Hướng dẫn học và khai thác atlat địa lí việt nam

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM1. KHÁI QUÁT VỀ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAMAtlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh màcòn cả với giáo viên THPT, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992. Sau 8 lần táibản Atlat địa lí Việt Nam đã được cập nhật, bổ sung, nâng cao về chất lượng khoahọc, chất lượng in ấn và mĩ thuật.Nội dung Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lí ViệtNam ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh lớp 8, lớp 9 và lớp12. Toàn bộ nội dung Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 24 trang được chia thành 3phần, trình bày từ cái chung đến cái riêng, từ địa lí tự nhiên đến địa lí kinh tế - xãhội, từ toàn thể đến các khu vực:- Phần thứ nhất: Giới thiệu các đơn vị hành chính của nước ta [63 tỉnh, thành phố].- Phần thứ hai: thể hiện các thành phần chủ yếu của tự nhiên [địa hình, địa chấtkhoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật] và ba miền tự nhiên.- Phần thứ ba: trình bày về dân cư [dân số, dân tộc], các ngành kinh tế chủ yếu[nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch]và bảy vùng kinh tế.Các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam đều sử dụng phép chiếu hình nón hai vĩtuyến chuẩn [j1 = 110B và j2 = 210B]. Tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1: 9.000.000 dùng cho các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000 chocác bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên và các vùngkinh tế.2. Nội dung các trang atlat.2.1Bản đồ hành chính Việt Nam [trang 2, 3]Bản đồ hành chính, trang 2, 3 Atlat Địa lí Việt Nam, thể hiện sự toàn vẹn lãnhthổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với nhữngnội dung cụ thể là:- Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước ViệtNam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vựcĐông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùngbiển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớnvới chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.- Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 64 tỉnh, thành phố với tổng diệntích là 331.212 km2 [Niên giám thống kê 2006]. Mỗi tỉnh trên bản đồ được thểbằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.- Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trựcthuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã...và các điểm dân cư khác.- Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ [quốc lộ 1A,quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51...], cùng các sông ngòi lớn [hệ thống sông Hồng,sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long...tạo nên mối liên hệ giữa cáctỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.- Bản đồ phụ [Việt Nam trong Đông Nam Á] và bảng diện tích, dân số của 64 tỉnh,thành [2004].2.2. Bản đồ Hình thể [trang 4, 5]Trên bản đồ hình thể, các nội dung được tập trung thể hiện là những nét khái quátvề hình thể lãnh thổ Việt Nam:Với phần lãnh thổ, đất liền nằm trong hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc ở vĩđộ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩđộ 8037’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinhđộ 102010’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnhĐiện Biên và điểm cựcĐông nằm ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnhKhánhHòa. Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùngbiển và vùng trời.- Vùng đất: Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổngdiện tích là 331. 212 km2 [Niên giám Thống kê 2006]. Nước ta có hơn 4600 kmđường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dàihơn 1300km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100 km và đương biên giớiViệt Nam – Campuchia dài hơn 1100 km. Đường bờ biển nước ta cong như hìnhchữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái [Quảng Ninh] đến Hà Tiên [Kiên Giang].Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 64 tỉnh vàthành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác nhữngtiềm năng to lớn của Biển Đông. Nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớnlà các đảo ven bờ và có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảoHoàng Sa [thuộc thành phố Đà Nẵng] và quần đảo Trường Sa [thuộc tỉnh KhánhHòa].- Vùng biển: Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáplãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam có chủ quyền trênmột vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, baotrùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biêngiới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.Ngoài các nội dung trên, bản đồ hình thể còn thể hiện đặc điểm chung của địa hìnhViệt Nam là:- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: địahình đồi núi chiếm tới ¾ diện tìch đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặcđiểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thếvới hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%.Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ vàmở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.- Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung là hướng chung của địahình. Hướng tây bắc - đông nam là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc,Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãynúi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam TrườngSơn.- Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: Khu vực núi cao,khu vực núi trung bình, các sơn nguyên đá vôi, các cao nguyên, đồng bằng thấp...3. Bản đồ Địa chất khoáng sản [trang 6]- Nội dung của bản đồ là thể hiện các thành tạo địa chất bao gồm: các loại đá theotuổi, các đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập macma, điều kiện địa chất Biển Đôngvà sự phân bố các mỏ khoáng sản.- Các loại đá theo tuổi dựa theo thang địa tầng phản ánh tính liên tục của các giaiđoạn phát triển lớp vỏ Trái Đất của nước ta. Với hệ thống phân vị được sử dụngtrong Atlat lớn nhất là Đại [ĐạiThái cổ - Ackêôzôi; Đại Nguyên sinh – Prôtêrôzôi;giới Cổ sinh – Palêôzôi; giới Trung sinh – Mêzôzôi; giới Tân sinh – Kainôzôi];giới được chia ra các kỉ [hệ] và mỗi kỉ lại được chia thành thế [thống]; mỗi thốnglại được chia ra nhiều thời. Các loại đá có tuổi khác nhau trong bản đồ được thểhiện bằng phương pháp nền chất lượng với các nền màu khác nhau kết hợp với kíhiệu chữ. Các đứt gãy kiến tạo được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến [theođường].Giai đoạn Tiền Cambri ở Việt Nam được xem là giai đoạn hình thành nền móngban đầu của lãnh thổ với các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở KonTum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,3 tỉ năm. Giai đoạn Cổ kiếntạolà giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiênnước ta. Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích [trầm tích biển vàtrầm tích lục địa], macma và biến chất. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắptrên lãnh thổ, đặc biệt đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon – Pecmi có nhiều ở miền Bắc.Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địavào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; cácđá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc. Các hoạt động uốn nếp vànâng lên diễn ra ở nhiều nơi. Trong đại Cổ sinh là các khối thượng nguồn sôngChảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núihướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vòngcung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt độnguốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâmnhập và mac ma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như:đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quí…Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùngtrong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta và còn được kéo dài chođến ngày nay.Các mỏ khoáng sản trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các kíhiệu có hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau và kí hiệu chữ khác nhau. Các mỏkhoáng sản được phân loại theo ba nhóm chính: năng lượng, kim loại và các nhómphi kim loại. Các mỏ chỉ được thể hiện sự phân bố mà không thể hiện trữ lượng.4. Bản đồ Khí hậu [trang 7]Bản đồ khí hậu trong tập Atlat Địa lí Việt Nam được thiết kế với 7 bản đồ có thể sửdụng phối hợp với nhau.- Trên bản đồ khí hậu chung thể hiện các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu.Miền khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền khí hậugắn với một màu với ba đặc điểm khác nhau:+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hoành Sơn [180B] có mùađông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưanhiều.+ Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãyTrường Sơn từ Hoành Sơn đến mũi Dinh [110B] có mùa mưa vào mùa thu đông.+ Miền khí hậu phía Nam [bao gồm cả Nam Bộ và Tây Nguyên], có khí hậu cậnxích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phảnsâu sắc.- Trên bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện bằng phương pháp định vị.Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa kết hợp trên cùng một biểu đồ và các biểu đồnày được đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu.- Chế độ gió [tần xuất, hướng gió] được biểu hiện bằng phương pháp biểu đồ địnhvị với biểu đồ hoa gió tháng 1 [màu xanh] và tháng 7 [màu đỏ] được thể hiện bằngphương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véc tơ [mũi tên] thể hiện các loạigió và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ.- Các bản đồ nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện ở tỉ lệ 1:18.000.000, bằngphương pháp nền số lượng. Về bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bìnhnăm, tổng lượng mưa từ tháng XI – IV, tổng lượng mưa từ tháng V - X. Về bản đồnhiệt độ, thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độtrung bình tháng 7.5. Bản đồ Đất, thực vật và động vật [trang 8]Trên bản đồ đất và thực vật, các loại đất được thể hiện bằng phương pháp nền sốlượng. Mỗi vùng mang một nền màu tương ứng với một loại đất. Ở bản đồ này, cácloại đất được chia thành hai nhóm chính: nhóm đất phù sa [bao gồm các loại đấtxám, đất phèn, đất phù sa, đất mặn và đất cát ven biển] và nhóm đất feralit trên đábadan, đất feralit trên các loại đá khác, đất feralit trên đá vôi] và nhóm đất khác.Thực vật có sự liên quan chặt chẽ với các loại đất nên được thể hiện kết hợp trêncùng một bản đồ. Các loại rừng trên bản đồ được thể hiện bằng các kí hiệu vùngphân bố khác nhau tương ứng với các loại đất, tương ứng với lãnh thổ mà các loạirừng phân bố. Ngoài ra trên bản đồ này còn thể hiện các vườn quốc gia bằngphương pháp kí hiệu. Theo một hệ thống phân hạng của Việt Nam thì vườn quốcgia là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được Nhà nước ra quyết định thànhlập nhằm bảo vệ một hay nhiều hệ sinh thái đặc biệt chưa hoặc mới bị tác động nhẹdo hoạt động của con người, bảo vệ các loài động - thực vật đặc hữu có nguy cơ bịtiêu diệt và cảnh quan đẹp. Vườn quốc gia được phân thành ba phân khu: phân khubảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính – dịch vụ.Ngoài bản đồ đất và thực vật, trang 8 còn trình bày bản đồ phân khu địa lí động vậtvới tỉ lệ 1:18.000.000. Các khu động vật [khu Đông Bắc, khu Tây Bắc, khu BắcTrung Bộ, khu Trung Trung Bộ, khu Nam Trung Bộ, khu Nam Bộ] được thể hiệnbằng phương pháp nền chất lượng. Trên mỗi khu biểu hiện các kí hiệu phân bốđộng vật đặc trưng.6. Bản đồ Các miền tự nhiên [trang 9 và trang 10]Các miền tự nhiên được biểu hiện trên bản đồ là: miền Bắc và Đông Bắc Bộ, miềnTây bắc và Bắc Trung bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.Nội dung được thể hiện trong bản đồ các miền tự nhiên là địa hình [bao gồm cácyếu tố: hướng, độ cao] và yếu tố có liên quan chặt chẽ với địa hình là sông ngòi.Địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường bình độ kết hợp vớiphương pháp phân tầng độ cao nhằm làm nổi bật sự khác nhau của các miền địahình. Trên bản đồ còn thể hiện rõ phần bờ biển, phần thềm lục địa và các đảo, quầnđảo ven bờ thuộc các miền tự nhiên này. Ngoài ra trên bản đồ các miền tự nhiêncòn thể hiện các ngọn núi bằng phương pháp điểm độ cao với các kí hiệu hình tamgiác và trị số độ cao bên cạnh.Trên bản đồ các miền tự nhiên, còn có các lát cắt A – B, C – D, A – B – C thể hiệncác hướng cắt địa hình, độ cao cũng như các dạng địa hình đặc trưng của từngmiền.7. Bản đồ Dân số [trang 11 và 12]Nội dung chủ yếu của bản đồ này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư vàcác biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theogiới tính và theo độ tuổi, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành.- Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền số lượng. Các thang mật độdân số được lựa chọn [mật độ càng thấp thì màu càng nhạt, mật độ càng cao thìmàu càng đậm] phản ánh đặc điểm phân bố của dân cư của Việt Nam. Dân cư tậptrung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi. Ở đồng bằng tập trungkhoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân sốthấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyênthiên nhiên quan trọng của đất nước.- Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân sốvà cấp đô thị. Phương pháp thể hiện các điểm dân cư đô thị là phương pháp kí hiệuvới dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số của các điểm dân cư được thể hiệnthông qua kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượng cấp bậc quy ước.Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, từ đô thị cấp đặc biệt đến các đô thị loại 1,2, 3, 4 và 5. Chẳng hạn, thông qua kiểu chữ chúng ta nhận dạng được Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt ; Đà Nẵng là đô thị loại 1 ; Cần Thơ,Biên Hòa, Quy Nhơn…là đô thị loại 2.8. Bản đồ Dân tộc [trang 12]Nội dung thể hiện chính trên bản đồ là cộng đồng các dân tộc Việt Nam thông quasự phân bố của các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ. Ngoài ra trên bản đồcòn thể hiện cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam.Nội dung các ngữ hệ trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng.Mỗi ngữ hệ được biểu hiện bằng một màu khác nhau. Ví dụ, ngữ hệ Hmông – Daođược thể hiện bằng màu cam, ngữ hệ Nam Đảo là màu đỏ đậm...Các nhóm ngônngữ trên bản đồ thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố trên các phạm vi lãnhthổ nhất định.9. Bản đồ Nông nghiệp chung [trang 13]Nội dung trên bản đồ thể hiện bao gồm các yếu tố hiện trạng sử dụng đất, các vùngnông nghiệp, các cây trồng và vật nuôi chính; cùng các biểu đồ phụ thể hiện giá trịsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.- Hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ nông nghiệp chung được thể một cách khá nổibật thông qua phương pháp vùng phân bố với nền màu khác nhau. Mỗi nền màuthể hiện một loại đất khác nhau bao gồm đất trồng cây lương thực, thực phẩm vàcây công nghiệp hàng năm; đất trồng cây công nghiệp lâu năm; đất lâm nghiệp córừng; mặt nước nuôi trồng thủy sản; đất nông lâm kết hợp.- Cây trồng vật nuôi được thể hiện trực quan bằng phương pháp vùng phân bố vớicác kí hiệu cây con được khái quát hoá cao theo 7 vùng. Ví dụ cây chè và trâu làcây trồng vật nuôi chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, lợn và lúa làthuộc vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, cà phê và cao su là cây trồngchính của Tây Nguyên...- Bảy vùng nông nghiệp có ranh giới xác định với kí hiệu chữ số La-mã lần lượt từI đến VII bao gồm: I – Trung du và miền núi Bắc Bộ; II – Đồng bằng sông Hồng;III – Bắc Trung Bộ; IV – Duyên hải Nam Trung Bộ; V – Tây Nguyên; VI – ĐôngNam Bộ; VII – Đồng bằng sông Cửu Long.10. Bản đồ Một số phân ngành nông nghiệp [trang 14]Nội dung thể hiện trên các bản đồ một số phân ngành nông nghiệp trang 14 đề cậptới hai nhóm ngành chính là trồng trọt [lúa, hoa màu và cây công nghiệp] và chănnuôi.- Bản đồ lúa thể hiện các nội dung về diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh, diệntích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực. Diện tích và sản lượng lúa củacác tỉnh được thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ [Cartodiagram] với biểuđồ cột. Trong đó, biểu đồ cột màu xanh thể hiện diện tích, mỗi milimét tương ứngvới 50.000 ha; cột màu cam thể hiện sản lượng lúa, mỗi milimét tương ứng với1000.000 tấn. Thông qua đó có thể tích được diện tích và sản lượng lúa của từngtỉnh. Diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực được thể hiện bằngphương pháp đồ giải [Cartogram]. Từ bản đồ này có thể nhận định được các vùngtrọng điểm lúa [Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long], các tỉnh cósản lượng lúa lớn nhất [Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An]...- Bản đồ hoa màu thể hiện hai nội dung chủ yếu là tỉ lệ diện tích gieo trồng hoamàu so với tổng diện tích trồng cây lương thực và sự phân bố của các cây hoa màuchính như ngô, khoai, sắn. Nội dung thứ nhất là tỉ lệ diện tích gieo trồng hoa màuso với tổng diện tích trồng cây lương thực được thể hiện bằng phương pháp đồ giải[Cartogram]. Các tỉnh có diện tích hoa màu so với diện tích cây lương thực lớnnhất là Tây Nguyên, Tây Bắc và một số tỉnh thuộc vùng Đông Bắc [trên 40%]. Nộidung thứ hai được biểu hiện bằng phương pháp vùng phân bố. Ở đây có sự phùhợp giữa các vùng trồng nhiều hoa màu cũng chính là các vùng có diện tích hoamàu so với diện tích cây lương thực lớn.- Bản đồ cây công nghiệp thể hiện một trong hai nội dung chính là tỉ lệ diện tíchgieo trồng cây công nghiệp so với diện tích gieo trồng và được thể hiện bằngphương pháp đồ giải [Cartogram]. Nền màu càng đậm, tỉ lệ diện tích gieo trồng câycông nghiệp càng cao. Nội dung thứ hai thể hiện sự phân bố của một số loại câycông nghiệp như mía, lạc, bông, thuốc lá [cây công nghiệp ngắn ngày] và cây côngnghiệp như chè, hồ tiêu, cà phê, cao su...[cây công nghiệp dài ngày].- Bản đồ chăn nuôi đề cập đến hai nội dung chính là số lượng gia súc, gia cầm củacác tỉnh và số lượng gia súc bình quân. Số lượng gia súc, gia cầm được thể hiệnbằng phương pháp bản đồ - biểu đồ [Cartodiagram], với các biểu đồ cột và biểu đồnửa tròn. Độ cao của các cột biểu hiện số lượng trâu và số lượng bò; độ lớn củabiểu đồ nửa tròn biểu hiện số lượng trên theo đơn vị tỉnh. Thông qua các đơn vịquy ước [1mm ứng với 50.000 con trâu bò, và các quy ước kích thước lớn nhỏkhác nhau của biểu đồ nửa tròn] có thể tính được số lượng gia súc và gia cầm cửatừng tỉnh. Nội dung thứ hai là số lượng gia súc tính bình quân được thể hiện bằngphương pháp đồ giải [Cartogram]. Nền màu càng đậm thì bình quân số gia súc trênsố dân [100 người] càng cao.11. Bản đồ Lâm nghiệp và thủy sản [trang 15]- Nội dung của bản đồ thể hiện hai ngành lâm nghiệp và thủy sản bao gồm: tỉ lệdiện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh, quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của cáctỉnh, sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành phố, các bãicá tôm và sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm.- Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh được thể hiện bằng phương pháp đồgiải [Cartogram] với 4 cấp độ màu khác nhau tính theo đơn vị %. Màu càng đậm tỉlệ diện tích càng cao. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố đượcthể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ [Cartodiagram] với các thang quy ướctừ dưới 25 tỉ đồng đến trên 200 tỉ đồng.- Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng được thể hiện bằng phương pháp bảnđồ - biểu đồ [Cartodiagram] với biểu đồ cột. Cột cột màu xanh thể hiện sản lượngthuỷ sản nuôi trồng, cột màu đỏ là sản lượng thuỷ sản đánh bắt. Dựa vào các đơn vịquy ước, có thể tính được giá trị sản lượng đánh bắt của từng tỉnh [với quy ước1mm chiều cao ứng với 2000 tấn] . Trên bản đồ này sản lượng thuỷ sản đánh bắt vànuôi trồng của các tỉnh, thành phố quá chênh lệch nên ở một số địa phương sảnlượng không thể hiện theo đúng tỉ lệ mà có sự phi tỉ lệ hoặc ngắt quãng với giá trịđược biểu hiện trên đầu cột. Các bãi cá, bãi tôm được biểu hiện bằng phương phápvùng phân bố.12. Bản đồ Công nghiệp chung [trang 16]Nội dung chủ yếu của trang bản đồ thể hiện những đặc điểm chung của côngnghiệp Việt Nam và sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp.- Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểuhiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị tríđịa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy môvà cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm côngnghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua bốn bậc quy ước từ 1 – 2,9 nghìntỉ đồng; 3 – 9,9 nghìn tỉ đồng; 10 – 50 nghìn tỉ đồng và trên 50 nghìn tỉ đồng.Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng cáckí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọccó thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tậptrung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động côngnghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giaothông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả [cơ khí – khaithác than], Đáp Cầu – Bắc Giang [vật liệu xây dựng, phân hóa học], Đông Anh –Thái Nguyên [cơ khí, luyện kim], Việt Trì – Lâm Thao [hóa chất – giấy], Hòa Bình– Sơn La [thủy điện], Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa [dệt – may, điện, ximăng].+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm côngnghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh [lớn nhất cả nước về giátrị sản xuất công nghiệp], Biên Hòa, Vũng Tàu [hai trung tâm lớn] và Thủ DầuMột. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành côngnghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuấtđiện từ khí.+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quantrọng nhất, còn có một vài trung tâm khác [Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang...].- Ngoài ra, ở trong trang 16 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệptừ năm 1995 – 2000 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phântheo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngànhcông nghiệp [năm 2000]. Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về cáckhía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.13. Bản đồ Một số phân ngành công nghiệp [trang 17]- Bản đồ này bao gồm ba nhóm ngành: công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyệnkim, cơ khí, điện tử – tin học, hoá chất và công nghiệp hàng tiêu dùng, thực phẩm.- Nội dung chính thể hiện trên bản đồ công nghiệp năng lượng là các nhà máy thủyđiện, nhiệt điện, các cụm diezen, các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, các mỏthan, mỏ dầu đang khai thác, hệ thống đường dây tải điện [500 KV, 200 KV] và cáctrạm biến áp. Trên bản đồ này ngoại trừ hệ thống đường dây tải điện được thể hiệnbằng phương pháp kí hiệu tuyến, các đối tượng còn lại đều được thể hiện bằngphương pháp kí hiệu. Ngoài ra còn có các biểu đồ: thể hiện sản lượng dầu thô, thansạch, điện và tỉ trọng của công nghiệp năng lượng trong tổng giá trị sản xuất củatoàn ngành công nghiệp. Đây là những nội dung nhằm thể hiện rõ thêm sự pháttriển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam.- Bản đồ công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất thể hiện quy môgiá trị sản xuất công nghiệp của ngành. Quy mô giá trị sản xuất được chia thànhbốn cấp: cấp 1 có giá trị từ 150 – 500 tỉ đồng; cấp 2 từ 501 – 2000 tỉ đồng; cấp 3 từ2001 – 4000 tỉ đồng; cấp 4 trên 4000 tỉ đồng. Các ngành công nghiệp trong mỗitrung tâm được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trực quan.- Bản đồ công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm thể hiện các trungtâm công nghiệp của ngành theo quy mô giá trị sản xuất với bốn cấp: cấp 1 từ 150– 500 tỉ đồng; cấp 2 từ 501 – 2000 tỉ đồng; cấp 3 từ 2001 – 4000 tỉ đồng và cấp 4trên 4000 tỉ đồng. Các ngành công nghiệp trên bản đồ được biểu diễn bằng các kíhiệu trực quan.14. Bản đồ Giao thông [trang 18]Nội dung chủ yếu của bản đồ thể hiện các loại hình giao thông ở nước ta bao gồmđường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không... và các công trình phục vụgiao thông như sân bay, bến cảng... Các loại hình giao thông được thể hiện trên bảnđồ theo phương pháp kí hiệu dạng đường [tuyến]; còn các sân bay, bến cảng đượcthể hiện theo phương pháp kí hiệu.Thông qua bản đồ này, có thể thấy rằng ngành giao thông ở nước ta phát triển khátoàn diện, với nhiều tuyến đường huyết mạch trên phạm vi cả nước như: Quốc lộ1A chạy suốt từ cửa khẩu Hữu nghị quan [Lạng Sơn] đến Năm Căn [Cà Mau] dài2300 km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối cácvùng kinh tế [trừ Tây Nguyên] và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của nước ta;Đường sắt Thống Nhất [Hà Nội – TP Hồ Chí Minh] dài 1726 km, chạy theo chiềudài đất nước, gần như song song với Quốc lộ 1A, tạo nên một trục giao thông quantrọng theo hướng Bắc – Nam. Ngoài ra còn có thể khai thác về sự phân bố của cáccảng biển và cụm cảng quan trọng như: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – LiênChiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu; hoặc các sân baycó ý nghĩa quốc tế [sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng...] và các sân bay nộiđịa [Điện Biên, Cát Bi, Vinh...]15. Bản đồ Thương mại [trang 19]Trang 19 có 2 bản đồ là bản đồ thương mại tỉ lệ 1:9.000.000 và bản đồ ngoạithương, tỉ lệ 1:180.000.000.- Bản đồ Thương mại tập trung phản ánh ba nội dung chính. Thứ nhất là tổng mứcbán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các tỉnh tính theo đầu người bằng phươngpháp đồ giải [Cartogram] với gam màu nóng thay đổi sắc độ từ vàng nhạt [manggiá trị dưới 1 triệu đồng] đến sắc độ hồng nhẹ [mang giá trị là trên 5 triệu đồng].Thứ hai là tổng số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ của các tỉnh bằngphương pháp bản đồ - biểu đồ [Cartodiagram] với biểu đồ nửa hình tròn theo 4 bậcthang quy ước. Thứ ba là giá trị xuất nhập khẩu của các tỉnh bằng phương pháp bảnđồ - biểu đồ [Cartodiagram] với biểu đồ cột bao gồm cột thể hiện giá trị xuất khẩuvà cột thể hiện giá trị nhập khẩu, với giá trị tương ứng quy ước trong bản đồ.- Bản đồ Ngoại thương thể hiện kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nướcbằng phương pháp bản đồ - biểu đồ [Cartodiagram] với biểu đồ hình tròn theo bậcthang quy ước bao gồm giá trị dưới 100 triệu, từ 100 – 500 triệu, từ 501 – 1000 vàtừ 1000 – 2000 và trên 2000 triệu USD.- Ngoài ra, còn có các nội dung phụ của hai bản đồ này. Đó là: Cơ cấu giá trị hàngxuất, nhập khẩu của nước ta năm 2000; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thudịch vụ của cả nước giai đoạn 1995 – 2000 và tình hình xuất, nhập khẩu của ViệtNam giai đoạn 1996 – 2000.16. Bản đồ Du lịch [trang 20]Nội dung của bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của nướcta trên nền của bản đồ địa hình. Các trung tâm du lịch được thể hiện bằng phươngpháp kí hiệu với các vòng tròn có kích thước lớn thể hiện trung tâm du lịch quốcgia [Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh]; còn các trung tâm du lịch vùngđược biểu hiện bằng các vòng tròn có bán kính nhỏ hơn [Hải Phòng, Hạ Long,Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ...]. Các tài nguyên du lịch [tự nhiênvà nhân văn] với tư cách là điểm du lịch được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệutượng trưng. Ngoài ra, trên bản đồ còn có các biểu đồ thể hiện số lượng khách vàdoanh thu từ du lịch, cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế nhằm làm rõ hơn thựctrạng hoạt động của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn 1990 – 2000.17. Bản đồ Các vùng kinh tế [trang 21, 22, 23, 24]Từ trang 21 đến trang 24, Atlat thể hiện bảy vùng kinh tế của nước ta với tỉ lệthống nhất là: 1:3.000.000. Cụ thể là:- Trang 21: 2 vùng [Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng];- Trang 22: 1 vùng [Bắc Trung Bộ];- Trang 23: 2 vùng [Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên];- Trang 24: 2 vùng [Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long].Đối với mỗi vùng đều có hai bản đồ: tự nhiên và kinh tế [năm 2000]. Bản đồ tựnhiên thể hiện các thành phần của tự nhiên trong đó chủ yếu là địa hình, thủy văn,sinh vật [các bãi cá] và khoáng sản. Bản đồ kinh tế [năm 2000] phản ánh hiện trạngsử dụng đất [nền bản đồ] và các ngành kinh tế chủ yếu. Ngoài ra còn có nội dungphụ [biểu đồ tròn] thể hiện GDP của mỗi vùng so với cả nước ở thời điểm năm2000.KĨ NĂNG KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAMKĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năngcơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu vàgiải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng khó tự mình tìm tòicác kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nóichung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng, là không thể thiếu khi học môn Địa lí.- Thông thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải:+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ [trang bìa của Atlat] + Nhận biết, chỉ và đọcđược tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vịtrí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ [vị trí địa lí, địa hình, khíhậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế].- Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam, cần lưuý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:+ Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh cần hiểu được ý nghĩa, cấutrúc, đặc điểm của Atlat; nắm chắc các kí hiệu chung.+ Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam:Học sinh phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặcđiểm các đối tượng địa lí [đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc;trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí, như khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư,trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị…; giải thích sự phân bố cácđối tượng địa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân tích mốiquan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau [khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật,cấu trúc địa chất và địa hình,…], giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư vàkinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế,…; đánh giá các nguồn lựcphát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của mộtngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế vớinhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.Trong nhiều trường hợp, học sinh phải chống xếp các trang bản đồ Atlat để trìnhbày về một lãnh thổ địa lí cụ thể. Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lí để viết một báocáo ngắn đánh giá đièư kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của một vùnghoặc một tỉnh. Để làm được câu này, HS phải sử dụng các trang bản đồ hành chính,hình thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tựnhiên…- Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh cần táihiện vốn kiến thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Về đạithể, có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ [thường là vùng kinh tế, hoặc một đơn vị hànhchính]• Vị trí của lãnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào.• Diện tích và phạm vi lãnh thổ.• Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát triển kinh tế xã hội.+ Địa chất• Sơ lược về lịch sử phát triển địa chất [những nét tổng quát về lịch sử địa chất kiếntạo đã diễn ra trong lãnh thổ, từ cổ nhất đến trẻ nhất].• Đặc điểm và phân bố các loại đá [xét theo nguồn gốc phát sinh: mắc ma, biếnchất, trầm tích; tỉ lệ các loại đá: loại chủ yếu, loại thứ yếu; tuổi của đá: Nguyênsinh [Pt], Cổ sinh [Pz], Trung sinh [Mz], Tân sinh [Kz].• Đặc điểm về cấu trúc kiến tạo [các đới kiến tạo, các tầng cấu tạo theo niên đại].+ Khoáng sản• Khoáng sản năng lượng [trữ lượng, chất lượng, phân bố]• Kim loại [trữ lượng, chất lượng, phân bố]• Phi kim loại [trữ lượng, chất lượng, phân bố]+ Địa hình• Những đặc điểm chính của địa hình [tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự phân bốcủa chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu của địa hình [đông, tây,nam, bắc], các bậc địa hình [chia theo độ cao tuyệt đối], tính chất cơ bản của địahình.• Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình với vận độngkiến tạo, địa hình với nham thạch, địa hình với kiến trúc địa chất [uốn nếp, đứtgãy…], địa hình với khí hậu.• Các khu vực địa hình [khu vực núi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm chung, sựphân chia các khu vực nhỏ hơn; khu vực đồi: sự phân bố, diện tích, đặc điểmchung các tiểu khu, vùng; khu vực đồng bằng: sự phân bố, diện tích, tính chất, cáctiểu khu [nếu có].• Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.+ Khí hậu• Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ nắng [trong năm ngày dàinhất, ngắn nhất], bức xạ tổng cộng [đơn vị:kcal/cm2/năm], cân bằng bức xạ [đơnvị:kcal/cm2/năm], độ cao Mặt Trời và ngày tháng Mặt Trời qua thiên đỉnh.• Xác định kiểu khí hậu với những đặc trưng cơ bản [kiểu khí hậu như: khí hậunhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều; hoặckhí hậu á xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa kéo dài, mùa khô ngắn nhưng sâusắc; những chỉ số khí hậu, thời tiết cơ bản như: nhiệt độ trung bình năm, tổng nhiệtđộ, biên độ nhiệt, cơ chế hoàn lưu các mùa, số đợt frông lạnh, số lần có hội tụ nhiệtđới, tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, lượng mưa trung bình năm, phân bố lượngmưa theo thời gian và không gian, tính chất mưa.• Tính chất theo mùa của khí hậu [sự khác biệt giữa các mùa].• Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất [đặc biệt là sản xuất nông nghiệp] và đờisống [tác động tích cực, tác động tiêu cực].• Các miền hoặc khu vực khí hậu.+ Thủy văn • Mạng lưới song ngòi.• Đặc điểm chính của sông ngòi: mật độ dòng chảy, tính chất song ngòi [hình dạng,ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc lòng sông…], chế độ nước,môđun lưu lượng [lít/s/km2], hàm lượng phù sa.• Các sông lớn trên lãnh thổ [nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng chảy, chiều dài,các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực, độ dốc long sông, nham gốc chảy qua, chếđộ nước, hàm lượng phù sa].• Giá trị kinh tế [giao thông, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp…]. Các vấn đề khaithác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi.+ Thổ nhưỡng• Đặc điểm chung [các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng, phân bố thổnhưỡng].• Các nhân tố ảnh hưởng [đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật,…]• Các vùng thổ nhưỡng chủ yếu. Trong mỗi vùng, nêu các loại đất chính, đặc tính[độ phì, độ pH, thành phần cơ giới, độ chặt…], diện tích, sự phân bố, giá trị sửdụng, hướng cải tạo, bồi dưỡng.• Hiện trạng sử dụng đất: cơ cấu diện tích các loại đất phân theo giá trị kinh tế, diệntích đất bình quân đầu người, hiện trạng sử dụng và phương hướng sử dụng hợp líđất đai.+ Tài nguyên sinh vật• Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loài cây, về cấu trúc thựcbì [nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây…], tỉ lệ che phủ rừng, sự phân bố,đặc điểm các loại hình thực bì.• Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn quốc gia[khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển…], mức độ khai thác và cácbiện pháp bảo vệ.+ Các miền tự nhiên• Vị trí địa lí• Đặc điểm tự nhiên [địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, thựcvà động vật].• Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.+ Dân cư và dân tộc • Biến động dân số: số dân, tốc độ gia tăng tự nhiên của dânsố qua các năm. • Kết cấu sinh học [theo giới tính và độ tuổi].• Dân tộc: 54 thành phần dân tộc và sự phân bố theo lãnh thổ [theo ngữ hệ và nhómngôn ngữ].• Phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư theo lãnh thổ.• Lao động và sử dụng lao động [hiện trạng phân bố lao động trong các ngành kinhtế…]+ Quần cư• Các loại hình cư trú chính [đô thị, nông thôn].• Trong mỗi loại hình, nêu đặc điểm cư trú, hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư.+ Đô thị • Quy mô dân số.• Phân cấp đô thị.• Chức năng đô thị.• Phân bố theo lãnh thổ.+Công nghiệp• Vai trò và điều kiện phát triển [hoặc nguồn lực].• Tình hình phát triển.• Cơ cấu ngành công nghiệp [cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo ngành –chú ý tới các ngành công nghiệp trọng điểm; cơ cấu lãnh thổ].• Các phân ngành công nghiệp [tình hình phát triển và phân bố].• Phân bố công nghiệp: các trung tâm công nghiệp [phân theo giá trị sản xuất, cơcấu của mỗi trung tâm] và các điểm công nghiệp.+ Nông nghiệp• Vai trò và điều kiện phát triển.• Tình hình phát triển.• Phân bố.• Các vùng nông nghiệp:Ngành trồng trọt• Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp.• Sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính. Đối với mỗi loại cây trồng,cần trình bày rõ tỉ trọng của nó trong tổng diện tích canh tác [hay gieo trồng], tốcđộ tăng trưởng [hoặc giảm sút], năng suất, sản lượng, địa bàn tập trung sản xuất.• Các vùng chuyên canh: Đối với mỗi vùng, cần làm rõ về vị trí địa lí, quy mô[diện tích, lao động], cây trồng và vật nuôi chính [số lượng, tỉ lệ so với toàn vùngvà toàn tỉnh, tốc độ phát triển, địa bàn tiêu thụ].Ngành chăn nuôi• Vai trò, điều kiện phát triển.• Phát triển và phân bố chăn nuôi.• Các loại vật nuôi [tình hình phát triển và phân bố].Ngành thủy sản• Vai trò, điều kiện phát triển.• Các loại đánh bắt và nuôi trồng thủy sản [mục đích chính của chăn nuôi, sốlượng, phân bố]. Ngành lâm nghiệp• Vai trò và điều kiện phát triển.• Khai thác lâm sản.• Bảo vệ rừng và trồng rừng.+ Du lịch• Tài nguyên du lịch tự nhiên [vườn quốc gia, hang động, nước khoáng, bãi biển,thắng cảnh].• Tài nguyên du lịch nhân văn [di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử, cách mạng,lễ hội truyền thống, lành nghề cổ truyền].• Tình hình phát triển [số lượng khách, cơ cấu khách, doanh thu…]• Các trung tâm du lịch quốc gia và vùng.+ Giao thông vận tải• Vai trò và điều kiện phát triển.• Các loại hình vận tải.• Các tuyến đường giao thông chính đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển,đường hàng không].• Các đầu mối giao thông, các cảng [sông, biển], sân bay và chức năng, vai trò củachúng.+ Thương mại• Nội thương [tình hình phát triển và phân bố].• Ngoại thương [tình hình phát triển, cơ cấu xuất nhập khẩu, thị trường].+ Các vùng kinh tế• Vị trí địa lí.• Quy mô [lãnh thổ, dân số].• Nguồn lực phát triển [tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chấtkĩ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển].• Các nành kinh tế chủ yếu trong vùng.• Hướng chuyên môn hóa và các sản phẩm hang hóa.- Một số gợi ý nói trên chỉ là cơ sở để ôn luyện kiến thức địa lí với việc sử dụngAtlat để tránh bỏ sót ý. Trong khi làm bài, tùy theo yêu cầu của câu hỏi, học sinhcần phải lựa chọn những kiến thức thích hợp trong Atlat trên nền kiến thức đã cóđể trả lời.- Làm việt với Atlat Địa lí Việt Nam, cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt,biểu đồ, số liệu…Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ, hoặc bổsung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ được. Thídụ, các biểu đồ ở bản đồ Du lịch [trang 20] bổ sung them nội dung tình hình pháttriển và cơ cấu khách du lịch quốc tế của nước ta. Hoặc đối với bản đồ Các miền tựnhiên [trang 9 – 10], các lát cắt địa hình trở thành minh chứng rất trực quan vềhướng nghiêng và hình thái địa hình của từng miền.

Video liên quan

Chủ Đề