Cá tra nuôi bao lâu

Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á, là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này. Ở nước ta, Cá tra được nuôi chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng Nam Bộ. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới 60-70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây. Dưới đây là kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm được các bà con vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chia sẻ, mời bà con cùng theo dõi. 

1. Chuẩn bị ao nuôi cá tra

Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống thoát nước để chủ động cấp và thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao. Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2 – 0,3m.

Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao. Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, 7-10 kg/100m2. Phơi đáy ao 2-3 ngày. Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.

2. Chọn và thả cá giống

Cá giống phải có kích cỡ đồng đều, nhiều nhớt, không xây xát. Thông thường thả cá tra giống kích cỡ 80 – 100g/con. Mật độ thả nuôi: 5 – 8 con/m2. Cá tra thả nuôi được quanh năm.

Nên vận chuyển cá giống lúc trời mát, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, chuyển cá bằng bao nilon bơm oxy với mật độ: 200 con/bao [60 x 100 cm]. Trước khi thả cá vào ao phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi.

Nếu ao nuôi có diện tích lớn hơn 300m2 thì dùng lưới cước chắn lại khoảng 50 – 100m2 ao, thả cá giống vào để dễ chăm sóc và quản lý. Sau thời gian từ 15 – 30 ngày tùy theo diện tích lưới chắn, sau đó mở lưới để cá ra ao. Có thể thả thêm cá chép với lượng 5% tổng số cá thả.

3. Thức ăn cho cá tra

Đối với cá tra, thức ăn có 2 dạng: Thức ăn công nghiệp đã được chế biến dùng cho cá và thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các loại tôm, cua, cá tạp để chế biến thức ăn cho cá nuôi, đồng thời cần bổ sung thêm khoáng vi lượng và Vitamin C để kích thích cá ăn và sinh trưởng.

Cách cho ăn: Các nguyên liệu được xay nhuyễn, trộn đều cùng chất kết dính [bột gòn] để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó cho vào Máy ép cám viên nổi 3A7,5Kw để ép thành các viên cám nổi đều và đẹp. Cám viên sau khi ép có thể đóng bao cất trữ để sử dụng lâu dài.

Máy ép cám nổi 3A7,5KW

Rải cám cho cá ăn từ từ từng ít một cho đến khi hết thức ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối Khẩu phần thức ăn 5-7% trọng lượng thân. Nếu chăn nuôi với diện tích lớn, việc cho ăn tốn nhiều thời gian và công sức bà con có thể sử dụng Máy cho cá ăn tự động 3A90W để thay thế làm công việc này. 

Máy cho cá ăn tự động 3A90W

Máy phun thức ăn cho cá 3A90W có khả năng làm việc tự động, người sử dụng có thể điều chỉnh các mức thời gian từ 0 đến 90 phút.  Tầm phun cám trong phạm vi lên đến 9 mét, phân tán thức ăn đồng đều giúp cá dễ dàng tiếp cận nguồn thức ăn. Với năng suất lên đến 50 – 80kg/giờ, giúp bà con tiết kiệm thời gian tối đa mà vẫn đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ cho thủy sản.

4. Quản lý chăm sóc và thu hoạch

Thường xuyên theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng cần chú ý thay bỏ định kỳ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Cứ 10 ngày thì thay từ 30% đến 50% nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.

Thời gian nuôi cá tra trung bình 10 tháng, cá đạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

* Nguyên Nhân Làm Thịt Cá Có Màu Vàng:

- Do môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, oxy hoà tan thấp, hàm lượng khí độc cao,…làm cá bị stress, hàm lượng độc tố trong máu cao làm gan suy yếu dẫn đến thịt cá bị vàng. Ngoài ra khi tảo phát triển quá mức trong ao, cá càng lớn nuôi càng lâu trong môi trường có nhiều tảo thì quá trình tích lũy chất ảnh hưởng đến màu sắc cơ thịt càng tăng.

- Do lượng ăn cung cấp cho cá không đủ, trong thức ăn có nhiều sắc tố, đặc biệt là các thức ăn tự chế, thức ăn bị nhiễm độc tố làm suy yếu chức năng gan, tích lũy sắc tố trong cơ làm cho thịt cá có màu vàng.

- Do cá bị các bệnh nhiễm trùng, giun sán, làm tổn thương gan mật, gây rối loạn hoạt động tiết sắc tố dẫn đến tích lũy sắc tố trong cơ làm cho thịt cá vàng.

- Do di truyền như loài cá tra nghệ [Pangasius kuyis], đây là một loài cá tra có thịt màu vàng như nghệ, chủ yếu khai thác từ tự nhiên.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA THỊT TRẮNG

Để sản xuất được sản phẩm cá tra thịt trắng phải áp dụng quy trình nuôi đúng cơ sở kHoa học và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, và cần đặc biệt chú ý:

1. Lựa chọn địa điểm

Địa điểm nuôi phải có:

- Nguồn nước ra vào chủ động, sạch, không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm, hàm lượng khí độc trong phạm vi cho phép giúp cá khỏe, hàm lượng độc tố trong cơ thể giảm, giúp giảm áp lực đào thải độc tố cho gan, thịt cá trắng hơn.

- Ngoài ra, cống cấp và thoát có lưới chắn, thiết kế thích hợp để dễ dàng cho việc lấy nước và thoát nước khi cần thiết.

2. Chuẩn bị ao đúng cách

- Sên vét kỹ lớp bùn đen ở đáy ao.

- Tẩy đáy ao bằng vôi CaO 1.200 – 1.500 kg/ha.

- Phơi ao 2 – 4 ngày rồi cấp nước vào ao qua hệ thống lưới lọc, mực nước tối thiểu 1,2 m.

- Xử lý nước: dùng WUNMID FISH liều 1kg/ 8.000 m3 nước, sát khuẩn để xử lý nước ao nuôi trước khi thả nuôi.

- Sau 2 ngày dùng BACBIOZEO hay AQUA BIO BZT để cung cấp vi sinh vật có lợi, ổn định chất lượng nước và tăng cường oxy hòa tan trong ao. Khoảng 3 - 4 ngày sau, khi nước lên màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả giống.

3. Chọn giống và thả giống chất lượng:

- Mua cá giống ở những cơ sở sản xuất uy tín, có chất lượng tốt và có nguồn gốc rõ ràng, cá chọn làm bố mẹ không bị thịt vàng.

- Cá giống có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây sát, không có mầm bệnh.

- Thả giống khi trời mát và đầu hướng gió tránh làm cá bị sốc, stress, trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 8 – 10% trong vòng 5 phút để sát khuẩn.

- Mật độ cá thả vừa phải từ 20 – 40 con/m2.

4. Lựa chọn thức ăn và cho ăn phù hợp:

Cần cho cá ăn đảm bảo về chất và về lượng.

- Nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm ao nuôi, tích lũy sắc tố trong cơ thịt cá. Vì vậy, để an toàn trong suốt quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Trong hai tháng đầu tiên nhu cầu chất đạm của cá nhỏ đòi hỏi cao, tối thiểu là 30%, giai đoạn tiếp theo sẽ giảm dần tương ứng với nhu cầu dinh dưỡng của cá.

- Lượng thức ăn hàng ngày: 3 - 5% trọng lượng thân tùy theo kích cỡ cá và sức ăn của cá.

- Nhu cầu protein của cá tra như sau:

Bảng 2: Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển

Cỡ cá [g]

Hàm lượng protein [%]

5 – 50

30 – 36

50 – 100

28 – 30

100 – 300

26 – 28

300- 500

26 – 28

> 500

24 – 26

- Trong quá trình nuôi cần phải bổ sung 2 lần/tuần BIOTICBEST For Export Fish [1kg/ 40 tấn cá] và C MIX 25% [1kg/ 40 tấn cá] hoặc BIOZYM-S [1kg/ 30 tấn cá] và VILEC 405 FS [1kg/ 40 tấn cá] chứa vitamin và men tiêu hóa cần thiết giúp cá nâng sức đề kháng, tăng trưởng tốt.

- Định kỳ 2 tuần bổ sung HEPAVIROL Plus hoặc HERTO liều 1 lít/ 40 tấn cá, dùng liên tục 2-3 ngày để tăng cường chức năng giải độc cho gan, giúp cá ăn khỏe, tăng trưởng tốt, thịt trắng. Trường hợp sau khi dùng kháng sinh điều trị nên dùng một trong hai sản phẩm trên giúp phục hồi chức năng gan, đào thải dư lượng kháng sinh, ngăn ngừa thịt cá bị vàng. Đặc biệt, giai đoạn gần xuất bán [15-20 ngày] nên dùng HEPAVIROL Plus hoặc HERTO liên tục 6-8 ngày giúp nâng cao chất lượng thịt cá và bán được giá cao.

5. Quản lý môi trường tốt

- Hàng ngày phải theo dõi các yếu tố môi trường.

- Theo dõi thường xuyên các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

- Đối với ao có lắp hệ thống sục khí cần mở máy sục khí

+ 12 Giờ/ngày khi khối lượng cá trong ao là 2 kg/m3

+ 24 giờ/ngày khi khối lượng cá đạt 6 kg/m3.

- Đối với các ao nuôi không có hệ thống sục khí cần thay nước định kỳ:

+ Cá 30 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: thay nước 1 lần/tuần, 30% lượng nước/lần.

+ Cá 3 tháng tuổi trở lên: thay nước 3 - 5 lần/tuần, 30 – 50% lượng nước/lần tùy vào tình hình thực tế trong ao.

+ 1 tháng trước khi thu hoạch: thay nước hàng ngày.

Sau 1 tháng nuôi cần định kỳ sử dụng BACPOWER, DEODORANTS hoặc AQUA BIO BZT để làm sạch đáy ao, phân hủy các chất hữu cơ, hấp thu các khí độc NH3, H2S…cải thiện chất lượng nước, giúp cá phát triển tốt.

- Khi tảo phát triển mạnh trong ao cần cắt tảo bằng OSCILL ALGA hoặc ALGAE RV.

6. Làm tốt công tác phòng bệnh

- Định kỳ 25 - 30 ngày xỗ nội ký sinh trùng cho cá, giúp cá mau lớn, phòng ngừa thịt vàng:

+ Trọng lượng cá < 50 g/ con: Sử dụng HADAZI liều 1kg/ 10 tấn cá hoặc BENDAVI liều 1 kg/10 – 12 tấn cá. Cho ăn 1 lần vào buổi sáng, liên tục trong 2 ngày.

+ Trọng lượng cá > 50 g/con: Sử dụng ISA liều 1 lít/ 40 tấn cá, liên tục 2 ngày.

- Định kỳ 7 – 10 ngày sát trùng nước bằng WUNMID FISH liều 1 kg/8.000m3 nước] hay DOHA liều 1 lít/ 6000m3 hay OSCILL ALGA STRONG liều 1 lít/ 3.000 m3 nước để phòng ngừa ký sinh trùng, vi khuẩn,…gây bệnh cho cá.

6. Thu hoạch đúng thời điểm

- Sau khi nuôi trong vòng 6 – 7 tháng cá đạt trọng lượng 0,8 – 1,2 kg, tùy theo yêu cầu của thị trường để có thể tiến hành thu hoạch cá.

- Ngưng sử dụng kháng sinh 15 – 20 ngày trước khi thu hoạch cá.

- Mùa nước đổ tháng 6 - 7 có những thay đổi lớn về chất lượng nước trên sông thịt cá dễ bị vàng nên cần thu hoạch trước thời điểm này.

Video liên quan

Chủ Đề