Biện pháp phòng bệnh rubella tốt nhất là gì

Hiện nay, bệnh Sởi đang bùng phát ở nhiều Tỉnh/ Thành trong cả nước. Trong năm 2018 số bệnh nhân Sởi nhập viện tại TPHCM là 1.080 người; quận Gò Vấp có 28 ca Sởi nhập viện và 13 ca điều trị ngoại trú. 95% trường hợp mắc sởi là do chưa được tiêm vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin. Bệnh Sởi và Rubella là gì?  Là bệnh truyền nhiễm, do vi rút gây nên.  Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên bệnh đã có vắc xin phòng ngừa. Do đó việc tiêm vắc xin Sởi – Rubella đóng vai trò quan trọng để phòng bệnh. Ai có thể mắc bệnh? Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Sởi - Rubella, Bệnh Sởi và Rubella lây lan như thế nào?  Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành do hít phải các chất tiết mũi họng văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện...  Do tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt [sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi…] có dính các chất dịch tiết mũi họng của người bệnh.  Điều kiện thuận lợi để bệnh Sởi - Rubella lan rộng: sống chung đông người chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh [ nhà trọ, ký túc xá v.v…] Biến chứng của bệnh:  Bệnh sởi thường gây biến chứng cho trẻ em như: Viêm phổi, viêm thanh quản, viêm não, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, loét giác mạc do thiếu vitamin

  1.  Bệnh Rubella thường gây biến chứng cho người lớn hơn là trẻ em. Gồm: Viêm khớp, viêm não … Phụ nữ mang thai bị Rubella, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ có các nguy cơ sau: thai chết lưu, sẩy thai, sanh non, trẻ nhẹ cân, trẻ mang dị tật bẩm sinh. Phòng bệnh:  Tiêm chủng vắcxin: Là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất.  Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh; trước khi bế ẵm trẻ; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi; trước khi cho trẻ ăn; khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh.  Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó bỏ khăn giấy vào thúng rác.  Thông thoáng nơi ở, nơi vui chơi của trẻ, nơi làm việc; lau chùi bề mặt sàn nhà, bàn/ghế, dụng cụ học tập; rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ hàng ngày bằng nước sạch, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

 Hạn chế: đi vào chỗ đông người, vào khu vực có dịch.  Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.  Ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Ăn chín, uống chín. Đối với người bệnh, cần phải làm gì ?  Người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm và không đến nơi đông người cho đến ngày thứ 5 - 7 sau khi phát ban.  Hạn chế tiếp xúc với phụ nữ có thai và những người chưa tiêm ngừa, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao.  Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh. Những ai cần được tiêm chủng? - Trẻ em dưới 2 tuổi: phải được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi:

Mũi 1: Khi trẻ 9 tháng tuổi Mũi 2: Khi trẻ từ 15 - 18 tháng tuổi

- Phụ nữ ở tuổi sinh sản: những phụ nữ chưa từng bị bệnh Sởi - Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, nên tiêm vắc xin Sởi – Rubella [MR] hoặc Sởi – Quai bị - Rubella [MMR] để phòng bệnh lâu dài. Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin phòng Sởi - Rubella: - Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai - Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng - Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch. - Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu, đang xạ trị, hóa trị. - Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. [ví dụ như bệnh Lao chưa được điều trị]. Từ ngày 28/11 đến 28/ 12 / 2018 Quận Gò Vấp đã thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella [MR] cho trẻ từ 1 – 5 tuổi tại các trường Mầm non và nhóm trẻ, nhằm tăng miễn dịch trong cộng đồng, phòng ngừa bệnh sởi bùng phát. Chiến dịch tiếp tục được thực hiện nhằm rà soát, vận động phụ huynh có con từ 1 – 5 tuổi bị hoãn tiêm hoặc chưa tham gia tiêm MR trong đợt tiêm vừa rồi, đưa trẻ đến Trạm y tế phường để được tiêm ngừa.

Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức - là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban. Tuy Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững. Nhưng nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai mắc Rubella sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh? Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng Rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng Rubella bẩm sinh.

Ðường lây truyền bệnh Rubella

Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông - xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Bệnh lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh trở thành nguồn lây sau 5-7 ngày kể từ khi virut xâm nhập cơ thể người mẹ, nếu người bệnh là phụ nữ có thai trong thời gian này có thể truyền virut sang thai nhi. Người bị nhiễm virut có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên, virut có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày. Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh có thể lây truyền virut trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn. Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.

Tổn thương da do hội chứng Rubella.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella

Sau khi virut vào cơ thể 2-3 tuần, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.

Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1-4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5oC.

Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: Là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người. Đặc điểm phát ban do Rubella là chỉ 3 ngày là hết nên còn gọi sởi 3 ngày.

Cần phân biệt với ban của sởi: ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vẩy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.

Những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ

Khi người phụ nữ bị nhiễm virut Rubella trong 3 tháng đầu mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virut sang thai nhi. Hậu quả có tới 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não. Nếu nhiễm trong thời gian thai 13-16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai 17-20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.

Biến chứng của hội chứng Rubella bẩm sinh

Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu thai tiếp tục được phát triển thì trẻ sinh ra thường thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt [một hoặc hai bên]; đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.

Ðiều trị bệnh thế nào?

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió lạnh, trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Trẻ nhỏ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Phương pháp phòng bệnh là tiêm phòng vắc-xin và cách ly khi bị bệnh. Phải cách ly 8-10 ngày trước và sau khi phát ban và ban bay hết. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ [15-40] nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này để phòng bệnh Rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.

Lời khuyên của thầy thuốc

Ở độ tuổi sinh đẻ hiện nay nhiều người chưa có kháng thể với bệnh Rubella nên có thể bị mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, để phòng mắc bệnh khi mang thai, chị em nên khám xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chưa, nếu chưa thì nên tiêm phòng vắc-xin này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Trong 3 tháng đầu mang thai chẳng may bị bệnh cần khám thai và tư vấn bác sĩ ngay.

Rubella IgG dương tính chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Nồng độ IgM âm tính hoặc nhỏ hơn 0.7: Cơ thể bạn không có hoặc có ít kháng thể không đủ đáp ứng khi nhiễm bệnh. Nồng độ IgG dương tính [từ 1.0 trở lên]: Cơ thể bạn có đủ kháng thể chống Rubella trong máu, có khả năng bảo vệ sức khỏe nếu không may nhiễm phải tác nhân gây bệnh.

Bệnh Rubella kéo dài bao lâu?

Sau khoảng 3 - 4 ngày phát bệnh, các triệu chứng sẽ dần biến mất. 1 năm sau khi sinh là khoảng thời gian virus rubella có thể đào thải đối với trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh.

Nên tiêm phòng Rubella bao lâu trước khi mang thai?

Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella: tốt nhất nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng, để vừa giúp cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi [giống như các loại vắc xin sống giảm độc lực khác, thành phần vắc xin Rubella không được tiêm ở phụ nữ biết mình có thai].

Rubella có tác hại gì?

Nhiễm Rubella trong thời kỳ đầu khi mang thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu. Trẻ được sinh ra nguy cơ cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều dị tật nghiêm trọng như: Bất thường về xương; Đục giác mạc; Thiếu máu; Gan lách to; Vàng da; Nhẹ cân; Nổi hạch; Viêm màng não; Viêm phổi do Rubella.

Chủ Đề