Các nhà văn nhà thơ quê ở nam định năm 2024

Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại phố Hàng Cau, nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Cha ông làm cai đề lao, sau thất nghiệp, cảnh nhà sa sút, lại nghiện ngập và mắc bệnh lao, phải sống nghèo túng trong tâm trạng kẻ bất đắc chí. Mẹ ông là người ngoan đạo, tần tảo, hiền hậu, giàu đức hy sinh nhưng sống không có hạnh phúc trong gia đình nhà chồng.

Mới lên bảy, tám tuổi, Nguyên Hồng đã cảm nhận được một cách hồn nhiên và nhớ rất kỹ trong ký ức tuổi thơ của mình rằng "thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau" và bản thân mình là kết quả của cuộc hôn nhân gượng gạo ấy.

Năm 12 tuổi, Nguyên Hồng mồ côi cha. Không hiểu sao , mẹ ông lén lút đi bước nữa, bà bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, hắt hủi, không được tự do gần gũi, chăm sóc con. Nguyên Hồng phải sống nhờ bà nội cùng cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của cô. Tuổi thơ Nguyên Hồng đã trải qua những ngày tháng nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương. Ông đã phải đi đánh đáo kiếm tiền ăn học và chung đụng với đủ mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp "cặn bã" nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng.

Năm 16 tuổi, mới học hết bậc tiểu học, Nguyên Hồng đã phải thôi học, cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống. Nguyên Hồng đã đi xin việc nhiều nơi nhưng vẫn thất nghiệp. Dừng lại ở xóm Cấm, Hải Phòng, Nguyên Hồng sống bằng nghề dạy học tư cho con em của những người lao động nghèo.

Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền mua đồ chơi để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện tranh , trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, ác độc, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.

Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...

Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Nguyên Hồng là "Núi rừng Yên Thế" được viết năm 1980. Cuốn sách vẫn còn đang dang dở vì Nguyên Hồng bị đột tử qua đời trước khi nó được hoàn thành.

Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang) do đột tử, hưởng thọ 63 tuổi. Năm 1980, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1910).

Thể loại và khuynh hướng sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Thể loại[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết tiểu thuyết, thơ, hồi kí và nổi bật nhất là những tác phẩm tiểu thuyết sử thi nhiều tập.

Khuynh hướng sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Vì có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh, cay đắng nên ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người nghèo khó gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc, với tâm hồn của một người từng trải. Nhà văn Nguyên Hồng được nhận định rằng ông là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em" vì hai đối tượng (bất hạnh) này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm giống như hình ảnh của ông và người mẹ thuở nhỏ.

lần thứ nhất (kháng chiến chống Pháp) ông làm báo Chiến sĩ ở Liên khu IV rồi làm phóng viên báo Vệ quốc quân, Báo Quân đội nhân dân. Từ năm 1957, ông làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội và trở thành chủ nhiệm trong nhiều năm. Từ Sau năm 1975 ông giải ngũ, làm giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu ông sống ở Hà Nội. Ông là anh ruột của các nhà văn Vũ Tú Nam, Vũ Ngọc Bình. Tuy được biết đến như là một nhà thơ với bài thơ Núi Đôi nổi tiếng đã được đưa vào sách giáo khoa của Việt Nam nhưng Vũ Cao còn sáng tác văn xuôi. Ông mất năm 2007 tại Hà Nội.

Vũ Cao được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Một số tác phẩm chính của ông:

- Sớm nay (Thơ năm 1962)

- Đèo trúc (Thơ năm 1973)

- Núi Đôi (Thơ năm 1956)

- Truyện một người bị bắt (Tập truyện ngắn năm 1958)

- Những người cùng làng (Tập truyện năm 1959)

- Em bé bên bờ sông Lai vu (Truyện năm 1960)

- Anh em anh chàng Lược (Truyện 1965)

- Từ một trận địa (Năm 1973)

(Bài thơ Núi Đôi được Vũ Cao sáng tác dựa trên một câu chuyên có thật. Người con gái trong bài thơ là Trần Thị Bắc một nữ du kích Việt Minh quê ở xóm Chùa, thôn Xuân Đoài - Đoài Đông xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Làng Xuân Đoài trước kia là thôn Đoài (thôn phía tây) của làng Xuân Dục. Sau này làng tách ra, người trong vùng quen gọi là thôn Xuân Đoài. Lời thơ kể về một chuyện tình yêu lãng mạn và bi tráng của cô du kích và anh bộ đội Trịnh Khanh cùng quê.

Năm 1956, ông Vũ Cao có thời gian công tác ở sư đoàn 312, đóng quân tại huyện Sóc Sơn, bên cạnh núi Đôi. Khi sáng tác, ông chưa từng gặp người lính trong câu chuyện, cũng không biết cô du kích ở núi Đôi đã kết hôn với người lính. Đám cưới của họ diễn ra ở vùng tự do, gia đình lại phải giấu kín vì chiến tranh. Sau 20 năm kể từ khi bài thơ được viết, tác giả Vũ Cao mới gặp người chiến sĩ trong chuyện thơ của mình. Ông từng bộc bạch không hiểu sao lại có sự đồng cảm với người lính Trịnh Khanh đến vậy.

Liệt sĩ Trần Thị Bắc đi kháng chiến, được cử học lớp y tá ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phốHà Nội rồi quen anh bộ đội Trịnh Khanh cùng quê. Tình yêu bùng cháy, họ ước hẹn sau khi chiến thắng trận Bắc Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội) sẽ cưới nhau.

Trần Thị Bắc về quê được giao nhiệm vụ làm quân bưu và địch vận. Đêm 21 tháng 3 năm 1954, chị Bắc được giao nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ ra vùng tự do để chuẩn bị trận đánh lớn. Qua núi Đôi, đến ngòi Đầm Sen thì họ gặp phục kích. Chị hy sịnh Đồng đội đưa chị lên chôn dưới chân gò Cầu Cồn mà nay thuộc xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn.

Hòa bình lập lại, anh Trịnh Khanh mới về được quê nhà. Ở chiến trường, anh đã nhận được hai bức thư. Một bức thư của vợ kèm theo một chiếc đồng hồ và một chiếc khăn len kỷ vật. Một bức thư khác là của gia đình báo tin vợ anh đã hi sinh

Từ con rể, anh Khanh trở thành anh cả trong gia đình người vợ đã mất. Chính mẹ chị Bắc là người đã mai mối và hỏi vợ cho anh Khanh. Mọi người tin rằng đó cũng là ước nguyện của hương hồn chị Bắc, chị vẫn mong anh thanh thản tâm hồn và gắn bó với gia đình mình).