Trong y học người ta dụng điện để châm cứu chữa bệnh đưa trên tác dụng nào của dòng điện

Đăng bởi Đông Y Phúc Thành vào lúc 09/05/2020

Châm cứu là nhằm điều khí đưa sự mất cân bằng âm dương của cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng. Ở trạng thái hư nhược thì cần phải bổ, tức  là dùng thủ pháp châm bổ để nâng dần khí ở phần hư nhược lên. Trong trạng thái quá thịnh thì phải dùng thủ pháp châm tả để giảm khí ở phần thịnh xuống. Muốn bổ được phần yếu lên, tả phần quá mạnh xuống, người xưa sau khi châm kim thường dùng tay vê kim để tiến hành thủ thuật bổ tả. Tả thì vê kim ngược chiều kim đồng hồ, còn bổ thì vê kim cùng chiều kim đồng hồ. Qua thực tế thấy rằng, sau khi châm kim nếu vê kim bằng tay thì dễ gây đau đớn cho bệnh nhân mà sự điều khí không mạnh, không nhanh, không sớm đưa được sự vận hành của khí về trạng thái cân bằng. Ngược lại các xung điện kích thích của máy điện châm rất đều đặn nhịp nhàng, vừa không làm đau bệnh nhân lại vừa có tác động điều khí nhanh chóng có thể chữa được nhiều bệnh tật.

Điện châm là phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại [phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện] và y học cổ truyền [phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu], nó phát huy được tác dụng điều trị của cả dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt châm cứu.

Khái niệm về điện châm

Điện châm là đưa dòng điện vào cơ thể để kích thích và điều khiển sự vận hành của khí huyết, làm tăng cường sự dinh dưỡng của các tổ chức đưa trạng thái của cơ thể trở về trạng thái thăng bằng. 

Phương pháp điện châm có đặc điểm: sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc; sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.

Hiện nay có 4 nhóm phương pháp điều trị điện:

  • Điện trường tĩnh điện và ion khí.
  • Dòng điện một chiều đều.
  • Các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp.
  • Các dòng điện cao tần.

Máy điện châm

Tác dụng sinh lý của dòng điện một chiều đều:

  • Gây bỏng nơi đặt điện cực [hiện tượng điện phân dịch thể tổ chức].
  • Gây giãn mạch, tuần hoàn tại chỗ nơi đặt điện cực [nếu loại bỏ tác dụng gây bỏng bằng cách đệm nhiều lớp vải dưới các điện cực].
  • Gây tình trạng mẫn cảm tăng, trương lực cơ tăng tại cực âm.
  • Gây tình trạng giảm cảm giác, giảm trương lực cơ, giảm đau, giảm co thắt tại cực dương.
  • Tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng chuyển hóa của các cơ quan tổ chức nằm giữa các điện cực.
  • Các cơ quan ở xa chỗ đặt điện cực nhưng có liên hệ về mặt tiết đoạn thần kinh cũng đồng thời bị ảnh hưởng.
  • Toàn thân: tác dụng an thần, tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu [khi người bệnh đang có tình trạng hưng phấn] và ngược lại, nó sẽ tạo một tác dụng tăng trương lực thần kinh cơ [khi người bệnh đang suy nhược].

Chỉ định của dòng điện một chiều đều:

  • Tăng cường điều hòa hoạt động thần kinh thực vật và các quá trình hoạt động thần kinh cao cấp trong suy nhược thần kinh, mất ngủ ...
  • Tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng ở một bộ phận hoặc một tạng phủ ở sâu [trực tiếp hoặc qua trung gian tiết đoạn thần kinh].
  • Đưa thuốc vào cơ thể bằng hiện tượng điện phân thuốc.
  • Dùng tác dụng gây bỏng tại điện cực âm để đốt các chân lông mi xiêu vẹo, nốt ruồi....
  • Những đặc điểm khi ứng dụng dòng điện một chiều đều trong điện châm.
  • Dòng điện được đưa trực tiếp tới ngay các tổ chức tế bào của cơ thể, đặc biệt nơi ấy được gọi là huyệt, nơi “mẫn cảm đặc biệt” [điện trở da thấp].
  • Do hiện tượng bỏng xảy ra dọc phần thân kim đâm vào tổ chức vẫn tồn tại một thời gian sau đó [hàng tuần] nên có tác dụng kích thích tiếp tục tại huyệt sau đó. Châm một lần có tác dụng 5 - 7 ngày.
  • Giảm đau, giảm co thắt tại cực dương, tác dụng hưng phấn, tăng trương lực cơ tại cực âm. 
  • Tổng hợp tất cả các đặc điểm trên, điện châm và dòng diện một chiều đều thường dùng trong các bệnh mạn tính.

Chỉ định và chống chỉ định của điện châm

Chỉ định:

  • Thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, đau các dây thần kinh ngoại biên, đau lưng, đau dây thần kinh hông to, đau vai gáy, đau thần kinh liên sườn… Các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần kinh số VII, sụp mi, liệt tứ chi, liệt dây thần kinh trụ, quay, giữa…
  • Tuần hoàn: Tim đập nhanh, rối loạn thần kinh tim, tăng huyết áp, đau vùng trước tim v.v…
  • Hô hấp: Ho, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản mạn, cơn hen vừa và nhẹ, viêm họng v.v…
  • Tiêu hóa: Cơn đau đại tràng cơ năng,viêm đại tràng mạn, đau thượng vị, nôn, nấc…
  • Tiết niệu: Bí đái cơ năng, đái dầm ở trẻ em, tiểu không tự chủ,…
  • Sinh dục: thống kinh…

Chống chỉ định:

  • Các bệnh cấp cứu
  • Các cấp cứu ngoại khoa hoặc các chuyên khoa khác cần phải theo dõi và điều trị bằng phẫu thuật.
  • Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, thiếu máu, người mắc bệnh tim, trạng thái tinh thần không ổn định, đang say rượu, quá đói hoặc quá no.
  • Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
  • Cấm châm vào các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú.
  • Không được châm sâu vào các huyệt: Phong phủ, Á môn, Liêm tuyền, các huyệt vùng bụng và ngực.
  • Phụ  nữ đang có kinh hay có thai cần thiết lắm mới châm và không châm các huyệt: Hợp cốc, Chí âm.

Tai biến, cách xử trí và đề phòng

Tai biến của kích thích điện

  • Hoảng hốt, sợ hãi: có thể do vặn nút điều chỉnh đột ngột, quá mức hoặc do chiết áp của máy điện châm tiếp xúc không tốt làm cường độ kích thích quá mức ngay khi mắc máy.
  • Xử trí: Động viên người bệnh yên tâm, tắt máy và điều chỉnh lại máy.
  • Phòng tai biến: Chỉnh sửa, kiểm tra lại máy trước khi dùng, vặn nút điều chỉnh một cách từ từ.

Choáng điện

  • Khi dùng cực âm và cực dương của cùng một cặp dây đối diện qua tim, não, có thể gây choáng điện, ngừng tim, rối loạn nhịp tim, động kinh, nhức đầu.
  • Xử trí: Tắt máy, rút kim, động viên người bệnh yên tâm, để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường.
  • Phòng tai biến: không mắc 2 cực âm dương của một cặp dây đối diện qua tim, não.

Điện giật, chập điện: Hiếm xảy ra, nếu có xảy ra thì xử trí như cấp cứu điện giật. 

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: //dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: //facebook.com/dongyphucthanh.vn

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

28/06/2019 | 09h28

   Bác sĩ Lã Quang Nhiếp và Bác sĩ Đặng Chu Kỷ trong quyển “Điều trị điện trên huyệt” do nhà xuất bản Y học xuất bản năm 1984 đã định nghĩa: Điều trị điện trên huyệt là phương pháp cho tác động một dòng điện nhất định lên các huyệt châm cứu để phòng bệnh và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm hoặc qua các cực điện nhỏ đặt lên da vùng huyệt. Đây cũng là phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh được kết hợp giữa Y học hiện đại với Y học cổ truyền, phát huy được cả tác dụng của dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt điều trị.

Tác phẩm “ Điều trị điện trên huyệt”

    Cuối thế kỷ 18 các nhà truyền giáo từ các nước phương Tây, xâm nhập vào các nước phương Đông. Ngoài công việc truyền giáo họ còn tiếp thu được phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu của phương đông.

    Khi về nước họ đã dùng châm cứu để chữa bệnh cho nhân dân nước họ, Đạt nhiều kết quả tốt. Vì vậy, đã có nhiều nhà  nghiên cứu y học chân chính sử dụng và báo cáo trong các buổi họp khoa học của các viện hàn lâm y khoa. Lúc đầu phương pháp châm cứu được châu Âu gọi là “Moaxa”[ tiếng Nhật có nghĩa là Cứu], về sau và hiện nay gọi là “Acupuncture”[ Punct là gốc La tinh có nghĩa là: Chích, châm].Trong nhiều nước châu Âu, châm cứu tuy chưa được công nhận là một chuyên khoa của y học chính thống, nhưng cho đến nay số người làm nghề châm cứu và những người tự nguyện xin chữa bệnh bằng châm cứu ở nhiều nước rất đông.

    Cũng vào thời gian này, khoa học vật lý bắt đầu phát triển mạnh. Với sự phát minh ra điện [tĩnh điện phát minh vào cuối thế kỷ 18], nhiều nhà bác học đã liên tiếp đưa những loại dòng điện khác nhau vào nghiên cứu sử dụng trong chữa bệnh.

    Từ đầu thế kỉ thứ 20, các dòng điện có cường độ lên xuống [xung điện] được nghiên cứu sử dụng mạnh hơn nhờ các công trình của Leduc, Lapicque, Delherm,…và nhất là của nhiều nhà kĩ thuật điện tử, cho phép tạo nên các dòng điện có hình thể xung, tần số xung, thời gian xung cố định, hoặc biến điện một cách ổn định.

    Năm 1929- 1932, P. D.Bernard nghiên cứu các dòng xung điện hình sin và trên cơ sở phân tich tích, tổng hợp tác dụng sinh lý của dòng điện trên, đã đưa ra các dòng xung điện vào chữa bệnh.

   Cũng trong thời gian này, các tác giả Liên Xô A.n. Obroxop, I. A. Abricô – xôp, H.M. Livensep đều có đóng góp nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các dòng Faradic, dòng xung chữ nhật, xung lưỡi cày vào điều trị.

   Khoảng 1950, V.g.Iacnôgoorrôt – Ski đưa vào sử dụng dòng xung điện hình sin biến điệu [Tần số dòng điện mang 5KHz, biến điệu 0- 150 Hz/s].

  Các dòng xung điện tần số thấp và điện thế thấp có tác dụng rất tốt để kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây co cơ, để giảm co thắt, để tăng cường điều chỉnh tuần hoàn máu và giảm đau rất hiệu quả.

Tác dụng chính dễ nhận thấy nhất của châm cứu là giảm đau, điều hòa các rối loạn trương lực cơ, các rối loạn chức năng tuần hoàn, các rối loạn chức năng nội tạng. Do đó ngay từ khi châm cứu xâm nhập vào các nước châu âu, người ta đã nghĩ đến viêc ứng dụng các loại dòng điện chữa bệnh vào châm cứu, để thay thế việc vê kim và để phối hợp tác dụng của 2 phương pháp chữa bệnh.

   Nhiều tài liệu cho rằng tác giả đầu tiên sử dụng điện kết hợp với châm cứu là Joly, một bác sĩ thần kinh người Pháp, quen thuộc với chúng ta qua phản ứng Joly của chẩn đoán điện thần kinh- cơ.

   Điều trị điện trên huyệt được ứng dụng sớm ở châu Âu vào đầu thế kỉ 20 và được mang tên là “Electropun – cture” [châm điện]. Song do những hạn chế về kĩ thuật, phải đợi đến những năm 1920 trở đi kĩ thuật điện tử mới cho phép tạo ra nhiều máy móc ngày càng tốt hơn, điều trị điện trên huyệt cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi.  Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão; kỹ thuật bán dẫn, vi điện tử, tự động hóa có nhiều tiến bộ lớn, nên điều trị điện trên huyệt càng có điều kiện phát triển. Hiện nay, ở châu Âu có nhiều loại máy điện châm hoàn toàn bán dẫn, được tự động hóa một phần, có bộ phận dò huyệt, báo huyệt, định thời gian, gây tê bằng các dòng điện một chiều và các dòng xung chiều.

Trở lại châu Á, nơi sinh của châm cứu:

     Ở Nhật Bản, tuy châm cứu chưa được nhà nước công nhận là một chuyên khoa của y học chính thống, song châm cứu vẫn được sử dụng rất rộng rãi; khắp nông thôn, thành thị đều có những điểm châm cứu chữa bệnh, họ đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải tiến máy móc, trang thiết bị châm điện và dò huyệt.

     Ở Việt Nam, châm cứu đã được dùng vào chữa bệnh từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Trong những năm Pháp thuộc, người Pháp cũng đưa sang Bệnh viện Phủ Doãn [hiện nay là Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Đức] một số máy lý liệu, trong đó có máy châm điện, máy gây tê điện nha khoa. Khi giải phóng Miền Bắc, những máy này vẫn còn nhưng đã hỏng.

    Viện Đông y Hà Nội được thành lập năm 1957; sau đó nhiều bệnh viện đông y của các tỉnh, thành và các trường, lớp đông y cũng được tổ chức; đến nay đã cho ra trường nhiều cán bộ Châm cứu và thuốc Nam.

   Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III và lần thứ IV; Bộ Y Tế đã lấy việc kết hợp Đông – Tây y, dứt điểm công tác châm cứu, thuốc Nam ở xã làm một trong năm mục tiêu phấn đấu và là một trong năm dứt điểm của ngành y tế.

   Trong nghiên cứu và chữa bệnh, chúng ta đã áp dụng châm cứu cổ truyền, đã dùng điều trị điện trên huyệt theo kiểu Pháp, một số ít cán bộ châm cứu cũng đã dùng kiểu kích thích thần kinh của Chu Long Ngọc. Nhưng có một làm nhiều cán bộ châm cứu băn khoăn là châm cứu vẫn còn đau, nếu dùng dòng điện đưa qua da vào huyệt mà khỏi được bệnh. Từ đó, hình thành kiểu dùng các dòng điện khác nhau của điều trị vật lý hiện đại, đưa đưa qua các cực điện nhỏ 1- 2 cm², đặt trên da vùng huyệt để thay cho kim châm. Vấn đề đã bắt đầu được suy nghĩ và áp dụng trong thực tiễn từ những năm 1964 – 1965; song do hậu quả của chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, do điều kiện hạn chế về máy móc, kỹ thuật nên mãi khoảng 1968- 1970 mới được khoa Châm Cứu viện Đông y Việt Nam làm lại và đã rút được ra những kết luận bước đầu. Ở một số cơ sở khác [Viện Quân Y 108, Viện Quân Y 103…] cũng vào thời kỳ này được trang bị các máy điều trị xung điện hiện đại, có tác dụng chữa bệnh tốt, nhiều Bác sĩ đã sử dụng các loại cực điện “điểm”, đặt ngay trên những điểm đau nhất, tương ứng với những huyệt A thị của châm cứu. Những cách điều trị trên, gần đây cũng đã có những báo cáo trong y văn thế giới.

    Một đặc điểm khác của các nhà Châm cứu Việt Nam là: Đã tiếp thu những kết quả nghiên cứu và thực hành của của Y học hiện đại về điều trị điện, của Y học cổ truyền về châm cứu; vận dụng vào điều trị điện trên huyệt để chọn huyệt, chọn dòng điện điều trị theo tác dụng của mỗi loại, chọn hình thể xung, tần số xung, thời gian xung, chiều dòng điện di chuyển.v.v…; bước đầu đã thu được một số kết quả, vấn đề còn đang được nghiên cứu tiếp để đóng góp vào việc chế tạo các máy châm điện đơn giản, có tác dụng điều trị tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất của ta.

  Cách thực hiện việc chữa bệnh là đặc điểm lớn nhất của phương pháp điều trị điện trên huyệt. Phương pháp này kết hợp chặt chẽ phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu[ một phương pháp điều trị vật lý của Y học cổ truyền] với Phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện [một phương pháp điều trị vật lý của Y hoc hiện đại].

     Châm cứu và điều trị bằng dòng điện đều là phương pháp chữa bệnh dùng loại phương tiện này hay loại phương tiện khác, tác động lên cơ thể, nhằm  đạt được mục đích chữa bệnh mà không dùng đến thuốc. Châm cứu dùng kim châm hay ngải cứu, tác động lên các điểm đặc biệt gọi là “Huyệt” để điều hòa những rối loạn bệnh lý đang xảy ra trên cơ thể người bệnh. Điều trị bằng dòng điện dùng nhiều dòng điện khác nhau, đưa vào cơ thể bằng những điện cực đặc biệt để chữa bệnh.

    Điều trị điện trên huyệt, là phương pháp được thực hiện theo phương châm “Kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại” của Đảng ta, nhằm thừa kế và phát huy vốn quy của dân tộc trên cơ sở khoa học hiện đại, làm cho kết quả phòng bệnh, chữa bệnh tốt hơn. Cách chữa bệnh  này lấy huyệt làm các vị trí cơ bản để tác động điều trị, dòng điện được đưa vào cơ thể qua huyệt và bằng cách truyền điện qua kim hoặc qua các cực điện nhỏ.

    Điều trị điện trên huyệt giống Châm cứu ở việc: Lấy huyệt làm vị trí cơ bản để tác động lên cơ thể, vận dụng triệt để những quy luật của Châm cứu trong việc chọn huyệt và phối hợp huyệt. Nhưng ngoài mục đích dùng tác dụng của huyệt để chữa bệnh, còn có mục đích dùng tác dụng của dòng điện để chữa bệnh; nếu dùng dòng xung điện và phương pháp truyền điện qua kim châm thì trong khi lưu kim, dòng điện đóng vai trò của vê kim, hoặc liên tục hoặc ngắt quãng. Ngoài ra, phương pháp truyền điện qua kim châm đã có tác động của kim châm vào huyệt, còn có cả tác động trực tiếp của điện vào huyệt nữa. Nếu dùng phương pháp tác động lên huyệt bằng điện cực nhỏ, thì dòng điện sẽ làm cả hai việc, vừa tác động lên huyệt để tạo ra tác dụng của huyệt,vừa tác động lên các tổ chức khác bằng  tác dụng sinh lý riêng của dòng điện để tạo ra tác dụng toàn cơ thể.

   Điều trị điện trên huyệt giống điều trị điện trong điều trị vật lý hiện đại ở chỗ: Cũng dùng tác dụng sinh bệnh lý của các loại dòng điện khác nhau để chữa bệnh; cũng vận dụng triệt để những hiểu biết của điều trị điện hiện đại để chọn loại dòng điện và cực điện để tác động lên cơ thể; nếu dùng phương pháp truyền điện lên huyệt bằng các điện cực nhỏ thì cũng giống như điều trị điện, dòng điện được tác động lên cơ thể bằng các cực điện  đặt áp lên mặt da.

   Nhưng điều trị điện trên huyệt khác điều trị điện trong điều trị vật lý hiện đại ở chỗ: Ngoài tác dụng chữa bệnh của dòng điện, còn có tác dụng chữa bệnh của huyệt được chọn. Ngoài tác động tại vùng bệnh như điều trị điện, còn tác động lên những huyệt nhiều khi rất xa vùng bệnh lại là huyệt có tác dụng mạnh nhất. Trong điều trị điện trên huyệt thường dùng cực điện diện tích nhỏ; còn trong điện châm chỉ là diện tích của phần kim châm vào da thịt [ vài chục mm²].

   Hiện nay, người ta đã dùng rất nhiều kỹ thuật để tác động lên huyệt như: Hào châm, trường châm, mai hoa châm, nhĩ châm, cấy chỉ, cứu ngải, day bấm huyệt, xung điện.v.v…Nhưng việc điều trị bằng điện châm là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất. Cùng với hệ thống các bệnh viện Y học cổ truyền được xây dựng rộng khắp cả nước, điện châm đã được áp dụng và góp phần tích cực trong công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điện châm  là một kỹ thuật  đã được áp dụng để điều trị trong nhiều các chuyên khoa. 

Điều trị bằng Điện châm[Kết hợp cứu ngải] tại Bệnh viện YHCT Trung Ương

   Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương được đầu tư về cơ sở hạ tầng, các máy móc và trang thiết bị hiện đại như máy X- Quang kỹ thuật số, chụp Cộng hưởng từ...  Kể từ khi thành lập đến nay với chức năng nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển Y học cổ truyền, kết hợp Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại trong việc khám, điều trị và dự phòng bệnh, bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong phát triển YHCT.    .    

Bs.Lương Bắc[ sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề