Bệnh ort là gì

01/10/2019 | Nguyễn Hằng

Bệnh ORT hay còn được gọi với những tên khác là bệnh viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí, bệnh viêm phổi hóa mủ. Đây là bệnh khá phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là ở gà. Điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường như: Tylosin, Cephacilin, Enrocin...bệnh có giảm nhưng không đáng kể.

Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 - 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 - 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 - 20%.

Bệnh ORT là gì?

ORT trên gà là bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn G- , hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi với các biểu hiện điển hình như: Gà khó thở, khẹc, ngáp, ho, chảy nước mắt mũi, phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống.

Bệnh có tính chất lây lan nhanh, đặc biệt là ở những vùng chăn nuôi gà tập trung.

Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao.

Đường lây truyền bệnh

Bệnh ORT có thể gặp trên gà, gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt thường mắc lúc 3 - 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên.

Ở gà bệnh, vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale thường có trong phổi; Túi khí, chất tiết của đường hô hấp như nước mũi, nước mắt; Dịch nhầy khí quản và đặc biệt có nhiều trong cục mủ ở hai phế quản gốc.

Bệnh lây truyền từ gà bệnh cho gà khỏe qua tiếp xúc trực tiếp. Gà bệnh hắt hơi làm chất tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh bắn ra ngoài không khí, từ đó lây cho gà khỏe bằng đường hít thở. Ngoài ra, con đường lan truyền bằng gió, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh và con người cũng đóng vai trò lớn trong sự truyền lây của bệnh ORT.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, sinh sôi và phát triển ở niêm mạc đường hô hấp sau đó đến cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế quản gốc và gây nên bệnh tích đặc trưng của bệnh ORT ở đó.

Triệu chứng

ORT là bệnh hô hấp cấp tính, thời gian nung bệnh ngắn, 1 - 3 ngày. Giai đoạn đầu thường chỉ thấy gà bệnh có triệu chứng hen nhẹ, thở khò khè và đôi lúc hắt hơi, vảy mỏ. Bệnh tiến triển rất nhanh, sau 1 - 2 ngày thấy gà giảm ăn, ủ rũ và ngày càng khó thở. Ðặc biệt ở giai đoạn này có thể quan sát thấy gà bệnh há mỏ để thở, thở đớp khí, có tiếng rít và ngáp. Sở dĩ gà có triệu chứng này là do bên trong khí quản và hai phế quản gốc có cục mủ bít kín khiến đường hô hấp hẹp đi nhiều, gây khó thở, dẫn tới chết.

Tỷ lệ mắc của bệnh ORT rất cao, 50 - 100%, tỷ lệ chết thường là 5 - 20%. Thiệt hại chủ yếu do bệnh gây ra là làm cho gà gầy yếu, lớn chậm, tỷ lệ đồng đều kém, tăng cao tỷ lệ loại thải và chi phí chăn nuôi. Bệnh thường ghép với một số bệnh khác như: Newcastle [gà rù], E.coli, CRD... làm biểu hiện của bệnh càng trầm trọng.

– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.

– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.

Bệnh tích

Bệnh tích của bệnh ORT tập trung ở đường hô hấp, các cơ quan khác hầu như không thấy biến đổi về mặt đại thể. Mổ khám gà chết ta thường quan sát thấy phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt, bên trong khí quản và hai phế quản gốc có mủ nhầy đặc hoặc rắn tùy theo giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Túi khí viêm, có bọt khí và có thể có mủ màu vàng bên trong. Khí quản bình thường hoặc chỉ bị xung huyết nhẹ, có dịch nhầy trên bề mặt, màu sắc vẫn trong bình thường.

– Phổi bị viêm hóa mủ 

– Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.

Phân biệt bệnh ORT trên gà với Viêm thanh khí quản truyền nhiễm [ILT] và Viêm phế quản truyền nhiễm [IB]
1. ORT: - Triệu chứng: gà bị ngạt thở, khó thở nhưng không biểu hiện thành chu kỳ, không thành từng cơn như ILT mà gà ngáp liên tục và thường xuyên khó thở. - Bệnh tích: + bã đậu hình ống chứ không vón cục như ILT. + vị trí bã đậu: trong phổi, trong 2 ống phế quản chính và trong lòng khí quản [gà ho đẩy bã đậu từ dưới lên ống khí quản]. + khí quản bình thường hoặc xung huyết nhẹ. → Điển hình của ORT: bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính.

2. Viêm thanh khí quản truyền nhiễm [ILT]

- Triệu chứng: khó thở, ngạt thở theo chu kỳ: nghĩa là khi khó thở, gà tím mào, há mồm, rướn dài cổ và khạc khạc ra đờm, thi thoảng có lẫn máu trong đờm, sau khi khạc đờm thì gà rùng mình, vẩy mỏ và mào tích lẫn lông lá trở lại bình thường [không tím tái]. - Bệnh tích: + Bã đậu vón cục. + Vị trí bã đậu: ngã 3 thanh khí quản hoặc có thể bị trôi xuống khí quản.

3. Viêm phế quản truyền nhiễm [IB]

- Gà có khó thở nhưng không rướn cổ ngáp dài như ORT và ILT mà chỉ thở khò khè.

- Khí quản có dịch nhầy, xuất huyết nặng nhìn rõ [không khô, ít dịch như ORT].

Điều trị

Trong điều trị bệnh ORT, việc chăm sóc, bổ sung các vitamin, khoáng chất, giữ cho khí hậu chuồng nuôi, môi trường xung quanh được thông thoáng, sạch sẽ là rất cần thiết, giúp công tác điều trị bệnh có hiệu quả cao.

PHÁC ĐỐ 1 
Bước 1: Pha BIO BROMHEXINE WSP + BIO HEPATOL B12 cho uống ngày 2 lần [ Tác dụng long đờm và tăng sức đề kháng ] Bước 2:

- Ngày 1-3: Tiêm  LINSPEC 5/10 + ANAGIN 30% + BIO METASAL  [ tỷ lệ 1+1+1 ] , 1ml đã pha tiêm 0,5- 1kg thể trọng [ tùy loại gà lớn nhỏ ]


- Ngày 4-5: Cho uống TYLO-DOX EXTRA [Hà Lan] + TRISUL 80/400 WSP [Hà Lan] [ Để bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát ]

PHÁC ĐỒ 2

- Pha 1ml MENTOPHIN + 1 lít nước cho uống liên tục [ Tác dụng long đờm ]

- Tiêm BIO CEPTRI BACTAM 1ml cho 3-4 kg thể trọng/ ngày liên tục 3 ngày  

- Sau 3 ngày tiêm cho uồng 3-4 ngày TIMICOSIN [ Để bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát ]

Bệnh ORT ở gà ae trong nghề hay còn gọi là Bệnh viêm phổi có mủ.

AE có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu sau:

• Dấu hiệu bên ngoài:

- Gà rướn cao cổ ngáp khí liên tục do khó thở

- Gà vẩy mỏ , ho khẹc, do khí quản có đờm

- Gà sốt cao , giảm ăn, đứng ủ rũ - có thể bị tiêu chảy

- Trong mũi có dịch nhờn , mặt hơi sưng nhẹ

- Chết trong tư thế ngã ngửa.

• Dấu hiệu bên trong khi mổ gà ra khám [bệnh tích]

- Màng phổi bị viêm, xuất hiện bọng mủ

- Thanh phế quản trong phổi bị viêm, mủ đóng thành bã đặc hình ống [ dài và rỗng ở trong nhìn như ống nước] đây là biểu hiện điển hình của bệnh

- Tuy bị viêm cuống họng [khí quản] nhưng gần như không bị xuất huyết kiểu như ILT [ viêm khí quản]

Bệnh ORT có biểu hiện khá giống bệnh ILT nên AE cần phân biệt rõ để sử dụng đúng thuốc thì mới khỏi:

• Khi gà bị ORT gà khó thở, ngáp thường xuyên liên tục còn ILT là ngáp từng cơn, do ngạt đờm, khi ngạt gà xù lông, mào tím tái, vẩy mỏ khẹc đờm, nhưng khi khẹc được đờm thì gà lại trở lại bình thường, mào hồng hào trở lại.

• Đờm của Gà bị ILT thường có dính cả máu, nên nếu AE thấy trên tường, hoặc mỏ của gà có dính máu theo đờm thì đó là bệnh ILT

• Khi mổ khám bệnh tích thì cục mủ của ORT sẽ theo dạng hình ống, thon dài, rỗng ở giữa còn ILT sẽ vón thành cục.

2. Nguyên nhân khiến Gà bị bệnh ORT:

- Vi khuẩn ORT lây nhiễm nhanh chỉ từ 1 đến 3 ngày

- Lây qua nhiều đường khác nhau: gió - không khí - thức ăn - nước uống ,...

- Đầu tiên Vi Khuẩn xâm nhập vào niêm mạc làm khô, giảm nhầy dẫn tới viêm, gà khó thở, ho khẹc, rướn cổ, vẩy mỏ, mắt mũi có dịch

- Tiếp theo Vi Khuẩn xâm nhập vào phổi, làm viêm phổi và thanh phế quản, tạo mủ đặc hình ống bít kín phế quản khiến gà càng ngày càng khó thở , nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tỉ lệ chết rất cao lớn hơn 30%

- Ở dạng mãn tính: thỉnh thoảng AE để ý có những con còi cọc, ủ rũ [ những con như vậy AE nên cách ly theo dõi, mổ khám hoặc hủy bỏ ngay lập tức ]

3. Cách Điều Trị khi đàn gà bị bệnh ORT

Thông thường đàn gà mắc bệnh ORT sẽ mắc ghép thêm bệnh khác, phổ biến nhất là E.Coli và hen CRD. Nên AE mổ khám xác định ghép thêm bệnh gì, thì nhắn tin lại, mình dẽ đưa cho liệu trình điều trị cụ thể cho các bệnh.

Còn gà mắc ORT thì AE điều trị theo các bước dưới đây:

  Bước 1: Hạ sốt, Long đờm và tăng sức khỏe cho gà lên trước.

- Hạ sốt: AE dùng paracetamol

- Long đờm cho gà dễ thở, giảm viêm: Bromhexin

- Tăng sức đề kháng bằng Bcomplex

→ Pha nước cho gà uống vào buổi sáng để đầu giờ chiều chúng ta làm kháng sinh. Pha lượng nước vừa đủ cho gà uống hết trong 1-2 tiếng. [Sau đó uống nước sạch bình thường]

Bước 2: Kìm hãm và Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh:

 • Sau khi làm bước 1, đến đầu giờ chiều AE cho gà uống kháng sinh. AE kết hợp kháng sinh Tilmicosin + Flofenicol + Doxycillin cho gà uống, liều lượng theo nhà sản xuất.

• Pha lượng nước đủ cho gà uống hết trong 30 phút, sau đó cho gà uống nước sạch bình thường. 

Bước 3: Ổn định lại hệ thống tiêu hóa cho gà

• Vì khi gà uống kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, nên đến cuối giờ chiều [ sau khi uống kháng sinh khoảng 3 tiếng ] AE cho gà uống:

• Men tiêu hóa cao tỏi TPs + megacid L + giải độc gan thận để ổn định lại đường tiêu hóa, kết hợp phòng các bệnh E.Coli, Viêm ruột hoại tử, Thương Hàn và nhiều bệnh do vi khuẩn khác gây nên và tăng cường chức năng gan thận cho gà.

Liệu trình AE làm 3 bước trong 5→7 ngày, kết hợp với phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại, phun bổ sung men vi sinh vào lớp lót chuồng để giảm mùi hôi khí độc trong chuồng.

4. Cách phòng bệnh ORT

• AE nuôi Gà luôn phải giữ tâm niệm nên phòng còn hơn là chống. Vì khi đã xảy ra bệnh chưa nói đến chuyện chi phí thuốc thang nhân công để chữa bệnh thì nguyên những ngày gà ốm đó thì thức ăn cũng bị mất mà gà không tăng được tí ti thể trọng nào, thậm chí còn gầy đi, hao hụt do chết. Tiền mất tật mang, chính vì vậy nên AE cần làm mọi cách để phòng bệnh cho Gà, Từ vacxin - Ánh Sáng - Nhiệt Độ - Dinh Dưỡng - Thời Tiết - Chuồng Trại...

• Còn riêng với ORT thì đến nay vẫn chưa có Vacxin để phòng, tuy nhiên nếu AE làm thật tốt vacxin các bệnh khác theo lịch thì tỷ lệ mắc ORT cũng rất ít, nếu mắc cũng ở mức độ nhẹ, dễ điều trị vì đa phần những đợt mắc ORT thường là bị kế phát sau một bệnh nào đó hoặc là bị ghép.  Nên khi thời tiết thay đổi thất thường, những hôm mưa bão, nắng nóng AE cần tăng đề kháng cho gà. Cách ly hoặc loại bỏ nhưng con gầy gò ốm yếu trong đàn.

• Giữ vệ sinh môi trường chuồng trại chăn nuôi thật tốt, vì mùi hôi khí độc chuồng trại là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp của Gà mà. AE sử dụng me vi sinh thì nhớ phun bổ sung định kỳ hàng tuần. Phòng tránh ướt chuồng, làm sạp hình thang cho gà nếu có thể, gà ngủ trên cao hạn chế hít phải mùi hôi khí độc của chuồng hơn

Bài viết này được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của rất nhiều AE đã điều trị dứt điểm bệnh ORT kết hợp với kiến thức Thú Y chuyên môn của một vài AE trong ngành. Hy vọng nó có ích cho AE.

Chúc AE nào đang mắc ORT sớm điều trị khỏi ! Thân ái!

***

AE có thể nhắn tin ở khung chát màu xanh ở phía dưới để được tư vấn hỗ trợ

Hoặc tham gia vào hội nhóm trên Facebook để chia sẻ và đc sẻ chia kinh nghiệm KY THUAT NUOI GA cùng AE

Link Facebook: Hội Nuôi Gà Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề