Các phương pháp bảo quản các loại hạt như lúa hoặc ngô

BNEWS Để làm tăng chất lượng và giảm thiểu tỉ lệ hỏng, thất thoát sau thu hoạch ngô nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, người nông dân cần trang bị một số kiến thức trong công tác bảo quản sau thu hoạch.

Tránh nấm mốc

Trong thời gian bảo quản, trên bắp và hạt thường bị một số loại nấm thâm nhập và gây hại. Nấm phá hủy dinh dưỡng trên hạt, có thể làm chết phôi hạt, làm hạt mất sức nảy mầm.

Các loại nấm gây hại này thường là những loại nấm gây hại trên cả hạt và cả trong giai đoạn nảy mầm của ngô.

Các bệnh trên hạt thường liên quan đến các loại bệnh hại trên đồng ruộng trước khi thu hoạch, chúng tồn tại trên hạt từ đồng ruộng về kho bảo quản, do vậy các yếu tố như thời gian thu hoạch, biện pháp phơi sấy trước khi đưa vào bảo quản rất quan trọng.

Thu hoạch ngô quá sớm hay quá muộn, thu trong ngày ẩm ướt và điều kiện bảo quản nhiệt độ quá cao, ẩm độ cuả hạt lớn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các mầm bệnh trên hạt trong thời kỳ bảo quản.

Một số loại nấm mốc

- Bệnh mốc xanh hạt và mầm ngô: Thường gây hại trong thời gian bảo quản. Trên bắp, hạt ngô xuất hiện những lớp mốc màu xanh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.

- Bệnh mốc vàng hạt và mầm ngô: Trên vỏ hạt thường có vết mốc màu vàng bao phủ. Nấm có thể xâm nhập vào phôi hạt làm chết mầm.

- Bệnh mốc hồng hạt: Nấm gây hại trên bắp ngô khiến hạt ngô bị bệnh thường bị nứt. Vết nứt trên hạt không có hình thù cố định, chỗ nứt có màu hồng nhạt hay hồng tím.

- Bệnh mốc đen hạt: Nấm gây hại trên bắp ngô và thường bắt đầu từ cuống bắp. Hạt bị bệnh có màu nâu xám hay nâu đen, trên mặt hạt có những chấm nhỏ đường kính 1-2mm. Lõi bắp bị thối mục, màu xạnh đen, bắp rất nhẹ.

Biện pháp phòng trừ các bệnh hại hạt

Bệnh hại hạt ngô liên quan đến nguồn bệnh ngoài đồng ruộng, vì vậy ngay từ khi gieo trồng phải chú ý gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt để ngô sinh trưởng đều, chín tập trung. Cần thu hoạch nhanh gọn kịp thời, không để ngô chín tồn tại lâu trên đồng ruộng.

Thu hoạch vào ngày nắng ráo, loại bỏ những bắp bị bệnh ngay khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch về thực hiện tốt các biện pháp bảo quản cất trữ.

- Trước khi đưa vào bảo quản: Cần làm khô hạt tới độ ẩm an toàn là 13%. Sàng làm sạch để loại bỏ những hạt kém chất lượng [vỡ, lép, sâu mọt, mốc…].

- Trong quá trình bảo quản: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những triệu chứng của nấm mốc, loại bỏ những nông sản bị nhiễm độc, bị mốc; xử lý ngay những khối hạt chớm có hiện tượng hư hỏng. Lưu thông gió trong kho để hạt không tích nhiệt và nước. Dùng chất diệt nấm.

Mọt ngô

Mọt ngô là loại đa thực, chúng có thể ăn được hầu hết các loại ngũ cốc, hạt có dầu và nhiều sản phẩm thực vật khác dù thức ăn thích hợp nhất vẫn là ngô hạt. Mọt gây hại trên bắp và hạt ngô ngay giai đoạn ngô chính sáp ngoài đồng, chúng theo ngô vào kho và gây hại liên tục suốt quá trình bảo quản.

Đặc tính sinh học và đặc điểm hình thái

- Đặc điểm hình thái: Mọt ngô có hình dạng giống mọt gạo nhưng lớn hơn; thân dài khoảng 5mm, hình bầu dục dài, màu đỏ đến nâu đen, không bóng, chấm lõm trên đầu rất rõ ràng.

- Đặc tính sinh học: Mọt trưởng thành dùng vòi khoét một lỗ sâu vào hạt rồi đẻ trứng vào. Sâu non nở ra trong hạt thường ăn phôi trước sau đó mới đến nội nhũ và các bộ phận khác làm hạt chỉ còn lại một lớp vỏ mỏng, nhìn bề ngoài dễ lẫn với hạt còn nguyên vẹn. Khi đẫy sức, sâu non đục lỗ nhỏ trên mặt hạt để vũ hóa bay ra ngoài.

Trong kho mọt hoạt động nhanh nhẹn, chúng thích bò lên các vị trí cao trên đống hạt. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, mọt thường tập trung vào kẽ kho, mép bao… để ẩn nấp.

Bình thường vòng đời của mọt ngô là 40 ngày, nhưng ở điều kiện thuận lợi chỉ từ 28-30 ngày; thời kỳ trứng từ 3-6 ngày, thời kỳ sâu non từ 18-32 ngày, thời kỳ nhộng từ 12-16 ngày.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM sau thu hoạch ngô

Để nâng cao hơn nữa chất lượng ngô bảo quản sau thu hoạch cần áp dụng biện pháp tổng hợp [IPM] phòng trừ côn trùng hại kho. Quy trình công nghệ bảo quản nông sản quy mô nông hộ gồm các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác sơ chế tuyển chọn để đảm bảo nông sản đạt chất lượng cao trước khi đưa vào bảo quản.

- Sử dụng các phương tiện chứa, kho bảo quản phù hợp.

- Tăng cường vệ sinh kho, phương tiện bảo quản, hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường.

- Sử dụng biện pháp vật lý, sinh học cũng như thủ tục kiểm soát sinh vật hại kho.

- Loại trừ các chất bảo vệ thực vật trong dạnh mục cấm. Tăng cường sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thảo mộc để kiểm soát sinh vật có hại trong bảo quản. Đây được xem là phương pháp công nghệ sinh học hợp lý và thân thiện với môi trường.

- Nâng cao kiến thức cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về IPM sau thu hoạch nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao hiểu biết cho nông dân trong công nghệ sau thu hoạch.

Chuột

Những biện pháp sau đây thường được dùng để phòng trừ chuột vào phá hoại ngô bảo quản trong kho:

Biện pháp môi trường

Vệ sinh sạch sẽ kho tàng và môi trường xung quanh kho là một trong những biện pháp phòng ngừa đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Các nông sản bảo quản cần được bao gói, để nơi khô ráo, sạch sẽ, đồng thời hạn chế các nguồn thức ăn cho chuột sẽ có thể hạn chế được 75% sự phát triển của chuột. Công tác vệ sinh được tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng giúp hạn chế sự phát triển của các loại sâu bọ hại kho khác.

Biện pháp kiến trúc xây dựng

Dựa vào những đặc tính sau của chuột để thiết kế và xây dựng kho:

- Chuột không nhảy cao quá 75cm.

- Chuột có thể leo qua tường cao 3-4m nếu tường trát không được phẳng, khi tường được trát phẳng, nhẵn thì chuột không vượt qua được bức tường cao 1m.

- Chuột có thể bò qua một sợi dây mảnh thẳng đứng hoặc nằm ngang nhưng nếu có một tấm chắn bằng kim loại đường kính khoảng 30cm thì chuột không vượt qua được.

- Tường dày 10cm được trát kỹ, không có chỗ nứt thì chuột cũng không làm gì được nhưng nếu tường dày hơn mà có vết nứt thì chuột sẽ đục khoét được.

- Lưới thép có kích thước lỗ không quá 1cm thì cả chuột con, chuột lớn đều không chui qua được.

- Nền xi măng dày 20cm nếu được xử lý tốt thì chuột cũng khó đào lên được.

- Với cánh cửa kho bằng gỗ thì nên dùng thép dày bịt vào những chỗ xung yếu ngăn chặn sự xâm nhập, cắn khoét của chuột.

Biện pháp sinh học

Chuột có nhiều kẻ thù tự nhiên như mèo, chó, rắn, chim, cú… Giữa chuột và kẻ thù tự nhiên luôn tồn tại mối liên quan ràng buộc mật thiết với nhau là khi kẻ thù tự nhiên nhiều thì chuột sẽ ít đi và ngược lại vì vậy cần bảo vệ và sử dụng hiệu quả những kẻ thù tự nhiên của chuột sẽ giữ vững cân bằng sinh thái.

Các biện pháp diệt chuột

Có rất nhiều phương pháp diệt chuột và được chia làm 3 nhóm chủ yếu sau:

- Phương pháp cơ học [dùng cạm bẫy].

- Phương pháp hóa học [dùng các loại thuốc hóa học làm bả].

- Phương pháp sinh học [dùng kẻ thù tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học để diệt chuột].

Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác. Nói chung, nếu có điều kiện thực hiện đồng bộ tất cả các phương pháp sẽ có hiệu quả cao hơn./.

Đông lạnh được sử dụng tốt cho hầu như bất kỳ loại thực phẩm nào. Nó cũng là một trong các quá trình được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại và trong gia đnh để bảo quản một phạm vi rộng lớn trong thực phẩm. Những kho lạnh cung cấp khối lượng lớn và lưu trữ lâu dài cho chiến lược dự trữ lương thực được chuẩn bị trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia ở nhiều nước.

Quá trình đông lạnh làm giảm nhiệt độ của thực phẩm ở 0° hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ thấp này tạm dừng vi sinh vật hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các enzym. Đông lạnh không khử trùng thực phẩm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, nó chỉ dừng lại những thay đổi tiêu cực cho chất lượng của thực phẩm đông lạnh của bạn.

+ Đối với các loại gia vị khô, các lọ xốt, trứng có trọng lượng nhẹ, không cần phải lạnh nhiều, bạn đặt vào các ngăn nhỏ ở cánh cửa tủ lạnh.

+ Đối với những loại rau, củ, quả còn tươi chưa qua chế biến, bạn xếp gọn gàng vào hộc dưới cùng của tủ. Tuy nhiên, đối với những loại trái cây đã chín [đăc biệt là chuối, đu đủ] thì bạn không cho vào tủ chung với các thực phẩm khác vì sẽ dễ làm chúng nhanh chín, nhanh úa màu hơn.

+ Ngăn trên hộc tủ bạn nên đặt các loại thức uống như nước ngọt, bia hay rượu có trọng lượng nặng. Khi tủ lạnh có các loại nước uống đặc biệt là sâm – panh, bạn điều chỉnh tủ lạnh ở mức 4 – 5 độ C là hợp lý nhất, không làm biến đổi các hợp chất trong rượu, hạn chế gây ảnh hưởng đến hương vị của rượu.

+ Hai ngăn trên cùng còn lại bạn dùng để đựng các thực phẩm đã qua chế biến nhưng chưa sử dụng hết. Lưu ý, đối với các thực phẩm này, bạn nên đựng vào hộp riêng từng món hoặc dùng mang bọc thực phẩm bọc lại để tránh mất mùi của món ăn và cũng tránh gây mùi khó chịu cho tủ lạnh.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Một số lưu ý khi bảo quản rau củ

Trong bảo quản lương thực thực phẩm, ngoài thịt cá thì rau, củ, quả là những thực phẩm mà chúng ta sẽ sử dụng nhiều nhất. Khi mua chúng về, bạn tuân thủ một vài nguyên tắc sau sẽ giúp tươi lâu hơn:

+ Không rửa rau củ sạch sẽ trước khi cho vào tủ;

+ Không cắt gọt [đặc biệt là phần lá, gốc, rễ];

+ Phân loại từng loại vào các túi zip hoặc hộp là tốt nhất;

+ Nếu đựng chung hộp, bạn nên đặt các loại rau, củ có màu giống nhau vào cùng. Nhiệt độ thích hợp nhất với nhóm thực phẩm này là 1 – 4 độ C.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Bảo quản thịt, cá

Đối với thịt, cá tươi sống thì chúng ta nên áp dụng cách bảo quản thịt bằng phương pháp làm lạnh và lạnh đông.

+ Thịt sẽ chế biến ngay trong buổi, sau khi mua về khoảng 2 – 3 tiếng thì bạn chỉ cần bảo quản trong ngăn mát là được.

+ Đối với thịt chưa dùng đến, để qua đêm hoặc nhiều ngày, bạn bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và bọc thịt, cá trong bịch cẩn thận. Hạn chế bọc bằng giấy vì khi rã đông, giấy cũng sẽ rã nát theo, rất khó để rửa sạch.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Có một số thực phẩm mà bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh như:

+ Chuối: vì sẽ làm chuối xanh khó chín, chuối vàng thì sẽ ảnh hưởng đến độ chín của các thực phẩm khác được bảo quản chung trong tủ lạnh

+ Khoai tây: Nhiệt độ lạnh dễ làm khoai tây lên mầm nhanh, rất nguy hiểm cho sức khỏe

+ Hạt cà phê: vì sẽ làm giảm hương của hạt. Tuy nhiên nếu bạn cho hạt cà phê vào với mục đích khử mùi cho tủ lạnh thì lại rất hiệu quả.

+ Các loại trái cây quá nặng mùi như mít hay sầu riêng…

Bảo quản lương thực thực phẩm – Hút chân không

Hút chân không dùng đóng gói các thực phẩm trong một môi trường chân không, thường là trong một túi kín hoặc trong chai. Môi trường chân không loại vi khuẩn oxy cần thiết cho sự sống còn, do đó ngăn chặn thực phẩm bị hư. Ngày nay sử dụng máy hút chân không rất được các gia đình yêu dùng.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Đóng hộp, chai, lọ

Đóng hộp liên quan đến nấu trái cây hoặc rau, niêm phong trong hộp hoặc lọ tiệt trùng, và đun sôi các chai lọ để giết hoặc làm suy yếu bất kỳ vi khuẩn còn lại như là một hình thức khử trùng. Món ăn khác nhau có mức độ bảo vệ chống lại hư hỏng khác nhau và có thể yêu cầu bước cuối cùng là nấu trong nồi áp suất.

Bất cứ loại thức ăn có tính axit thấp như cá, thịt, hải sản, gia cầm và các loại rau được khuyến khích dùng phương pháp đông lạnh cho những thực phẩm này như một phương pháp bảo quản chúng. Bạn vẫn có thể đóng hộp theo phương cách đóng hộp nhưng vẫn phải yêu cầu đóng hộp bằng áp suất. Nếu đóng hộp và đóng chai được sử dụng để thay thế đông lạnh và quá trình xử lý sai, người ta có thể bị bệnh rất nặng khi vi khuẩn đã không bị ức chế một cách hiệu quả. Thực phẩm được bảo quản bằng cách đóng hộp và đóng chai thường có nguy cơ hư hỏng ngay lập tức một khi các hộp hoặc chai đã được mở ra. Thiếu kiểm soát chất lượng trong quá trình đóng hộp có thể cho phép sự thâm nhập của nước hoặc vi sinh vật. Sự kém vệ sinh trong đóng hộp có thể dẫn đến một số trường hợp ngộ độc thực phẩm, cho nên cần phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong lúc đóng hộp.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Muối chua

Muối chua là cách bảo quản thực phẩm tốt nhất [//mayhutchankhong.biz.vn/tin-tuc/cach-bao-quan-thuc-pham-tot-nhat.html] bằng cách đặt hoặc nấu nó trong một chất ức chế phù hợp cho tiêu dùng của con người, điển hình như ngâm nước muối [nhiều muối], giấm, rượu và dầu thực vật, nhất là dầu ô liu nhưng cũng có nhiều loại dầu khác. Hầu hết các quá trình muối chua nào cũng liên quan đến việc nấu hoặc đun sôi để các thực phẩm bảo quản trở nên bão hòa với các chất dùng để muối chua. Các thực phẩm qua phương pháp muối chua cũng làm cho chúng trở nên khó tiêu hóa, một thực tế cần phải được ghi nhớ khi thực phẩm muối chua được bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Hun khói

Thịt, cá và một số thực phẩm khác có thể được bảo quản và thêm hương vị thông qua việc sử dụng khói, thông thường trong một nhà hung khói. Sự kết hợp của nhiệt để làm khô thức ăn mà không cần nấu nó, và việc bổ sung của hydrocacbon thơm từ khói giúp bảo quản thực phẩm. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho những thực phẩm dự trữ thì đây cũng là một cách để bạn tồn trữ thực phẩm. Tuy nhiên chất hydrocacbon thơm là chất có thể gây ung thư, nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này thì không nên ăn thường xuyên. Sự chọn lựa là ở bạn.

Bảo quản lương thực thực phẩm – Sấy khô

Một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm lâu đời nhất là bằng cách sấy khô [làm giảm hoạt động của nước đủ để trì hoãn hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn]. Hầu hết các loại thịt có thể được sấy khô, đặc biệt là thịt heo vì nó rất khó để tồn trữ mà không qua bảo quản. Nhiều loại trái cây cũng có thể được sấy khô, ví dụ như táo, lê, chuối, xoài, đu đủ, và dừa. Sấy khô cũng là phương cách thường dùng để bảo quản các loại hạt ngũ cốc như lúa mì [wheat], ngô [maize], yến mạch [oats], lúa mạch [barley], gạo [rice], kê [millet] và lúa mạch đen [rye].

Mặc dù thực phẩm sấy khô đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ, nhưng chất vitamin của thực phẩm qua cách sấy khô thường bị tổn hại. Trước hết, Vitamin A, E và một số Vitamin B-complex bị mất nếu thực phẩm được sấy khô trong nắng đầy đủ. Thứ hai, Vitamin A, C, và E bị mất đi thông qua quá trình oxy hóa khi lưu trữ trong bất kỳ khoảng thời gian ngắn hay dài.

Như vậy tùy từng thực phẩm mà bạn chọn được phương pháp bảo quản phù hợp. Chúc các gia đình có món ăn ngon với những thực phẩm được bảo quản tốt! Nếu có nhu cầu mua máy hút chân không giá rẻ, hãy liên hệ với công ty Luân Kha để được tư vấn nhanh.

Các tìm kiếm liên quan đến Bảo quản lương thực thực phẩm

  • nêu biện pháp bảo quản lương thực thực phẩm
  • phương pháp bảo quản lương thực thực phẩm phổ biến của nhân dân ta là
  • bảo quản lương thực thực phẩm nhằm mục đích gì
  • giải thích quy trình bảo quản thóc ngô
  • chế biến lương thực thực phẩm
  • đại cương về bảo quản lương thực thực phẩm
  • tại sao trong quy trình bảo quản khoai lang tươi lại có hai bước hong khô
  • bài 42 công nghệ 10 giao an

Đc: 7/132 Liên Khu 5-6, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM

Tel: 028 6266 5458

Email:

Web: //luankha.com

Video liên quan

Chủ Đề