Bị thủy đậu khi mang thai webtretho

chào các mẹ, mình đang rất lo lắng, muốn xin ý kiến tư vấn của các mẹ. Chuyện là vc mình cưới cũng đc gần 3 năm rồi mà chưa có con, chồng mình đi làm xa, mỗi năm chỉ về đc 1 lần khoảng 1 tháng. Lần này về, cũng mong có con lắm, và rồi mình bị bệnh thủy đậu, cùng lúc đó thì mình chậm kinh đc 1 tuần, mình thử 2 lần thì đều lên 2 vạch rõ ràng. Nhưng mình nghe nói, khi đang bị thủy đậu mà có thai thì rất nguy hiểm cho thai nhi, tỷ lệ bị dị tật cao. Mình lo lắng lắm, mong chờ mãi mới có đứa con mà giờ mình bị thế này không biết con có sao không nữa. Đã ai bị như mình chưa? các mẹ tư vấn giúp mình với.

Chào các mẹ, con gái mình bị thủy đậu cách đây hơn 3 tuần, mình sau khi chăm sóc con thì khoảng 2 tuần sau đó phát ban. Trước khi phát ban 3 ngày, mình và chồng có gặp nhau (do không biết mình đã mắc thủy đậu - thời điểm này đã ủ bệnh trong người) đúng vào thời kỳ trứng rụng. Hôm nay, sau đúng 14 ngày, mình thử que thì lên 2 vạch. Có thể nói, đây là món quà trời ban cho mình bởi vợ chồng mình đã mong đứa con này lâu lắm rồi. Bản thân mình đã từng TTON nhiều lần nhưng không thành công. Tiền sử mình bị thai lưu 2 lần, sảy 1 lần nên niêm mạc tử cung rất mỏng, đã từng mổ nội soi tách dính buồng tử cung 2 lần do BS Quyết viện C mổ. Mình nói dài dòng như vậy để các mẹ hiểu là mình mong mỏi đứa con này từ rất rất lâu rồi.Khi thử que lên 2 vạch, mình có vào mạng tìm hiểu nhiều thông tin. Hầu hết các tài liệu đều nói trong 3 tháng đầu, cụ thể là tuần thứ 8 - 12 tuần thì khả năng thai bị thủy đậu sơ sinh là 0,1%. Các triệu chứng của bệnh này là: sẹo da, ảnh hưởng đến giác mạc, tay chân phát triển ko đều, đầu nhỏ, não có vấn đề... Tóm lại, đọc khả năng biến chứng sang thai đó thì sợ lắm... Tuy nhiên, mình tìm hiểu không thấy nói đến giai đoạn thụ thai. Như mình là phát ban khi đang ở tuần thứ 3, nếu tính theo chu kỳ kinh. Theo ngu ý của mình thì khả năng ảnh hưởng đến thai lúc này rất thấp, hầu như không có. Sang tuần mình cũng sẽ ra HN xin tư vấn của các bác sỹ, mục đích là tìm bác sỹ nào "có tâm" một chút, thấu hiểu được hoàn cảnh của mình để đưa ra lời khuyên mình cần nhất lúc này. Mình mới dự định tìm đến bác sỹ Nguyễn Đức Hinh và muốn tìm thêm 1,2 bác sỹ nữa. Các mẹ giúp mình với. Và mình cũng muốn xin chia sẻ từ các mẹ về trường hợp của mình. Thực sự là mình không bao giờ muốn bỏ con nhưng để con phải chịu dị tật thì mình cũng không chấp nhận được. Mình cũng không muốn để thai lớn mới phát hiện ra rồi đình chỉ thai kỳ - sẽ rất ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này của mình bởi mình đã có tiền sử dính buồng tử cung.Trong trường hợp này, mình nên làm gì? Hiện tại bây giờ mình rất mông lung và mất phương hướng. Rất mong được sự chia sẻ từ các mẹ!

Hix. E bị bệnh thủy đậu. Vừa hết . Thì bây giờ vợ e lại bị lây thủy đậu từ e. Mà vợ e có bầu hơn 3 tháng rồi. Có ai biết có kinh nghiệm chia sẻ cùng e với. Mấy bữa nay e buồn wa. Vợ e phát bệnh thứ 6. Giờ CN mụn nước nổi lên cùng nhiều rồi. Có ai biết cách nào giúp e với. Cám ơn trước

Do cơ địa của từng người nên việc mẹ bầu bị thủy đậu thai kỳ không phải ai cũng gặp phải. Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị lên thủy đậu thường là do cơ thể mẹ bầu mang thai nên sức đề kháng yếu dễ bị lây nhiễm khuẩn khi gần hoặc tiếp xúc với người bị lên thủy đậu.

Biểu hiện của thủy đậu thường là những mụn nước to và mọc nhiều trên da khiến mình có cảm giác ngứa khó chịu muốn gãi cho hết, tuy nhiên nếu mẹ bầu không biết là mình bị thủy đậu mà ngãi nhiều thì mẹ bầu gãi đến đâu là mụn sẽ lan ra đến đó rất nhanh, chẳng mấy mà lan khắp cơ thể. Mụn thủy đậu này mà mẹ bầu để lan trên mặt thì rất dễ để lại sẹo khi khỏi bệnh đó ạ.

Bị thủy đậu khi mang thai webtretho

Thường thì do mẹ bầu chưa được tiêm phòng mũi thủy đậu nên mới bị phát thủy đậu hay bị lây nhiễm thủy đậu đó ạ. Mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai thì cần kiêng cữ cẩn thận vì để thủy đậu chạy vào trong sẽ ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản của bé sau này nhé.

Khi mẹ bầu mắc phải thủy đậu rồi cần kiêng nước và gió để tránh việc thủy đậu chạy vào trong đồng thời kiêng ăn trứng, rau muống, đồ nếp, đồ tanh từ các loại hải sản, các loại họ đậu để vết thủy đậu sớm được khô lành lại nhé, tránh cho bệnh thủy đậu phát triển ra nặng hơn sẽ khó kiểm soát và nguy hiểm cho bé. Mẹ nên ăn những thực phẩm có tính mát trong cũng giúp cho việc thủy đậu được giảm đó

LÀM MẸMang thai - Chuẩn bị sinh

Mong mẹ nào đa˜ từng như e hoặc co´ kinh nghiệm giˋ mách e với. E hoang mang lo lă´ng qua´

Bà bầu bị thủy đậu là cực kỳ nguy hiểm. Cả mẹ và con đều có nguy cơ cao gặp các biến chứng không mong muốn. Vì vậy, để tránh mắc bệnh, mẹ bầu cần làm ngay những điều sau! Đang mùa thủy đậu đấy các mẹ ạ. Thời tiết giao mùa, nóng, nồm ẩm rất dễ tạo điều kiện cho virut thủy đậu sinh sôi, phát triển và lây lan. Với người thường đã là nguy hiểm, với các mẹ đang mang bầu lại nguy hiểm hơn bội phần đấy ạ. Trước chị gái em đang mang bầu sang tháng thứ 4, không may mắc thủy đậu. Đi khám thì bác sĩ khuyên tốt nhất nên bỏ con vì chị em bị khá nặng, sẽ khiến thai nhi gặp biến chứng, thậm chí có thể gây nguy hiểm cả cho mẹ. Dù không đành nhưng chẳng còn cách nào khác, chị em phải bỏ đi đứa con đầu lòng. Cũng một phần do chủ quan mà cuối cùng phải nhận kết cục đáng tiếc như vậy. Thế nên mẹ nào mà đang bầu bí, thì tuyệt đối phải giữ gìn đấy ạ, bệnh này không đùa được đâu. Các mẹ nhớ làm ngay những điều này, để phòng tránh bệnh nhé! Thủy đậu là một bệnh nhiễm khuẩn do chủng virus herpes gây ra. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc do qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là bệnh đậu mùa. Bệnh được xem là lành tính nếu được phát hiện và điều trị đúng cách tuy nhiên trong trường hợp nặng, để lâu không được điều trị đúng cách bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như tổn thương hệ thần kinh, não, gan,… Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, nếu những người này mắc bệnh thủy đậu thì rất có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. 1. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu Vaccine chống thủy đậu có hiệu khá quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Vì vậy, trước khi mang thai mà chưa bị thủy đậu lần nào (bởi người đã bị thủy đậu có thể miễn dịch với bệnh này) thì bạn nên đi tiêm phòng thủy đậu, nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần. Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng. Ngoài ra, mẹ bầu cần nhớ những nguyên tắc sau: - Tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu, hoặc môi trường dễ sinh sôi vi rút, vi khuẩn. - Giữ môi trường xung quanh khô ráo, sạch sẽ và vệ sinh cơ thể thật tốt. - Ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng. - Khi bị bệnh cần phải lưu ý chế độ ăn uống, cần chú ý những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc bệnh thủy đậu để luôn đảm bảo sức khỏe cho người bị bệnh. - Đi khám thường xuyên để phát hiện triệu chứng kịp thời.

Bà bầu bị thủy đậu có thể khiến cả mẹ và con gặp nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

2. Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu trên bà bầu Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu mà không kịp thời chữa trị sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. - Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể sẽ dẫn tới nguy cơ sẩy thai, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh (con sinh ra sẽ bị biến dạng chi, teo cơ, co giật, chậm phát triển,…). - Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu trong 3 tháng giữa thai kỳ thì nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. - Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 thì điều này hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi. - Nếu bà bầu nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh thì trẻ sinh ra dễ mắc phải bệnh thủy đậu lan tỏa. Thậm chí trẻ dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm não. 3. Bà bầu cần làm gì khi mắc bệnh? Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cũng sẽ có những biểu hiện giống mọi người bình thường nhiễm bệnh như sốt nhẹ, nổi ban đỏ và nhanh chóng trở thành mụn nước gây ngứa. Các mụn nước này có thể xuất hiện trong miệng, trên da đầu, xung quanh mắt và cả trong bộ phận sinh dục. ho dữ dội,… Ở bà bầu, những triệu chứng này sẽ nặng hơn bởi sức đề kháng của bà bầu sẽ yếu hơn lúc cơ thể đang bình thường. Khi chẩn đoán bị bệnh, bà bầu cần nghỉ ngơi tại giường và ăn uống đủ chất đồng thời tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể tăng thêm sức đề kháng. Cần giữ vệ sinh cơ thể để da luôn được khô thoáng tránh làm vỡ các mụn nước dẫn tới lây lan. Bà bầu có thể kết hợp với các thuốc bôi ngoài da để giảm ngứa (cần được sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ, tránh bôi thuốc không đúng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi). Nếu thấy các biểu hiện như co giật, ho nhiều hoặc bị sốt kéo dài cần lập tức tới bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị. Clip Cụ bà 88 tuổi khóc ngất khi bị vỡ hụi

http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/12/MDLcxezm3S-480x360.jpg