Đối tượng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là?

Please follow and like us:

Câu 1: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” nghĩa là?

a] Đất nước là quan trọng nhất

b] Vua là trên hết, là quan trọng nhất

c] Dân là trên hết, là quan trọng nhất [Đ]

d] Tất cả các phương án đều đúng

Câu 2: Những vấn đề cốt lõi của hệ thống những tư tưởng, lý luận, lý luận học thuyết kinh tế là?

a] Vai trò của Nhà nước với nền kinh tế

c] Tất cả các phương án đều đúng [Đ]

d] Quan niệm và hành xử của người sản xuất và tiêu dùng về giá trị

e] Khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng và phát triển

Câu 3: Chế độ “tỉnh điền” thời Trung Hoa cổ đại là?

c] Đất đai vừa có đất công, vừa có đất tư [Đ]

d] Toàn bộ đất đai là của chung

Câu 4: Việc nghiên cứu môn Lịch sử các học thuyết kinh tế có ý nghĩa:

a] Hiểu sâu sắc Kinh tế chính trị và kinh tế học

b] Hiểu và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng ta hiện nay

c] Tất cả các phương án đều đúng [Đ]

d] Mở rộng và nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trường

Câu 5: Đối tượng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là?

a] Hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp trong lịch sử [Đ]

c] Các hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp trong lịch sử

Câu 6: Tư tưởng kinh tế cổ đại là tư tưởng kinh tế của của giai cấp:

d] Chủ nô, địa chủ, quý tộc

Câu 7: So với môn Lịch sử kinh tế chính trị, phạm vi nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế?

Câu 8: Trong các nhà kinh tế sau đây, ai nhất quán theo đuổi lý luận giá trị – lao động:

Câu 9: Theo W.Petty, lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định bởi:

a] Tốc độ chu chuyển của tiền tệ

b] Tất cả các phương án đều đúng [Đ]

Câu 10: Đối tượng của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh là?

a] Phân tích sự vận động của cải trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

b] Phân tích sự vận động nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu. [Đ]

d] Phân tích nguồn gốc của sản xuất.

Câu 11: Câu nói : “Giá trị hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị của tiền tệ, cũng như ánh sáng của mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời vậy” là của:

Câu 12: D.Ricardo cho rằng giá trị hàng hóa là?

a] Do số lượng lao động tương đối, cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. [Đ]

b] Do quan hệ cung – cầu và tâm trạng của người mua quyết định

c] Do các nguồn thu nhập quyết định

d] Do tính hữu ích của hàng hóa quyết định.

Câu 13: A.Smith cho rằng tiền công là?

b] Khoản tư liệu sinh hoạt cần thiêt tối thiểu cho công nhân

c] Hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động

d] Giá cả của lao động, khoản tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân

e] Giá cả của lao động [Đ]

Câu 14: Theo A.Smith, nền kinh tế phù hợp với trật tự tự nhiên là?

b] Kết hợp độc quyền và cạnh tranh

Câu 15: Ai là người đưa ra lý thuyết giá trị – ích lợi?

Câu 16: Trong “Biểu kinh tế” của F.Quesnay, những hoạt động sản xuất là?

a] Hoạt động trong công nghiệp

b] Hoạt động trong thương nghiệp

c] Hoạt động của công nhân nông nghiệp

d] Hoạt động trong thương nghiệp, hoạt động của công nhân nông nghiệp [Đ]

e] Hoạt động trong nông nghiệp

Câu 17: A.Smith cho rằng giá trị hàng hóa là?

a] Do giá trị sử dụng của hàng hóa quyết định.

b] Do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định. [Đ]

c] Do sự khan hiếm về hàng hóa quyết định.

d] Do thời gian lao động hao phí quyết định

Câu 18: D. Ricardo đã phân biệt được:

a] Địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối

b] Giá trị và giá cả sản xuất

c] Giá trị và giá trị trao đổi [Đ]

d] Giá cả lao động và giá cả sức lao động

Câu 19: Quan niệm của A.Smith: “Tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi” là?

Câu 20: Giá trị do ích lợi quyết định là quan điểm của:

Câu 21: Khi nghiên cứu kinh tế, ai là người lấy “Con người kinh tế”làm điểm xuất phát:

Câu 22: Lý thuyết kinh tế của trường phái trọng nông phản ánh và bảo vệ lợi ích của:

b] Các nhà tư bản nông nghiệp trong giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản [Đ]

c] Giai cấp địa chủ phong kiến

d] Các nhà tư bản nông nghiệp trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

Câu 23: Theo trường phái trọng thương, mục đích thương mại là?

d] Có nhiều lợi nhuận [Đ]

Câu 24: Đại biểu xuất sắc của trường phái trọng nông là?

a] A.R.J. Turgot [1727- 1771]

c] F.Quesnay [1694-1774], A.R.J. Turgot [1727- 1771] [Đ]

Câu 25: Ai là người ủng hộ tự do kinh doanh, tự do buôn bán?

Câu 26: F. Quesnay cho rằng, nông dân là giai cấp:

b] Giai cấp không sản xuất

Câu 27: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh là học thuyết kinh tế của:

a] Giai cấp tư sản trong giai đoạn tích lũy nguyên thuỷ tư bản.

b] Những người đứng đầu nước Anh.

c] Giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. [Đ]

d] Giai cấp tư sản nhằm chống lại tư tưởng kinh tế phong kiến

Câu 28: Theo D.Ricardo, điều tiết giá cả hàng hóa là?

b] Hao phí lao động sản xuất [Đ]

d] Tâm trạng của người mua

Câu 29: Tác giả cuốn “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa” viết năm 1817 là?

Câu 30: Giá cả do ích lợi quyết định là quan điểm của :

Câu 31: Lý thuyết giá cả, A.Smith chưa phân biệt được:

b] Giá cả sản xuất và giá cả thị trường [Đ]

c] Giá cả tự nhiên và giá cả chính trị

d] Giá cả tự nhiên và giá cả thị trường.

Câu 32: Theo trường phái trọng nông, nguồn gốc duy nhất của của cải là?

c] Cả công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 33: Phương pháp đặc trưng nhất mà các nhà kinh tế chính trị học cổ điển sử dụng để tìm ra bản chất các hiện tượng kinh tế là?

Câu 34: Trường phái trọng nông giữa thế kỷ XVIII ở Pháp được ra đời trong bối cảnh:

a] Chủ nghĩa trọng thương đã bị mất sức thuyết phục

b] Nền nông nghiệp nước Pháp bị suy sụp nghiêm trọng

c] Sản xuất nông nghiệp toàn thế giới bị suy sụp

d] Bắt đầu công nghiệp hóa.

e] Chủ nghĩa trọng thương đã bị mất sức thuyết phục, nền nông nghiệp nước Pháp bị suy sụp nghiêm trọng [Đ]

Câu 35: Theo D.Ricardo giá trị hàng hóa:

b] Không có quan hệ gì với giá trị sử dụng

c] Rất cần thiết cho giá trị sử dụng

d] Phụ thuộc vào số lượng lao động sử dụng trong quá trình sản xuất [Đ]

Please follow and like us:

Nắm được đối tượng nghiên cứu của môn học, phân biệt với môn kinh tế chính trị Mác – Lênin và các môn học kinh tế khác. Nắm được các phương pháp chủ yếu vận dụng để nghiên cứu của môn học . Nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế.

Bạn đang xem: Lịch sử các học thuyết kinh tế

Nội dung chính

- Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử và một số phương pháp cụ thể khác.

- Chức năng và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế.

Nội Dung

Cần nắm vững và phân biệt một số khái niệm sau:

Tư tưởng kinh tế : Là những quan hệ kinh tế được phản ánh vào trong ý thức của con người, được con người quan niệm, nhận thức, là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con người.

Học thuyết kinh tế : Là hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu cho các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định. Hệ thống quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Kinh tế chính trị : Là môn khoa học xã hội nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội tức là những quan hệ kinh tế trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.

Kinh tế học : Là môn học nghiên cứu những vấn đề con người và xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khan hiếm, bằng nhiều cách để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá.

Lịch sử kinh tế : Là môn khoa học nghiên cứu sự phát triển của tư tưởng kinh tế được thể hiện qua các chính sách, cương lĩnh, điều luật, các tác phẩm, các học thuyết kinh tế,... của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhằm vạch rõ quy luật phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau của các tư tưởng kinh tế.

Lịch sử các học thuyết kinh tế : Là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau.


Đối tượng nghiên cứu của môn học

Là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định.

Hệ thống các quan điểm kinh tế là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất của các hiện tượng kinh tế nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và những tư tưởng kinh tế đó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào ý thức con người.

Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định, những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế.

- Nội dung, bản chất giai cấp của học thuyết.

- Hiểu được phương pháp luận của trường phái đề xuất học thuyết.

- Hiểu được sự vận động và phát triển có tính quy luật của học thuyết.


Phương pháp biện chứng duy vật

Đây là phương pháp chung, xuyên suốt quá trình nghiên cứu.

Xem thêm: Bài Tập Mát Xa Mặt Buổi Sáng Giúp Trẻ Ra Mỗi Ngày, Nâng Cơ Và Trẻ Hóa Gương Mặt

Là phương pháp nhận thức khoa học, nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, vạch rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế-xã hội.


Phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử

Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu các quan điểm kinh tế phải gắn với lịch sử, phải phân chia thành các giai đoạn phát triển của chúng, không dùng tiêu chuẩn hiện tại để đánh giá ý nghĩa của các quan điểm kinh tế đó.


Phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,… nhằm đánh giá đúng công lao, hạn chế, tính phê phán, tính kế thừa và phát triển của các trường phái kinh tế trong lịch sử.


Nguyên tắc chung [cho các phương pháp nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế] là nghiên cứu có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời đánh giá đúng đắn công lao và hạn chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử.

Mặt khác, phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tương đối của các học thuyết kinh tế và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.


Chức năng và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế


Chức năng

Môn lịch sử các học thuyết kinh tế có 4 chức năng là:

* Chức năng nhận thức

Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu và giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế nhằm phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế khách quan của các giai đoạn phát triển nhất định. Từ đó giúp cho việc nhận thức lịch sử phát triển của sản xuất nói riêng và lịch cử xã hội loài người nói chung.

* Chức năng thực tiễn

Nhận thức nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người. Lịch sử học thuyết kinh tế còn chỉ ra các điều kiện, cơ chế hình thức và phương pháp vận dụng những tư tưởng kinh tế, quan điểm kinh tế, lý thuyết kinh tế vào thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.

* Chức năng tư tưởng

Thể hiện tính giai cấp của các học thuyết kinh tế. Mỗi học thuyết kinh tế đều đứng trên một lập trường nhất định, bảo vệ lợi ích của giai cấp nhất định, phê phán hoặc biện hộ cho một chế độ xã hội nhất định.

* Chức năng pháp luận

Cung cấp cơ sở lý luận khoa học cho các môn khoa học kinh tế khác như kinh tế chính trị, kinh tế học, quản lý kinh tế, các môn khoa học kinh tế ngành. Cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách kinh tế của các nước.


Ý nghĩa

Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại.


TÓM TẮT

Trong chương này người học cần nắm vững các nội dung cơ bản sau:

* Về đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế:

Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế của các giai cấp cơ bản nối tiếp nhau trong các hình thái kinh tế - xã hội.Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quan điểm kinh tế của các trường phái khác nhau gắnvới các giai đoạn lịch sử nhất định, các quan điểm kinh tế đã được hình thành trong một hệ thống nhất định.Những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống nhưng có ý nghĩa lịch sử thì thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế.

* Về phương pháp của môn khoa học này:

Sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu trong đó xuyên suốt là phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin. Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm lịch sử cụ thể trong nghiên cứu

* Về mục tiêu cần đạt được của môn học:

Nắm được những nét cơ bản nhất của lịch sử những lý luận kinh tế, học thuyết kinh tế chính qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.

Nắm được bản chất, nội dung của những lý luận kinh tế, học thuyết kinh tế được học và phương pháp luận của các đại biểu, các trường phái đã đề xuất lý luận học thuyết.

Hiểu bản chất của học thuyết không phải để biết mà để có thái độ đúng đối với các học thuyết.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Qua các chức năng của môn học mà thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhằm giúp cho người học hiểu sâu, rộng, có nguồn gốc về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng. Mặt khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại.


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phân biệt tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử học thuyết kinh tế.

2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là gì?

3. Chức năng của môn lịch sử các học thuyết kinh tế và ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học này?

Video liên quan

Chủ Đề