5 nhà văn nhà thơ ở tỉnh bình dương năm 2024

Ngày 13-8-2010 là ngày giỗ lần thứ hai của nhà văn, nhưng câu hỏi nêu trên không phải ai cũng đã có được câu trả lời thật rõ ràng tường tận.

Sinh thời Sơn Nam ít làm thơ, nhưng ông lại có một bài thơ rất hay (không đề) dùng làm đề tài cho tập truyện nổi tiếng “Hương rừng Cà Mau” (NXB 1962) của mình:

“Phong sương mấy độ qua đường phố Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”

Hai câu thơ trên không chỉ hay mà còn diễn đạt thật đầy đủ phong cách sống dày dạn phong trần và ưa thích sự xê dịch, rong ruỗi đó đây nhưng lòng nhà văn vẫn luôn hướng về quê hương cố thổ. Vậy mà, lạ thay khi ông đã dừng bước “phong sương”, “hạt bụi không nghiêng mình nhớ đất quê mà du cư về Bến Cát”.

Phải chăng ở đây như có một mối liên hệ vô hình: giữa hồn đất với tình người, giữa tình đất với lòng người...

Bình Dương là vùng đất kế cận Sài Gòn lại giàu truyền thống văn hóa lịch sử, ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, hẳn là nơi nhà văn thường lui tới thăm viếng tìm hiểu và ở đây đã trở thành là nơi khá quen thuộc với nhà văn. Qua nhiều bài viết, công trình nhà văn đã để lại nhiều dấu ấn cho vùng đất này, cũng như con người và vùng đất Thủ Dầu Một - Bình Dương đã hiện ra khá rõ nét trong một số bài viết, tác phẩm của Sơn Nam.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, nhà văn Sơn Nam đã trực tiếp tham gia vào ban biên soạn địa chí tỉnh Sông Bé (xuất bản 1991). Ông đảm nhận viết phần “Truyền thống văn hóa” của địa phương này (dày gần 70 trang sách) với nội dung, sử liệu khá phong phú. Trong một chuyên luận, ông đã viết: “Bình Dương với trung tâm là Lái Thiêu có lẽ đứng đầu phía Nam về số lượng đồ gốm (...) Nghề mộc một thời khiến cho Bình Dương nổi danh cả phía Nam (...) và sơn mài là thế mạnh có truyền thống của Bình Dương... một thời đã có uy tín lớn, xuất khẩu sang châu Âu”. Ông cũng đề nghị nên thành lập tại Bình Dương “một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc gỗ”, vì nơi đây còn khá nhiều di sản quý của bộ môn nghệ thuật này (được lưu giữ ở nhiều ngôi nhà cổ và đình, chùa). Phải là người hết lòng yêu mến vùng đất này mới dày công tìm hiểu và đã hiểu biết một cách cặn kẽ như thế.

Qua giao tiếp tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hóa, ngành nghề tại vùng này, Sơn Nam đã đưa ra một số nhận xét khái quát về người Bình Dương: “Lướt qua các ngành nghề xưa đã cho thấy người Bình Dương rất năng động (...) lanh lẹ, bặt thiệp (...) Khó phân biệt được người tỉnh lẻ với người đô thị” (Sài Gòn).

Ngôi mộ nhà văn Sơn Nam (tại ấp 1B xã Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương) tọa lạc ở một vị trí đắt địa hàng đầu khu trung tâm nghĩa trang, nghe đâu toàn bộ chi phí lên đến hàng tỷ bạc VNĐ. Về thiết kế, ngôi mộ được xây dựng một cách đơn giản mỹ thuật và khá độc đáo hợp với tính cách nhà văn. Toàn bộ đá xây dựng được mua từ Bình Định về và được xử lý một cách công phu. Trên phần bia, bên cạnh chữ “Sơn Nam 1926-2008” khuôn mặt nhà văn được khắc nổi theo hình mẫu in trên một tờ báo chụp khi nhà văn đang đi thực thế, vai còn mang chiếc ba lô. Bên ngoài phần mộ có ghi hai câu thơ trích từ bài thơ không đề nổi tiếng đã nói trên. Bên trái ghi câu “Phong sương mấy độ qua đường phố”. Bên phải câu: “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Và, với người Bình Dương, vào lúc này nếu nhà văn còn sống và có thể nói thêm một điều gì... thì chắc rằng ông sẽ vui vẻ nghĩ rằng: “Người Bình Dương sống nhiều tình nghĩa và đất Bình Dương luôn mến mộ tài năng”. Nhất là tài năng của một nhà văn Nam bộ xuất sắc bình dị và rất gần gũi như nhà văn, nhà văn hóa Sơn Nam của chúng ta.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở Triều Dương, Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc. 8 năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng 1 năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Hoa Kỳ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Trường Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

Harry Potter[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Lan là người đã được Nhà xuất bản Trẻ giao công việc dịch bộ truyện Harry Potter qua tiếng Việt. Với ngôn từ phong phú của mình, Lý Lan đã khiến cho Harry Potter để lại dấu ấn đậm nét trong người đọc Việt Nam. Công việc dịch truyện Harry Potter không phải là đơn giản, bởi câu chuyện chứa đựng nhiều từ tiếng Anh rất khó xác định nghĩa. Nhưng, Lý Lan đã dịch một cách khá chính xác và nhanh chóng tìm ra trong kho tàng của tiếng Việt nghĩa phù hợp cho những từ tiếng Anh đó.

Tuy nhiên cũng có một số cách chơi chữ trong Harry Potter mà Lý Lan đã bỏ qua hoặc không thể chuyển tải bằng tiếng Việt, hoặc một số trường hợp dịch sai. Đôi lúc lạm dụng việc dịch các câu thần chú sang tiếng Việt ở tập 7 quá nhiều.

Một số từ khó trong Harry Potter mà Lý Lan dịch:

Tiếng Anh Tiếng Việt Ghi chú Pensieve Chậu tưởng ký Tập 4 Horcruxes Trường sinh linh giá Tập 6 Felix Felicis Phúc lạc dược Tập 6 Spinner's End Đường bàn xoay Tập 6

Lý Lan luôn hợp tác cùng với Nhà xuất bản Trẻ để dịch và cho ra mắt bản tiếng Việt với thời gian nhanh nhất, thể hiện qua việc vừa dịch vừa phát hành bằng các tập sách mỏng (từ tập 1 đến tập 5) và phát hành tập 6 chỉ trong 40 ngày sau bản tiếng Anh. Tuy nhiên, do áp lực thời gian, đã có những sai sót khi dịch. Ví dụ như, trong vài tập đầu của tập nhỏ tập 5, Lý Lan đã dịch Harry Potter and the Order of Phoenix là Harry Potter và Mệnh lệnh Phượng hoàng, sau khi dịch tới các phần sau, cô mới dịch theo đúng ý nghĩa của tác giả là Harry Potter và Hội Phượng hoàng. Hay trong tập 6, Lý Lan chỉ dịch 25 chương đầu còn 5 chương sau lại do Hương Lan dịch, nên hai giọng văn có phần không ăn khớp với nhau.... tuy vậy Lý Lan luôn cho ra những tác phẩm khiến lòng người rung động như (Cổng trường mở ra, Chút lãng mạn trong mưa, Khi nhà văn khóc...)

Các tác phẩm đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngôi nhà trong cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984)
  • Nơi Bình Yên Chim Hót (Nhà xuất bản Cà Mau, Cà Mau, 1986)
  • Chút Lãng Mạn Trong Mưa (Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM, 1987)
  • Hội Lồng Đèn (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1991)
  • Chiêm Bao Thấy Núi (Nhà xuất bản Trẻ, TP HCM, 1991) Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1992)