Các môn học chương trình 2022 THPT

[PLO]- Bộ GD&ĐT vừa công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục lối sống, đạo đức, tự nhiên và xã hội, lịch sử và địa lý, khoa học, tin học và công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ 1 [đối với lớp 1 và 2].

Bậc học này xuất hiện môn học mới là tin học và công nghệ.

Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ở bậc học này là môn tin học trở thành bắt buộc [khác với trước đây là tự chọn]. Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn: Lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.

Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học được lựa chọn: Theo nhóm khoa học xã hội [gồm các môn giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý], nhóm khoa học tự nhiên [gồm các môn vật lý, hóa học, sinh học], nhóm công nghệ và nghệ thuật [gồm công nghệ, tin học, nghệ thuật]. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ngoài năm môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu năm môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Chương trình cụ thể từng môn học như sau:

Chiều 27/12, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Chiều 27/12, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng mới năm 2018.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Chương trình chương trình giáo dục phổ thông[GDPT] mới đã đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn".

Từ phải qua: GS Nguyễn Minh Thuyết, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT Nguyễn Viết Lộc. Ảnh: Đình Tuệ.

Thực hiện mục tiêu "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn", đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Thực hiện mục tiêu "phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng", nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh.

>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm hơn 300 giờ học mỗi năm

Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục: Trên cơ sở Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, ngày 06/02/2017, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định số 5857-VN tài trợ cho "Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDPT" [Chương trình ETEP].

Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các trường sư phạm khác và Chương trình ETEP tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nội dung đào tạo để xây dựng mới chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.

Về việc chuẩn bị cơ sở vật chất: Bộ GD&ĐT đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông.

Hệ thống môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới cụ thể gồm:

Cấp Tiểu học:

Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 [đối với lớp 1 và 2].

Môn học mới: Tin học và Công nghệ.

Cấp THCS:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học [trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn].

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Cấp THPT:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học lựa chọn: theo nhóm Khoa học xã hội [gồm các môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý], nhóm Khoa học tự nhiên [gồm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học], nhóm Công nghệ và nghệ thuật [gồm các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật].

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

*Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc thi cử trong chương trình GDPT mới, giáo viên sẽ có quyền được sử dụng tư liệu ngoài SGK ...

Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý về Dự thảo chương trình GDPT mới

NCS Nguyễn Sóng Hiền, người đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm 'Chí Phèo' khỏi SGK đã đưa ra những ý kiến, lập luận về ...

Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'

Theo các chuyên gia giáo dục, dù Quốc hội đã đồng ý việc lùi thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông [GDPT] ...

Chính phủ đồng ý với đề xuất lùi một năm thực hiện chương trình GDPT mới

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc lùi 1 năm thực hiện chương trình ...

Chương trình GDPT mới: ‘Giảm số tiết học coi chừng tác dụng ngược’

Có ý kiến cho rằng, dù Bộ muốn giảm tổng số tiết học cho học sinh nhưng nếu không tính toán kỹ, điều này có ...

Chương trình GDPT mới: Chuẩn bị con người, vật chất thế nào?

Theo Tổng Chủ biên chương trình GDPT tổng thể cho biết, ở giai đoạn trước mắt, giáo viên bộ môn nào sẽ vẫn dạy bộ ...

Video liên quan

Chủ Đề