Các trường đại học có tỉ lệ việc làm cao

Ngày 15 – 5, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực [Bộ GD&ĐT] tổ chức Chương trình tư vấn trực tuyến về hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2022.

Tại đây ông Bùi Văn Linh, Giám đốc trung tâm cho biết, Việt Nam hiện nay có khoảng 240 trường đại học, với khoảng 1,7 triệu sinh viên [SV], bình quân từ 2019 – 2021 cho thấy, cả nước có khoảng 240.000 SV tốt nghiệp hàng năm. Đây là cơ cấu quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia.

Thống kê từ năm 2018 đến năm 2020, các nhóm ngành luôn đứng đầu về số lượng đào tạo và số lượng SV tốt nghiệp hàng năm, gồm: Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên; Nhân văn; Khoa học Xã hội và Hành vi; Kinh doanh và Quản lý; Pháp luật; Máy tính và Công nghệ thông tin; Công nghệ Kỹ thuật; ngành Kỹ thuật; Kiến trúc và Xây dựng; Sức khỏe.

Rất nhiều ngành, nghề mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Ảnh PHI HÙNG

Theo ông Linh, số lượng đầu ra, phản ánh số lượng đăng ký đầu vào của các trường đại học trong mười nhóm ngành lớn nói trên [chiếm cơ cấu trên 80% số lượng SV tốt nghiệp hàng năm]. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tổng quy mô, hoạt động động đăng ký đầu vào của học sinh lớp 12 THPT

Bên cạnh đó, năm 2020 có năm lĩnh vực có SV tốt nghiệp thấp nhất, gồm: Toán và thống kê [293 SV]; Thú y [715 SV]; Dịch vụ vận tải [1.338 SV]; Dịch vụ xã hội [1.600 SV; Nghệ thuật [1.800 SV].

Xu hướng việc làm dựa trên tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm năm 2020 chia làm bốn nhóm, gồm:

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức cao [trên 85%]: Dịch vụ vận tải; Nghệ thuật; Thú y. Tuy nhiên, số lượng quy mô SV tốt nghiệp của những ngành này không cao.

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức khá [từ 75 – 85%]: Kiến trúc và Xây dựng; Sản xuất và Chế biến; Toán thống kê; Sức khỏe; Nông - Lâm - Thủy sản; Khoa học sự sống.

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức trung bình [từ 70 – dưới 75%]: Hầu hết 10 nhóm ngành, lĩnh vực có tỷ lệ SV tốt nghiệp nhiều đã kể trên.

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức thấp [dưới 70 %]: Dịch vụ xã hội; Môi trường và Bảo vệ môi trường; Pháp luật; Kinh doanh và Quản lý; Khoa học Xã hội và Hành vi. Đây là những nhóm ngành đang gặp khó khăn về tư vấn học đường, vị trí công tác xã hội, có những hạn chế nhất định.

[PLO]-  Đại diện Bộ GD&ĐT thông tin, năm 2021, 90% thí sinh được xét tuyển vào đại học trên cả nước vẫn sử dụng phương thức truyền thống là điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ.

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề phù hợp, chọn trường Đại học cũng không kém phần quan trọng bởi  những sinh viên đến từ các trường Top đầu thường được nhà tuyển dụng ưu tiên hơn. Sau đây là TOP 8 trường Đại học có tỷ lệ việc làm hậu tốt nghiệp cao.

1. Tiêu chí đánh giá và xếp hạng top những trường đại học có việc làm cao tại Việt Nam:

  • Điểm vào
  • Nhận xét và phản hồi
  • Cơ hội việc làm
  • Sự hài lòng chung
  • Mức đầu tư / sinh viên
  • Số lượng nhân viên / sinh viên
  • Chất lượng giảng dạy
  • Những giá trị gia tăng.

2. TOP những trường Đại học tỉ lệ việc làm hậu tốt nghiệp cao:

2.1. Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Đại học quốc gia Hà Nội là  trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

Chất lượng cao; Sáng tạo; Tiên phong; Tích hợp; Trách nhiệm; Phát triển bền vững. Khẩu hiệu hành động Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức [Excellence through Knowledge].

2.2. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội  chính là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Trường cũng là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương AOTULE [Asia-Oceania Top University League on Engineering].

Tầm nhìn trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

2.3. Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam

Học viện nông nghiệp Việt Nam là trường đại học chuyên ngành đứng đầu về đạo tạo nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tại miền Bắc Việt Nam, thuộc nhóm ba mươi trường đại học đứng đầu Đông Nam Á, thuộc nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.4. Trường Đại học Cần Thơ

Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học đa ngành lớn có vị thế trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành nông - lâm - ngư - sinh cho cả nước, được Chính phủ xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam.

Đại học Cần Thơ hiện nay thuộc nhóm 5 trường tốt nhất Việt Nam theo xếp hạng của Webometrics

2.5. Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục và đa ngành chất lượng cao, là một trong các trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là ngôi trường đại học trọng điểm quốc gia và trong khu vực, chuyên đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục của đất nước thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo trong đại học và sau đại học có chất lượng cao.

Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cố gắng đạt được những kết quả vượt trội trong việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế.

Trong suốt hơn 70 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trở thành một tấm gương sáng cho ngành giáo dục Việt Nam. Trường đã nhiều lần vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng cho Huân chương lao động hạng nhất và Huân chương Hồ Chí Minh.

2.6. Trường Đại học Bách khoa TP.HCM

Trường Đại học Bách khoa là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Tính đến tháng 3 năm 2017, trường có 930 giảng viên. Trong đó có 9 giáo sư, 103 phó giáo sư, 276 tiến sĩ, 443 thạc sĩ và 98 giảng viên có trình độ đại học. Đội ngũ nhân viên vẫn luôn được nâng cao và đào tạo chuyên sâu bài bản giúp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tổng diện tích đất sử dụng của trường [2 cơ sở]: 41,23 ha  

Nơi làm việc: 14.443

Nơi học: 63.480 

Nơi vui chơi giải trí: 12.675  

Số phòng học: 240 – Tổng diện tích [m2]: 26.270 

Số phòng thí nghiệm: 180 –  Tổng diện tích [m2]: 21.976 

Số phòng xưởng thực tập, thực hành: 11 – Tổng diện tích [m2]: 7.546

Nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất [1998]

Huân chương Độc lập hạng Ba [2002]

Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới [2005]

Huân chương Độc lập hạng Nhì [2007]

Huân chương Độc lập hạng Nhất [2012] cùng với nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đoàn thể.

Trong 10 năm gần đây đã đạt 208 giải Olympic trong đó có 31 giải nhất, 29 giải nhì, 72 giải ba. 

Sinh viên trường Đại học Bách khoa đã ba lần đạt chức vô địch Robocon châu Á – Thái Bình Dương năm 2002 [Nhật Bản], 2004 [Hàn Quốc] và 2006 [Malaysia].

Là trường đại học thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và là trường thứ hai trong cả nước được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, trường thứ tư được đánh giá trong toàn khu vực Đông Nam Á.

2.7. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

là trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trụ sở tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Ngoại thương là một trường đại học trải qua lịch sử Việt Nam thời hiện đại trong nhiều giai đoạn và thời kỳ, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện về cả kinh tế và xã hội đất nước.

2.8. Trường Học viện Ngoại giao Hà Nội

Học viện Ngoại giao là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại ở Việt Nam.

Học Viện Ngoại Giao có hệ thống đào tạo gồm các bậc: Hệ Đại Học, Cao Đẳng, Sau đại hoc, Hệ Đào tạo ngắn hạn và có các ngành đào tạo bao gồm:

  • Quan hệ Quốc Tế
  • Truyền thông Quốc Tế
  • Kinh tế Quốc tế
  • Kinh Doanh Quốc Tế
  • Luật Quốc Tế
  • Ngôn ngữ Anh

Hiện nay, ngành ngoại giao đang trở thành xu hướng chọn lựa của giới trẻ. Trong hệ thống ngành nghề, nghề ngoại giao được cho là một nghề thời thượng.Trong các kỳ thi Đại học, Cao đẳng điểm chuẩn của các trường Ngoại giao luôn ở mức cao đến rất cao, chưa kể khối xét tuyển vào đây đa phần là các ngành khối D, chứng tỏ một điều rằng việc làm từ Học viện Ngoại giao là vô cùng hấp dẫn.

> TOP 12 trường Đại Học đào tạo ngành truyền thông tốt nhất trên toàn quốc

> Danh sách những trường Đại Học tổ chức dạy học trực tiếp sau Tết Nguyên Đán

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

TAGS: Trường đại học hàng đầu Đại học có tỷ lệ viêc làm cao Đại học có tỷ lệ việc làm hậu tốt nghiệp cao

Video liên quan

Chủ Đề