Biên bản trong buổi duyệt văn nghệ 20 11 năm 2024

If you want to come, you will bridge the overseas Vietnamese, if you want your children or words, you will love the teacher - Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. Từ ngàn xưa, "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống tốt đẹp và cao quý trong văn hóa của người Việt. Thầy cô là những người đáng kính, suốt một đời tận tụy với học sinh. Thầy cô như những con tằm rút ruột nhả tơ kiến thức để xây dệt và chắp cánh ước mơ bay cao, bay xa hơn cho lớp lớp thế hệ học trò. Vì lẽ đó, nhằm ôn lại truyền thống "Tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, chiều ngày 17/11/2020, Trường THCS xã Nà Nhạn đã tổ chức "Hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11". Đến dự Hội thi có thầy Dương Trọng Khánh - Hiệu trưởng nhà trường, thầy Nguyễn Trọng Thuận - Phó hiệu trưởng nhà trường, Cô Vương Thị Phương Mai - Chủ tịch Công đoàn, cùng toàn thể thầy cô trong nhà trường. Ngoài ra còn có các em học sinh đến từ các đội văn nghệ của các lớp cùng toàn thể học sinh trong nhà trường đã cổ vũ nhiệt tình cho hội thi. Sau phần phát biểu khai mạc chương trình của cô Nguyễn Thị Trinh - Tổng phụ trách Đội, các em học sinh đã tranh tài bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Đến với Hội thi lần này có 23 tiết mục như: đơn ca, song ca, tốp ca, ca múa dân tộc H’Mông, nhảy hiện đại,… Tất cả các tiết mục được tập luyện và chuẩn bị chu đáo. Các tiết mục tham gia Hội thi không chỉ phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung và phong cách thể hiện mà còn đồng đều về chất lượng khiến cho việc chọn ra những tiết mục xuất sắc nhất vô cùng khó khăn. Đáng kể nhất là màn giới thiệu chương trình với những lời chúc tốt đẹp đến các thầy cô bằng song ngữ Anh – Việt. Kết hợp với chương trình ngoại khóa về Tiếng Anh, hội thi mang đến những bất ngờ thú vị về khả năng nói, hát và phát biểu bằng tiếng Anh của các em. Qua "Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11", bằng những lời ca, điệu múa của mình các em học sinh đã gửi đến quý thầy cô tấm lòng tri ân thật ý nghĩa; và cũng từ đây đã thắt chặt hơn mối quan hệ thầy trò, tạo không khí chan hòa, vui tươi trong nhà trường để thực hiện tốt phong trào xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực". Hội diễn văn nghệ kết thúc trong sự náo nức của các em. Các tiết mục đạt giải sẽ được Ban tổ chức lựa chọn để công diễn vào Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của trường được tổ chức vào ngày 20/11/2020.

Một số hình ảnh tiêu biểu của nhà trường

Cùng tham khảo các ý tưởng sáng tạo và hoạt động thú vị trong 3 mẫu kịch bản chương trình lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam độc đáo và ý nghĩa nhất dưới đây để bày tỏ lòng biết ơn và tri ân những “người lái đò” kính yêu.

Tham khảo 3 mẫu kế hoạch chương trình lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học hay nhất

Ngày 20/11 là một dịp quan trọng trong năm để tôn vinh công lao và sự cống hiến của các thầy, cô giáo trong việc giáo dục và hướng dẫn từng lứa học sinh.

Theo đó, các cơ sở giáo dục, trường học, cũng như cơ quan sẽ lên kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam với những hoạt động chào mừng hoành tráng để tri ân những “người lái đò”.

Bên cạnh việc chuẩn bị những mẫu giấy mời kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam, bạn có thể tham khảo 3 mẫu kịch bản chương trình lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học hay nhất sau đây để tạo nên một lễ kỷ niệm đáng nhớ và ý nghĩa:

Mẫu kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường mầm non

Đối với những ngôi trường mầm non, việc tổ chức chương trình lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và xây dựng truyền thống “Uống nước nhớ nguồn - Tôn sư trọng đạo” cho các em nhỏ.

Thông thường, một mẫu kế hoạch tổ chức chương trình ngày 20/11 sẽ bao gồm những yếu tố quan trọng như kịch bản chương trình, nội dung bài phát biểu kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, bảng phân công nhân sự và dự trù kinh phí.

Với mẫu kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường mầm non sau đây, bạn sẽ có thể chuẩn bị chỉn chu cho quá trình tổ chức và giúp cho ngày lễ này thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa hơn:

  1. Mục đích, ý nghĩa của chương trình:

- Giáo dục và nâng cao nhận thức về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn - Tôn sư trọng đạo” cho các em nhỏ.

- Xây dựng sự gắn kết giữa các em nhỏ, tạo môi trường giáo dục hòa đồng và thân thiện.

- Tạo cơ hội để các em học sinh tri ân giáo viên trong ngày nhà giáo Việt Nam.

II. Thời gian, địa điểm tổ chức:

- Thời gian diễn ra: 20/11/2023 [có thể thay đổi dựa vào lịch học của trường].

- Địa điểm: Tổ chức tại sân trường hoặc hội trường [tùy theo quy mô của chương trình].

III. Đối tượng tham gia:

- Toàn thể giáo viên và học sinh của trường.

- Quý vị đại biểu, khách mời và đại diện phụ huynh học sinh.

IV. Nội dung chương trình:

1. Khai mạc và văn nghệ chào mừng:

- Khai mạc và văn nghệ chào mừng, tuyên bố lý do tổ chức ngày lễ.

- Giới thiệu các đại biểu và đại diện của hội phụ huynh tham gia chương trình.

2. Khen thưởng tuyên dương đội ngũ giáo viên:

- Tuyên dương toàn bộ cán bộ, nhân viên và giáo viên trong trường.

- Khen thưởng các giáo viên có thành tích xuất sắc và cống hiến trong công việc giảng dạy.

3. Các hoạt động thi đua và tiết mục văn nghệ:

- Tổ chức các cuộc thi thể dục thể thao, vẽ tranh, khéo tay hay làm, hoặc cướp cờ giữa các lớp.

- Biểu diễn văn nghệ của các học sinh, góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và thể hiện tài năng của các em nhỏ.

  1. Phân công nhân sự:

- Giáo viên sẽ đảm nhận việc phân công và luyện tập các tiết mục văn nghệ cho học sinh.

- Nhân sự chịu trách nhiệm sắp xếp và phân bố các tiết mục văn nghệ trong chương trình.

- Người dẫn chương trình [MC] chịu trách nhiệm dẫn dắt sự kiện.

- Ban truyền thông chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc quan trọng.

- Ban hậu cần kiểm tra và chuẩn bị sân khấu trước chương trình.

VI. Dự trù kinh phí:

- 15 - 20 bó hoa hồng tặng cho toàn bộ giáo viên của trường: 2.250.000 - 3.000.000 đồng.

- Phần thưởng cho các lớp tham gia cuộc thi và biểu diễn văn nghệ [tùy thuộc vào quy mô chương trình]:

+ 1 giải nhất: 500.000 đồng/giải

+ 2 giải nhì: 300.000 đồng/giải

+ 3 giải ba: 200.000 đồng/giải

+ 5 giải khuyến khích: 100.000 đồng/giải

Tổng kinh phí dự trù: 3.350.000 - 4.100.000 đồng [tuỳ theo số lượng lớp tham gia].

Ảnh: Trường mầm non Yên Lạc

Mẫu kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường tiểu học

Để đảm bảo chương trình diễn ra thuận lợi và thành công, bạn có thể tham khảo mẫu kế hoạch tổ chức 20/11 cho trường tiểu học sau đây:

  1. Mục đích, ý nghĩa của chương trình:

- Chương trình được tổ chức nhằm chào mừng 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11/1982 – 20/11/2023], tạo cơ hội để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người thầy, người cô nhân dịp này.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống học sinh thông qua các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.

- Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, sự hòa nhã và tương tác xã hội tích cực giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh thông qua hoạt động hội thi văn nghệ.

II. Thời gian, địa điểm tổ chức:

- Thời gian diễn ra: …/…/2023.

- Địa điểm: Tổ chức tại phòng họp hoặc hội trường [tùy theo quy mô của chương trình].

III. Đối tượng tham gia:

- Toàn thể giáo viên và học sinh của trường.

- Quý vị đại biểu, khách mời và đại diện phụ huynh học sinh.

IV. Nội dung chương trình:

- Mở đầu bằng tiết mục văn nghệ chào mừng, với sự tham gia biểu diễn của học sinh.

- Giới thiệu quý vị đại biểu, đại diện hội phụ huynh nhà trường và những thành phần khách mời quan trọng khác.

- Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng phát biểu chào mừng ngày 20/11.

- Đại diện hội giáo viên lên phát biểu cảm ơn.

- Công bố khen thưởng những cá nhân giáo viên có thành tích giảng dạy xuất sắc, gặt hái nhiều giải thưởng trong năm qua.

- Khen thưởng các lớp đạt giải trong hội thao 20/11.

  1. Phân công nhân sự:

- Giáo viên phụ trách việc tuyên truyền chương trình và tổ chức các cuộc thi.

- Người dẫn chương trình [MC] chịu trách nhiệm dẫn dắt sự kiện.

- Ban giám khảo cho từng cuộc thi hoặc tiết mục văn nghệ.

- Ban hậu cầu, kỹ thuật thực hiện kiểm tra và tổng duyệt sân khấu trước buổi lễ.

- Bộ phận nhân sự dự trù kinh phí và giải thưởng.

Kịch bản tổng quát của chương trình:

- Ngày 10 - 11/11: Các thầy cô có trách nhiệm tuyên truyền và phổ biến chương trình, buổi lễ đến các lớp, tổng hợp danh sách các học sinh tham gia.

- Ngày 12 - 13/11: Tổ chức các cuộc thi chào đón ngày 20/11 gồm hội thi kéo co, văn nghệ, vẽ tranh, bóng đá, cầu lông,...

- Ngày 14 - 16/11: Thầy cô tổng hợp điểm và chuẩn bị cho ngày lễ.

- Ngày 17 - 19/11: Kiểm tra lại hội trường và sân khấu, tổng duyệt các tiết mục văn nghệ chào mừng quan trọng.

- Ngày 20/11: Diễn ra buổi lễ.

VI. Dự trù kinh phí:

- Hoa [15 - 20 bó để tặng cho giáo viên chủ nhiệm các lớp]: 2.250.000 - 3.000.000 đồng

- Phần thưởng dành tặng cho các giáo viên có thành tích tốt [500.000 đồng/phần]: 2.500.000 - 5.000.000 đồng

- 1 giải nhất: 1.000.000 đồng/lớp

- 2 giải nhì: 700.000 đồng/lớp

- 3 giải ba: 500.000 đồng/lớp

- 4 giải khuyến khích: 300.000 đồng/lớp

Tổng chi phí dự trù: 9.800.000 - 12.100.000 đồng

Ảnh: Trường Tiểu học Quan Hoa

Mẫu kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường THCS và THPT

Dưới đây là mẫu kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường THCS và THPT mà bạn có thể tham khảo:

  1. Mục đích, ý nghĩa của chương trình:

- Chương trình được tổ chức để chào mừng 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam [20/11/1982 – 20/11/2023], đồng thời thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với công lao của giáo viên.

- Kích thích tinh thần học tập và tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh qua các hoạt động văn hóa và nghệ thuật.

- Tạo không gian thi đua, sôi nổi và tương tác xã hội tích cực trong trường học.

II. Thời gian, địa điểm tổ chức:

- Thời gian diễn ra: …/…/2023.

- Địa điểm: Tổ chức tại phòng họp hoặc hội trường [tùy theo quy mô của chương trình].

III. Đối tượng tham gia:

- Toàn thể giáo viên và học sinh của trường.

- Quý vị đại biểu, khách mời và đại diện phụ huynh học sinh.

IV. Nội dung chương trình:

- Ổn định chỗ ngồi, tuyên bố lý do và giới thiệu các vị đại biểu tham gia buổi lễ.

- Khai mạc và văn nghệ chào mừng ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Nói về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nét đẹp và tầm quan trọng của nghề giáo trong nhiều năm qua.

- Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng phát biểu chào mừng ngày 20/11.

- Đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ, cảm ơn và chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11.

- Lớp trưởng các lớp lên tặng hoa cho thầy/cô chủ nhiệm của mình.

- Nhà trường trao thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong quá trình giảng dạy trong năm.

- Trao thưởng cho các lớp đạt giải trong hội thi chào mừng ngày 20/11.

  1. Phân công nhân sự:

- Tuyên truyền và phổ biến chương trình, các hội thi: Ban Truyền thông.

- MC chương trình.

- Ban giám khảo của từng hội thi.

- Kiểm tra, tổng duyệt sân khấu: Ban hậu cần và kỹ thuật.

- Chuẩn bị phần thưởng: Phòng hành chính nhân sự.

- Chuẩn bị hội họp, ăn uống: Phòng hành chính nhân sự và ban hậu cần.

Kịch bản tổng quát của chương trình:

- Ngày 10/11: Phổ biến về buổi lễ, hội thi “Điểm mười dâng tặng thầy cô” trong tháng nhà giáo và các hội thao trong khuôn khổ chương trình.

- Ngày 11/11: Tổng hợp danh sách những học sinh của các lớp tham gia hội thi.

- Ngày 12 - 13/11: Tổ chức hội thao với các bộ môn như: Bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, kéo co, văn nghệ,...

- Ngày 14 - 15/11: Tổng hợp, đánh giá điểm để chọn ra những lớp đạt giải cho từng phân môn thi, xếp hạng lớp có tổng điểm 10 nhiều nhất trong tháng 11.

- Ngày 16 - 17/11: Chuẩn bị phần thưởng, hoa để trao tặng trong buổi lễ.

- Ngày 18 - 19/11: Tổng duyệt sân khấu và chương trình.

- Ngày 20/11: Tổ chức chương trình và tiệc liên hoan, ăn uống cho giáo viên nhà trường sau khi kết thúc chương trình.

VI. Dự trù kinh phí:

- 15 bó hoa [15 phân ban trong trường]: 2.250.000 đồng

- 4 giải nhất: 2.000.000 đồng [500.000 đồng/môn]

- 4 giải nhì: 1.600.000 đồng [400.000 đồng/môn]

- 4 giải ba: 1.200.000 đồng [300.000 đồng/môn]

- 8 giải khuyến khích 1.600.000 đồng [200.000 đồng/môn]

- Chi phí ăn uống, liên hoan của thầy cô [4 - 5 bàn với khoảng 40 - 50 người]: 15.000.000 - 20.000.000 đồng

Chủ Đề