Cách chữa chảy máu chân răng khi đánh răng

Chảy máu chân răng là hiện tượng bệnh lý về răng do những tác nhân khác nhau và hiện tượng chảy máu chân răng này liệu có nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng hay không? Và nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên thì chúng ta phải làm sao? Bài viết sau Nha khoa Medita sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

1. Bệnh viêm nướu

Viêm nướu hoặc viêm nha chu chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc chảy máu chân răng. Khi các mảng bám thức ăn không được làm sạch cùng với huyết thanh lắng đọng dần dần sẽ phát triển thành cao răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sâu bên trong răng và nướu, thải độc tố để phá hủy các cấu trúc nâng đỡ răng, làm sưng các tổ chức xung quanh răng và gây nên tình trạng chảy máu chân răng.

2. Thuốc làm chảy máu chân răng

Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, nguyên nhân gây chảy máu nướu có thể là do thuốc làm loãng máu.Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu, do vậy có thể dẫn đến việc bạn bị chảy máu dễ dàng hơn.

Một số loại thuốc chữa bệnh khác thì có thể khiến bạn bị khô miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn trong răng.

3. Vệ sinh răng miệng kém

Việc lơ là chăm sóc răng miệng có thể dẫn đến chảy máu chân răng. Bạn có thể đánh răng không đủ lâu, đánh răng không đúng cách và nhiều khi quên mất việc đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra việc dùng tăm để xỉa răng có thể gây tổn thương nướu, bạn nên dùng chỉ nha khoa để lấy đi mảng bám thức ăn thừa trong kẽ răng.

4. Bệnh lý về gan thận

Bên cạnh đó, các bệnh lý về gan thận hay bệnh về máu cũng khiến xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Khi gan bị tổn thương sẽ khiến quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K bị ảnh hưởng, khiến chân răng hay bị chảy máu.

5. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu protein và vitamin C cũng góp phần khiến cho xuất huyết dưới chân răng. Ngoài ra, cũng có một số yếu tố trực tiếp tác động khiến chảy máu chân răng chính là việc sử dụng bàn chải cứng và chải với lực nhai quá mạnh cũng khiến cho lực ma sát với nướu nhiều hơn và làm cho nướu bị tổn thương. Xỉa răng với tăm nhiều cũng chính là tác nhân khiến cho chân răng dễ chảy máu cũng như rỗng chân răng khiến cho thức ăn giắt kẽ nhiều hơn.

6. Hút thuốc lá quá nhiều

Những người có thói quen hút thuốc lá thường có nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Các chất có hại trong thuốc lá cũng khiến bạn dễ mắc phải các bệnh về nướu lợi hơn, gây tình trạng chảy máu chân răng.

7. Do răng mọc lệch

Tình trạng răng mọc lệch, không đúng vị trí, khớp cắn sai lệch cũng gây ra tình trạng viêm nướu hoặc làm bệnh ngày càng tiến triển trầm trọng hơn. Điều này được lý giải là vì răng mọc lệch có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng của bạn, dễ gây tổn thương và khiến bạn dễ bị chảy máu chân răng.

Cách điều trị chảy máu chân răng

Việc tìm hiểu một nguyên nhân gây nên chứng chảy máu chân răng sẽ là điều kiện để tìm ra một phương pháp điều trị bệnh lý răng tốt nhất.

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để có hàm răng khỏe, đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng hai lần một ngày, khi đánh răng phải đủ thời gian trung bình là từ 2-3 phút, đánh răng đúng kỹ thuật và đặc biệt nên sử dụng loại bàn chải mềm để tránh việc gây tổn thương nướu lợi, ngoài ra bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để lấy thức ăn thừa và mảng bám dính trên răng.

2. Bổ sung các chất cần thiết

Bổ sung các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành viết thương, vitamin K để hạn chế việc chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua các loại quả như cam, chanh, bưởi vitamin K qua các loại thực phẩm như củ cải, chuối. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh bởi chất xơ trong rau cũng sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám trên răng.

3. Từ bỏ thói quen hút thuốc

Bỏ thuốc lá không chỉ giúp bạn phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm như ung thư mà còn giúp bạn có một hơi thở thơm tho, loại bỏ nguy cơ răng ố vàng, viêm nha chu và chảy máu chân răng. Chỉ cần loại bỏ những thói quen xấu là sức khỏe của bạn được cải thiện đáng kể rồi đó!

4. Sử dụng thuốc điều trị

Nếu nướu chỉ viêm nhẹ thì sau khi cao răng được loại bỏ thì hiện tượng chảy máu chân răng cũng được khắc phục. Tình trạng viêm nha chu nghiêm trọng hơn thì cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, có thể kết hợp ngậm máng với uống thuốc theo liều lượng mà nha sỹ chỉ định. Bổ sung các loại vitamin và các loại protein, rau chủ chứa nhiều vitamin C cũng là cách làm giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.

5. Lấy cao răng định kỳ

Ngoài gây ra các vấn đề chảy máu chân răng, các mảng bám còn là nguyên nhân của sâu răng, làm răng bị ố vàng, xỉn màu. Việc lấy cao răng định kì là vô cùng cần thiết. Với công nghệlấy cao răng sóng siêu âm hiện đại, MED DENTALđảm bảo việc điều trị được diễn ra nhẹ nhàng, không ê buốt, an toàn và đặc biệt giúp bạn điều trị được triệt để vấn đề chảy máu chân răng, và các bệnh lý gây ra bởi các mảng bám

Ngoài ra, để biết thêm chi tiết về Điều trị chảy máu chân răng. Gọi ngayHOTLINE 0778.881.885để đặt lịch tư vấn và thăm khám cùng chuyên giaMEDDENTAL.

Truy cập Facepage để cập nhập các thông tin nhanh nhất về Nha khoa MEDDENTAL.

Tin tức liên quan

Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng implant được không ?
Niềng răng [chỉnh nha] là gì? Quy trình niềng răng [chỉnh nha]?

Video liên quan

Chủ Đề