Cách dạy con sai lầm của người Việt

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Written by Tranglk | Sep 16, 2019 5:13:42 AM

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm trong dạy con mà phụ huynh thường gặp phải giúp phụ huynh dạy con một cách khoa học.

Cuộc sống bận rộn hàng ngày khiến mỗi giây phút bên con trẻ đều trở nên đáng quý hơn cả vì thời gian không trở lại. Hãy để tâm với cách nuôi dạy trẻ kẻo chính bạn đang phá hỏng tương lai con đấy nhé!

     Trẻ nhỏ luôn cần được lắng nghe và chỉ ra những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên do quá bận rộn với công việc, nhiều phụ huynh thường bỏ quên những cơ hội được trò chuyện với trẻ, để trẻ tự chơi và tìm hiểu những điều xung quanh.

Việc để con tự lập là điều tốt cho trẻ nhưng nếu điều này dần trở thành thói quen, trẻ sẽ sống trong thế giới riêng của mình mà không cần lời khuyên hay hướng đi nào từ bố mẹ. Điều này dễ dàng làm trẻ tự cô lập bản thân và bị tự kỷ. Bạn không thể lấy lại thời gian đã trôi qua, nhưng từ bây giờ hãy học cách trân trọng từng phút giây bên trẻ nhỏ.

Điều thứ 2 là sai lầm trong dạy con thường gặp nhất của phụ huynh.

Thử ví dụ một trường hợp nhỏ nhé: bé rửa chân và chạy ra làm ướt sàn nhà khiến mẹ bị trượt chân ngã. Điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì?

Phần lớn phản ứng đầu tiên của các bậc phụ huynh sẽ là nổi giận và la mắng trẻ mà chưa cần biết lý do là gì.

Đây là một phản ứng thái quá của cha mẹ đối với hành động của con. Thực ra khi trẻ thấy cha mẹ tức giận và la mắng như vậy sẽ cảm thấy có lỗi, sợ hãi và kết quả là òa khóc, điều này lại càng khiến người lớn căng thẳng hơn và rất dễ xảy ra xung đột.

Thay vì nổi nóng, hãy bình tĩnh hơn, hỏi con lý do và dạy cho con cách giải quyết vấn đề. Như trong ví dụ trên, mẹ hoàn toàn có thể giải thích cho con tác hại của việc làm ướt sàn và hướng dẫn bé lau khô để không làm ảnh hưởng đến người khác. Điều này không chỉ giúp trẻ nhận ra được lỗi sai mà phần nào đó, chúng cũng học được cách chịu trách nhiệm với hành động của mình rồi phải không nào?

 Xem thêm: Đồng hành cùng con

Khi thấy con mình bày trò nghịch ngợm hay bắt nạt trẻ khác mà bạn không ngăn lại, trẻ sẽ dễ nảy sinh tính hung hăng, khó bảo sau này. Chuyện thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc phụ huynh không muốn nhìn nhận đúng vào bản chất vấn đề.

Các bậc cha mẹ thường không biết làm sao để xây dựng nguyên tắc với con, do vậy họ chọn cách im lặng và không làm gì cả.

Việc nuôi dạy con theo cách này có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng hơn như phạm pháp. Trẻ con cần được dạy về ranh giới giữa cái được và không cũng như cách tương tác, giao tiếp với người khác. Nếu chúng không được định hướng ngay từ bé, ranh giới giữa đúng, sai sẽ trở nên khó phân định.

Chính vì thế, để tốt cho con, hãy đặt ra kỷ luật cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ, từ giờ giấc sinh hoạt cho đến việc học tập nhé!

Khi con mắc lỗi hay chưa đạt điều cha mẹ mong muốn, "con nhà người ta" luôn là hình mẫu lý tưởng để so sánh với con: con phải như thế này, con thấy bạn A không, tại sao con lại không được như thế, con nhà người ta như vậy…. và cứ thế tiếp diễn hằng ngày, từng sự việc, từng niềm mong ước hay từng sai lầm gì của con đều được đặt trên bàn cân như thế.

Việc so sánh có thể giúp phụ huynh giải tỏa nỗi thèm khát mong muốn như "con nhà người ta", đồng thời để cho con nhìn hình tượng mà tự rút kinh nghiệm và học hỏi nhưng điều này không giúp khích lệ con mà nó còn mang lại tác dụng ngược, con sẽ chỉ thêm mặc cảm, tự ti hoặc dễ hình thành tính cách ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.

Bất kỳ ai cũng mong muốn con mình sẽ trở nên thành công trong cuộc sống sau này dù ở lĩnh vực này. Chính vì vậy, họ thường đặt ra các mục tiêu cao với kỳ vọng con sẽ đạt được mà không để tâm vào suy nghĩ của con. Những kỳ vọng một phần sẽ thúc đẩy trẻ thể hiện tốt hơn, nhưng nếu mục tiêu không thực tế, trẻ có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.

Thông qua bài viết, Kiến Guru hy vọng các bậc phụ huynh sẽ không mắc phải những sai lầm trong dạy con này. Một nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore từng nhận: "Trẻ em trở nên sợ mắc lỗi khi bố mẹ mong chúng làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Hãy dành chút thời gian và suy nghĩ xem liệu bạn có đốc thúc con nhiều hơn mức cần thiết hay không".

Hãy là những người phụ huynh thông minh các bạn nhé!

Khi dạy dỗ con, nhiều bậc cha mẹ Việt có những sai lầm khi dạy con nhưng không phải ai cũng nhận ra. Những sai lầm tai hại cha mẹ Việt hay mắc phải khi dạy con có thể khiến trẻ gặp vấn đề như quá nhút nhát, luôn sợ sai, không thể hiện được bản thân, hay trở nên không biết vâng lời, hư hỏng… Để dạy dỗ con nên người, các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý đến biện pháp dạy dỗ giáo dục con cái.

Các bậc cha mẹ hãy lưu ý đến những vấn đề sai lầm được nêu lên trong bài viết này của gonhub.com để tránh mắc phải và khắc phục sai lầm, giúp con yêu phát triển tốt nhất nhé.

1. Đàn áp trẻ để thể hiện uy quyền của cha mẹ

Đây là một trong những cách tiếp cận phản giáo dục. Bất cứ khi nào trẻ không nghe lời, cha mẹ thường dọa nạt bằng roi vọt, nhẹ thì biểu hiện bằng thái độ cáu bẳn, càu nhàu hay giận dữ. Các hình thức phạt thường được đem ra với mục đích khiến trẻ nghe lời và trừng phạt bằng roi thường được áp dụng nhất trong các gia đình. Có thể cha mẹ đưa đòn roi ra chỉ là để dọa trẻ nhưng thực tế nó để lại hậu quả không nhỏ. Nó làm trẻ sợ hãi, chính tâm lý sợ hãy kéo theo việc trẻ sẽ xa lánh bố mẹ. Lâu dần nó sẽ hình thành nên tính khiếp nhược ở trẻ, dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái sợ hãi xung quanh. Roi vọt còn gợi tính “độc ác” trong con người bé khiến trẻ có thể ứng xử với những người xung quanh bằng hành vi bạo lực hoặc có xu hướng “nói dối” để tránh mắc lỗi và bị đòn.

2. Cha mẹ luôn chỉ huy

Nhiều người làm cha làm mẹ thường cho rằng con cái và cha mẹ không thể “cá mè một lứa” và “trên bảo dưới phải nghe”. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, đây là mối quan hệ cha mẹ và con cái dựa trên sự cách biệt. Khi trẻ sống cách biệt với bố mẹ, như sống với ông bà, người giúp việc nhiều hơn với cha mẹ, tất sẽ hình thành nên khoảng cách tâm lý giữa cha mẹ và con cái. Trẻ sẽ có xu hướng thu mình, ngại tiếp xúc với người khác, con cái trở nên xa lạ với bố mẹ hoặc nghe lời người giúp việc, ông bà hơn bố mẹ. Khi đó cha mẹ muốn áp đặt sự “chỉ huy” của mình sẽ vô hiệu. Khoa học cũng đã chứng minh rằng những trẻ em sống xa cách cha mẹ sẽ chậm phát triển hơn những trẻ khác, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi.

3. Cha mẹ dạy con tự phụ

Mỗi hành động, suy nghĩ của cha mẹ khi dạy con trẻ cũng làm ảnh hưởng đến chúng. Khi cha mẹ cho trẻ suy nghĩ về việc mình là người quan trọng nhất, chỉ có bố mẹ hoặc bản thân chúng là tài giỏi, là nhất, lúc nào cũng thích khoe khoang, hậu quả sẽ chỉ tạo ra những đứa trẻ có tính tự phụ, xem thường người khác không chỉ với người lớn mà cả với bạn bè. Điều này làm cho trẻ khó hòa nhập với môi trường xung quanh, nhất là với bạn bè ở lớp, ở trường.

4. Độc đoán trong dạy trẻ

Lúc nào bố mẹ cũng coi những lời nói việc làm của mình đối với con cái là đúng, là bất khả kháng mà không có sự chia sẻ, đây là mẫu hình của những người cha, người mẹ độc đoán, bắt trẻ phải tuân theo mọi lời nói của mình như một mệnh lệnh. Sai lầm này làm cho chính các bậc phụ huynh sẽ không bao giờ nhìn thấy sự phát triển của con mình, không biết con em mình hứng thú hoặc yêu thích điều gì, vô tình biến con cái thành những con rối, rô bốt chỉ biết làm theo mệnh lệnh. Về phần trẻ, chúng sẽ trở thành người không có tính độc lập và sáng tạo. Các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc cha mẹ hãy đừng biến con mình thành những con rô bốt chỉ biết làm theo mệnh lệnh.

5. Hành động trong khi đang tức giận lúc trẻ phạm lỗi

Nếu con mắc lỗi khiến bạn thực sự tức giận, hãy bỏ đi 10 phút để lấy lại bình tĩnh, tránh đưa ra những hình phạt không cần thiết với bé. Suy nghĩ trước khi hành động. Trẻ sẽ học được cách kiềm chế cảm xúc của bạn.

6. Không dạy trẻ nắm bắt cảm xúc

Là cha mẹ, đôi khi bạn chỉ tập trung vào việc học tập của con mà quên mất rằng kiềm chế cảm xúc là một kĩ năng rất quan trọng. Cuộc sống có quá nhiều cảm xúc,trẻ cần học cách cân bằng nó từ chính những việc diễn ra xung quanh hàng ngày.

7. Khuyên răn, thuyết giảng trẻ

Với những đứa trẻ nhỏ, những lời nói khuyên răn, giải thích về những lỗi lầm mà chúng phạm phải hoàn toàn không phù hợp. Không một đứa trẻ nào quan tâm tới những lời cha mẹ giảng giải cho chúng. Điều này chỉ thích hợp đối với những trẻ lớn đã đi học. Hãy nhớ rằng trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, chúng có cuộc sống và suy nghĩ riêng của mình. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi hãy dạy cho trẻ thông qua các trò chơi, những tình huống hoặc câu chuyện cụ thể, có sự tương tác cụ thể và những trải nghiệm cụ thể sẽ dẫn trẻ đến những hiểu biết đúng và có hành vi đúng. Ví dụ như khi cha mẹ bảo trẻ không được sờ vào nước nóng nhưng trẻ vẫn không làm theo, hãy cùng trẻ trải nghiệm cảm giác sờ vào thành cốc sẽ nóng thế nào, khi đó trẻ sẽ nhận ra sẽ bị bỏng nếu sờ vào cái cốc đó và tự khắc trẻ sẽ không đòi sờ vào nó nữa.

8. Không khuyến khích trẻ phát triển

Trẻ con muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ. Đôi khi chúng ta quá bận rộn, chỉ khi con mắc lỗi mới nhắc nhở. Một cách dễ hiểu, trẻ sẽ làm sai để được quan tâm. Hãy tạo thói quen khen con khi chúng làm điều tốt, trẻ sẽ phát huy điều đó, như thế không phải sẽ tốt hơn sao?

9. Trách móc, lăng mẹ trẻ

Trách móc con trước mặt người khác là điều không nên. Điều này có thể khiến trẻ tự ti và bị tổn thương. Tốt hơn hết hãy dùng những từ ngữ nhẹ nhàng để khuyên bảo bé. Nếu cần thiết phải trách mắng, hãy nói chuyện riêng với con.

10. Quá bao bọc trẻ

Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, chỉ cần có tình yêu thương của cha mẹ sẽ giáo dục được con cái. Quan niệm này hoàn toàn sai. Khi trẻ biết mình lúc nào cũng được yêu chiều, chúng sẽ trở nên ích kỷ, thậm chí sẽ sử dụng “vũ khí” này để đạt mục đích. Trẻ có thể dùng cách âu yếm cha mẹ để cha mẹ đáp ứng đòi hỏi của chúng. Hậu quả sẽ sinh ra những đứa trẻ không có tính độc lập, nhu nhược, coi thường người khác và trở nên ích kỷ.

Muốn trẻ vâng lời, đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ: Khi cha mẹ đưa trẻ trở thành “ông vua con” trong gia đình, bất cứ đòi hỏi nào cũng được đáp ứng, sợ con phá phách hoặc làm mình đau, đó cũng là lúc cha mẹ đang mắc sai lầm nghiêm trọng. Những đứa trẻ này sẽ dần hình thành tính cách chỉ biết đòi hỏi ở người khác, không cố gắng, nỗ lực trong công việc, từ đó chúng sẽ không trở nên độc lập được trong cuộc sống.

11. So sánh con với trẻ khác

Thật sai lầm khi so sánh con với những đứa trẻ khác hoặc anh chị em của chúng. Mỗi bé có những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu riêng. Hãy nhìn nhận những điểm tốt và giúp con phát triển chúng thay vì so sánh.

12. Đặt cha mẹ và con cái ngang bằng nhau

Trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, việc gây dựng tình bạn giữa đôi bên để sẻ chia là điều tốt, nhưng nếu mối quan hệ này trở nên quá ngang hàng sẽ là sai lầm. Bởi khi đó, cha mẹ sẽ khó dạy bảo con cái, thậm chí chúng còn “dạy bảo” ngược lại cha mẹ. Điều này làm con trẻ sẽ giảm dần sự tôn trọng đối với những người sinh ra chúng.

13. Làm mọi cách mua chuộc sự vâng lời của trẻ

Đây là một trong những sai lầm mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải. Họ thường nghĩ rằng, để trẻ vâng lời bố mẹ thường hứa hoặc mua quà cáp cho trẻ. Nếu bố mẹ đáp ứng đòi hỏi đó sẽ làm trẻ trở thành người chỉ biết đòi hỏi, lúc nào cũng đặt điều kiện cho bố mẹ [nếu con làm theo lời bố mẹ sẽ được thưởng gì], trẻ sẽ thiếu động lực trong cuộc sống, sau này sẽ khó vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

14. Khen ngợi trẻ quá mức

Nếu bạn thường xuyên tán dương trẻ, chúng sẽ ỷ lại vào khả năng của mình. Con cái cần được khích lệ nhưng cũng phải nhìn nhận cuộc sống một cách thực tế. Nếu bé làm việc tốt, hãy khen ngợi, khi bé mắc lỗi, hãy phân tích và tạo động lực để bé cố gắng hơn.

15. Chỉ trích trẻ

Ngược lại với việc khen ngợi là chỉ trích. Tồi tệ nhất là khi bạn trách oan bé. Những câu nói như: “con thi trượt rồi phải không?”, “sao con dốt thế”… rất nặng nề với con.Chúng sẽ ghi nhớ và không may có thể làm theo. Hãy nhớ rằng vai trò của cha mẹ là phát huy tính tốt của con, không phải là phá hủy nó.

16. Cha mẹ không coi trọng hôn nhân

Dạy con cần nỗ lực từ cả 2 người. Dù bận rộn chăm sóc con cái, hãy dành thời gian cho người bạn đời của mình, cùng nhau tìm ra cách nuôi dạy con tốt nhất. Trẻ sẽ học yêu thương từ chính cách cha mẹ đối xử với nhau.

17. Cho con quá nhiều tiền để tiêu vặt

Ba mẹ cần sớm dạy trẻ hiểu rằng tiền bạc là công cụ hữu ích, phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, chứ không đơn thuần chỉ là đồ trang trí. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, với đầy đủ tiện nghi, việc lựa chọn vì thế cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Vì vậy, ba mẹ cần sáng suốt trong việc quản lý tài chính của con mình. Việc giao cho chúng hàng đống tiền, mua đồ trang sức đắt tiền trong những năm đầu đời sẽ biến trẻ thành người không biết ơn, vô cảm với bất cứ ai.

18. Không lắng nghe trẻ nói

Một sai lầm hết sức trầm trọng khi dạy con là không lắng nghe trẻ. Nói chuyện với con cái về một điều gì đó sẽ hoàn toàn khác biệt so với việc bạn thực sự chú tâm lắng nghe những gì trẻ nói. Chúng sẽ nói rất nhiều điều có vẻ như ngớ ngẩn trong những lần đầu tiên. Nhưng nếu quan sát kỹ cử chỉ đằng sau những lời nói đó, bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc về tâm hồn của chúng. Hãy mang lại cho con bạn một môi trường mà chúng biết đang được lắng nghe.

Còn có nhiều sai lầm khác trong việc dạy con cái, tuy nhiên những sai lầm trên đây là những sai lầm mà nhiều ông bố bà mẹ Việt hay mắc phải nhất. Các bậc cha mẹ hãy chú ý tham khảo kỹ bài viết này và khắc phục sai lầm, giúp bé yêu phát triển tốt nhé. gonhub.com chúc các bậc cha mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan.

Video liên quan

Chủ Đề