Các bài tập phục hồi chức năng đầu gối

Thoái hóa khớp là bệnh thoái hóa mạn tính các khớp xương. Ban đầu sẽ gây tổn thương ở sụn khớp, sau đến màng hoạt dịch, bao khớp, dây chằng. Một trong các thoái hóa khớp thường gặp là thoái hóa khớp gối vì khớp gối là vùng cơ quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khớp gối có cấu trúc khớp lớn nhất cơ thể, nhiều bộ phận cấu thành nên rất dễ gặp tổn thương.


Thoái hóa khớp gối [Ảnh minh hoạ]


Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh và những phụ nữ béo phì.

Các nguyên nhân thường gặp nhất của thoái hóa khớp gối là do tuổi tác, chấn thương, những người làm việc nặng nhọc, người lười vận động, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, gout, ...

Thoái hóa khớp gối có các triệu chứng rõ rệt như: đau khớp gối, cử động khớp gối bị hạn chế, cử động khớp gối có tiếng lạo xạo. Ở giai đoạn nặng thì khớp gối có thể bị biến dạng, kèm theo cơ tứ đầu đùi và cơ cẳng chân bị teo yếu.


Thoái hóa khớp gối gây nhiều biến chứng nặng nề [Ảnh minh hoạ]


Điều trị phục hồi chức năng [PHCN] cho người bệnh thoái hóa khớp gối là một phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả ít gây biến chứng, góp phần tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị PHCN cho người thoái hóa khớp gối bao gồm:

1. Điện trị liệu:
- Nhiệt nóng: sử dụng cho giai đoạn mạn tính: parafin, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm giúp giảm đau, giãn cơ, chống viêm

- Nhiệt lạnh: sử dụng cho giai đoạn cấp tính: máy áp lạnh, chườm đá

- Điện xung: giúp giảm đau, thư giãn cơ


Điều trị điện trị liệu cho người bệnh tại khoa PHCN

2. Vận động trị liệu:
- Tập chủ động với các bài tập, dụng cụ tại khoa như: xe đạp, ghế tập,...

- Tập với sự trợ giúp của các bác sĩ, kỹ thuật viên


Hướng dẫn người bệnh tập vận động tại khoa PHCN


3. Tại nhà: Người bệnh có thể bơi lội, đạp xe, tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp chế độ ăn uống.

Khoa PHCN xin giới thiệu một số bài tập đơn giản và hiệu quả cho người bệnh:

1. Tư thế đứng:
- Đứng với một tay bám vào cạnh bàn hoặc giường. Nâng một chân lên, đung đưa theo chiều trước sau, rồi đổi bên



2. Tư thế ngồi:
- Ngồi trên ghế hoặc giường có đủ độ cao để 2 chân có thể vận động tự do. Ngồi ở mép giường hoặc ghế, 2 chân buông xuống dưới, rồi đá chân lên, hạ xuống luân phiên



- Có thể sử dụng dây thun hoặc tạ hoặctúicát nặng khoảng 1-3kg để tập tăng sức mạnh cơ; cũng có thể dùng chân kia để tạo kháng lực

3. Tư thế nằm:
- Đặt mộtcáigối dưới khoeo chân, rồi tập đá thẳng chân lên, hạ chân xuống luân phiên



- Nằm ngửa, nâng 2 chân đạp như đạp xe đạp



- Nằm sấp: Tư thế nằm sấp, co duỗi khớp gối đổi bên liên tục, có thể sử dụng thêm tạ cố định ở cổ chânđể tăng kháng trởtập.


Người bệnh đau khớp gối có nhu cầu khám và điều trị hoặc muốn được tư vấn xin vui lòng liên hệ: Khoa PHCN – tầng 1 tòa nhà DIII – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. SĐT: 02036.273.642


Vật lý trị liệu là phương pháp phục hồi chức năng an toàn được sử dụng khá phổ biến. Vậy có thể tập vật lý trị liệu ở đâu? Hiện nay có rất nhiều trung tâm vật lý trị liệu được thành lập cũng như là các khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại các bệnh viện. Nhưng nếu vì lý do gì đó mà bệnh nhân không thể điều trị tại các bệnh viện hay các trung tâm vật lý trị liệu, thì vẫn có thể luyện tập ở nhà với những bài tập đơn giản sau đây. Chúng sẽ giúp người tập phục hồi khả năng vận động và duy trì thể lực một cách hiệu quả mà không quá khó khăn và mất nhiều thời gian.

Tập vật lý trị liệu tại nhà

1. Kéo căng khớp vai

Đan 2 bàn tay lại với nhau, xen kẽ mỗi ngón tay. Từ từ đưa lòng bàn tay lên trên đầu rồi đưa tay lên trên , giữ tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng. Bài tập sẽ giúp bản thân cảm giác được sự kéo căng ở cánh tay, vai, và phần trên của lưng.
2. Kéo căng cánh tay Nâng cánh tay ngang với mặt đất rồi lấy tay còn lại nắm khủy tay kéo qua ngực. Kéo căng dần, giữ trong 10 giây rồi từ từ thả lỏng, và làm với tay còn lại.

3. Kéo căng gối ngực


Nằm lên nệm cứng hoặc giường, kéo đầu gối co vào cơ thể, không ngước đầu lên, lấy tay ôm chân lại kéo mạnh dần và giữ từ 20-30 giây rồi thả lỏng lại. Làm tương tự với chân còn lại.

Bài tập kéo căng gối ngực

4. Kéo căng gân cơ cổ chân và cẳng chân Lấy 2 tay vịn thành ghế phía trước, chân trái duỗi thẳng, chân phải co lại, và 2 chân cách nhau 1 khoảng bước chân. Đưa người xuống từ từ cong chân phải lại trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng, bàn chân trái vẫn áp sát xuống mặt đất và lưng vẫn thẳng. Nhún người xuống giữ 10-20 giây rồi thả lỏng lại. Làm tương tự với chân còn lại.

5. Kéo căng cơ đùi sau

Ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân. Lấy khăn lông dài móc vào mũi bàn chân, lấy hai tay giữ khăn trong khi gập người về trước, giữ trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng.

Bài tập kéo căng cơ đùi sau

6. Kéo căng cơ đùi trước Đứng thẳng người kế bên song song với ghế, lấy tay phải vịn ghế. Dồn trọng lực vào chân trái và co chân phải lên dần và gót chân để phía mông, tay còn lại giữ chân co. Đếm giữ 30 giây rồi thả lỏng người. Làm lại với chân còn lại.

7. Tư thế ngồi xổm


Đứng phía trước ghế với tư thế 2 chân dạng vừa phải tự nhiên ra 2 bên. Tay khoanh lại trước ngực, lưng thằng. Giữ nguyên tư thế từ từ ngồi xuống ghế. Lập lại động tác 10-12 lần, sau đó nghỉ khoàng 30 giây rồi tập tiếp bài khác.

Xem thêm về Tập vật lý trị liệu ở đâu tốt?

Đây là những bài tập khá đơn giản mà người tập có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách kết hợp với các vật dụng hỗ trợ có sẵn trong gia đình như gậy, ghế tựa… Song trước khi tập luyện, để đảm bảo an toàn hãy làm nóng cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Xem thêm các chủ đề:

Tag:

Video liên quan

Chủ Đề