vận tốc ngược dòng:  4 x 2 = 8 [km/giờ]           [vận tốc xuôi dòng hơn vận tốc ngược dòng 2 lần vận tốc dòng nước].

Vx:       |___|___|___|___|


Vn:       |___|___|___| ..8..           Vận tốc xuôi dòng:   8 x 4 = 32 [km/giờ]

          Quãng đường AB:   32 x 3 = 96 [km]

Bài 13: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60 km/giờ, lúc từ B về A ô tô đi với vận tốc 40km/giờ. Tính vận tốc trung bình ô tô đã đi trên cả quãng đường?
         
Muốn tính vận tốc trung bình phải cần có quãng đường và thời gian tương ứng.           Giả sử quãng đường dài 120 km [vì 120 chia hết cho 60 và 40 để dễ tính]           Thời gian đi từ A đến B:  120 : 60 = 2 [giờ]           Thời gian đi từ B đến A:  120 : 40 = 3 [giờ]           Tổng thời gian cả đi lẫn về:  2 + 3 = 5 [giờ]

          Vận tốc trung bình cả đi lần về:   120 x 2 : [3 + 2] = 48 [km/giờ]

Bài 14: Lúc 5giờ 15 phút, một ô tô chở hàng từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 55km/giờ. Đến 8 giờ 51 phút thì ô tô đến tỉnh B. Sau khi trả hàng cho tỉnh B hết 45 phút, ô tô quay về A với vận tố 60km/giờ. Hỏi ôtô quay về đến A lúc mấy giờ?
         
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

                   8 giờ 51 phút - 5 giờ 15 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 [giờ]

          Quãng đường AB là: 55 x 3,6 = 198 km

          Thời gian Ô tô quay về từ B về A là: 198 : 60 = 3,3 [giờ] = 3 giờ 18 phút

          Ô tô quay về đến A lúc: 8 giờ 51 + 45 phút + 3 giờ 18 phút = 12 giờ 54 phút

Bài 15: Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B với vận tốc 50km/giờ. Đi ngược dòng từ B đến A  với vận tốc 40km/giờ. Biết tổng thời gian cả đi lẫn về là 3,6 giờ? Tính độ dài quãng đường AB?

          Cùng quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịc với thời gian:

          Tỉ lệ thời gian của xuôi và ngược dòng:   40/50 = 4/5

          Thời gian xuôi dòng:   3,6: [4+5]x4= 1,6 [giờ]

          Quãng đường AB:   50 x 1,6 = 80 [km]

Video liên quan

Chủ Đề