Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Có thể nói, nguồn năng lượng bức xạ của mặt trời là vô hạn. Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực có tiềm năng về năng lượng mặt trời nhất. Trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Việc sử dụng nguồn năng lượng này ở nước ta, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Thực tế, vấn đề phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch mà con người đang sử dụng. Giảm lượng khí thải độc hại và góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế, mặt trời được coi là nhân tố mang lại nguồn năng lượng quý giá quốc gia. Có thể thay thế những dạng năng lượng cũ được sản xuất bởi các tài nguyên đang dần cạn kiệt.

Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, có cường độ bức xạ trung bình trong năm ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2 và phía Nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ có được còn tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương. Do đó, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch khác nhau về lượng bức xạ thu được. Tuy vậy, cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.

Bức xạ các tỉnh ở phía Bắc

Bình quân trong năm, ở khu vực này có khoảng từ 1800 – 2100 giờ nắng.

Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.

Bức xạ các tỉnh ở phía Nam

Có bình quân từ 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ tăng 20% so với các vùng phía Bắc.

Ở các tỉnh phía Nam, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, nguồn bức xạ mặt trời tại khu vực này là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Lượng bức xạ mặt trời ở các vùng tại Việt Nam

Vùng Tây Bắc

Nhiều nắng vào các tháng 8.

Thời gian có nắng dài nhất vào tháng 4, tháng 5, tháng 9 và tháng 10.

Lượng tổng bức xạ trung bình lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

Ở các khu vực có địa hình núi cao (khoảng 1500m trở lên) thường ít nắng, nhiều mây. Mưa nhiều vào khoảng tháng 6 đến tháng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).

Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Khu vực này có lượng nắng nhiều vào tháng 5. Đặc biệt. khu vực Bắc Trung bộ vào phía Nam, thời gian nắng sớm và nhiều vào tháng 4.

Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.

Vùng Trung Bộ

Thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày.

Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

Vùng phía Nam

Khu vực ohias Nam của Việt Nam quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày.

Đặc biệt ở các khu vực có bờ biển dài như Nha Trang, Phan Thiết… cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

Ở khu vực này, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối đồng đều trong suốt cả năm. Trừ những ngày mưa, thì trên 90% thời gian trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.

Giải pháp tận dụng tia bức xạ mặt trời

Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời, hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Việt Nam là một trong những quốc gia có được lượng bức xạ lớn. Rất thích hợp để phát triển và ứng dụng công nghê mặt trời vào đời sống. Mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao.

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2. Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn ở các vùng phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2 do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân. Và số liệu này chính là điểu kiện tiên quyết để phân tích, đánh giá tiềm năng và mức độ hiệu quả của dự án điện MT.

Tuy nhiên khi muốn tham khảo số liệu tại một địa điểm cụ thể ( một địa phương, một quận huyện ) thì lại rất khó, khi các số liệu hoặc được lấy từ khá lâu , hoặc áp dụng cho toàn tỉnh, thành phố. Thế nên, AT sẽ giới thiệu với mọi người một công cụ khá hay để thống kê, tính toán được cường độ bức xạ NLMT tại chính xác địa điểm mọi người cần khảo sát. Đó chính là phần mềm PV GIS ( Photovoltaic Geographical Information System ). Các bạn có thể dùng trực tiếp phần mềm tại đây:

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần mềm này:

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024
Hình 2. Giao diện chính của phần mềm

Bước 1: Nhập địa chỉ hoặc tên địa điểm nơi bạn cần khảo sát vào ô Address, sau đó bấm vào Go!

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Hình 3. Nhập địa chỉ nơi cần khảo sát

Bước 2: Nhập các thông số của hệ thống PV.

Các thông số cần quan tâm:

– Estimated System losses (Tổn thất hệ thống ): 15%;

– Mounting Position (Vị trí lắp đặt ): Building Integrated (Trên mái nhà )

– Slope (Góc nghiêng): 12 độ;

– Azimuth (Góc phương vị ): 35 độ;

– Tracking Options để trống ( Áp dụng cho cơ chế điều chỉnh góc nghiêng tấm pin theo MT)

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Hình 3. Nhập các thông số chính của hệ thống

Bước 3: Xuất bảng số liệu thống kê

Bấm vào mục Visualize results và cùng theo dõi kết quả

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024
Hình 4. Kết quả phân tích cường độ bức xạ và công suất phát của hệ thống

Phần mềm sẽ phân tích cho chúng ta cường độ bức xạ MT trong ngày (Hd) và điện năng sinh ra của hệ 1 kwp trong ngày (Ed). Ngoài ra, phần mềm cho phép tải file PDF với mục đích chia sẻ cũng như lưu trữ. Như vậy, chỉ với 3 thao tác đơn giản, chúng ta đã có thể tự mình khảo sát, đánh giá được mức độ hiệu quả với dự án điện NLMT áp dụng với bất cứ địa điểm nào.

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Bức xạ mặt trời ở việt nam là bao nhiêu năm 2024

Hình 5. File PDF