Làm bản sao bằng tốt nghiệp ở đâu

2. Thủ tục Cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở .

-  Trình tự thực hiện:

* Bước 1. Người có yêu cầu cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan quản lý sổ gốc qua bưu điện.

* Bước 2. Nộp thồ sơ tại Phòng Giáo dục Đào tạo quận – huyện [trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần].

+ Đối với người yêu cầu cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp qua bưu điện phải gửi kèm bản chính hoặc bản có chứng thực giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quyết định số 33/QĐ-BGDDT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đối với chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu với sổ gốc về nội dung bản sao giải quyết [trong ngày hoặc ghi giấy hẹn]

* Bước 3. Nhận bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở tại Phòng Giáo dục Đào tạo quận - huyện [trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần].-  Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

-  Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin cấp bản sao bằng Tốt nghiệp Trung học cơ sở [theo mẫu]

+ Bản sao chứng minh nhân dân [chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác].

+ Ảnh 3x4

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hoặc chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận yêu cầu được gửi qua bưu điện

-  Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

-  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện

* Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện [nếu có]: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện

* Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện

* Cơ quan phối hợp [nếu có]: Không có

-  Kết quả thủ tục hành chính: Bản sao bằng Tốt nghiệp Trung học cơ sở

-  Lệ phí [nếu có]: Không có

-  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

* Đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sơ                                            

-  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Phải là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

+ Người được cấp bản chính.

+ Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản chính.

+ Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

-  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

* Luật Giáo dục năm 2005; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.

* Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục

* Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký: có hiệu lực ngày 30/6/2007.

* Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

* Công văn số 2946/GDĐT-KT&KĐCLGD  ngày 20/12/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về cấp phát bản sao, văn bằng chứng chỉ

Cung ứng lao động Nhân Kiệt, là một trong những công ty cung ứng lao động và cho thuê lại lao động tại Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu và các tỉnh lân cận.

Cung ứng lao động Nhân Kiệt, quy tập đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được huấn luyện, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cùng với sự năng động, nhiệt tình, tinh thần phục vụ khách hàng là trên hết chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.

Đến với Cho thuê lao động Nhân Kiệt, quý khách sẽ giảm được áp lực tuyển dụng, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực nhân sự, không phải lo lắng trong việc biến động nhân sự trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khẩu Hiệu: Đặt lợi ích khách hàng lên trên hết.

 

Bằng tốt nghiệp cấp 3 bị mất, hỏng có được cấp lại hay không? Thủ tục cấp lại bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như thế nào?

Sao y bằng tốt nghiệp

Trả lời

Việc cấp lại bằng tốt nghiệp được quy định tại thông tư 19/2015/TT-BGDĐT. Do vậy, việc mất bằng tốt nghiệp trung học phổ thông [cấp 3] sẽ theo hướng dẫn tại khoản 2 điểm 2 thông tư 19/2015/TT-BGDĐT cụ thể như sau:

Điều 2. Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
2. Bản chính văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại cho người học.

Theo quy định này văn bằng, chứng chỉ chỉ được cấp một lần. Do đó nếu vì bất cứ lý do nào mà văn bằng, chứng chỉ bị hỏng thì sẽ không thể làm thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ. Khi đó có thể thực hiện xin cấp bản sao của văn bằng chứng chỉ theo quy định tại điều 31 thông tư 19/2015/TT-BGDĐT

Điều 31. Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc thì không được yêu cầu xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ để đối chiếu, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Các trường hợp cấp lại bằng tốt nghiệp bị mất

Như vậy, theo quy định trên việc cấp lại văn bằng chứng chỉ không chỉ áp dụng với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông [cấp 3] mà còn áp dụng với nhiều loại bằng cấp khác ví dụ:– Cấp lại bằng tốt nghiệp đại học do bị mất– Cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở [cấp 2] do bị mất

– Cấp lại bằng tốt nghiệp thạc sĩ do bị mất

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại điều 32 thông tư này chính là cơ sở giáo dục cấp bằng. Do vậy, hiểu đơn giản là bằng cấp được cấp ở đâu thì xin lại ở đó

Thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ bị mất

Theo quy định tại điều 34 của thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thủ tục yêu cầu cấp lại bằng tốt nghiệp bị mất như sau:

Điều 34. Trình tự, thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc1. Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Quy chế này thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, 01 [một] phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.2. Cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, cơ sở giáo dục có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, cơ sở giáo dục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.3. Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện như sau:a] Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 [ba] giờ chiều.Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;b] Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 [hai] ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.4. Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao. Nếu yêu cầu gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu còn phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.

Lệ phí cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao.

Hồ sơ xin cấp lại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị bản gốc hoặc bản sao y chứng thực giấy tờ cá nhân [chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân] để đối chiếu kiểm tra và nộp phí theo quy định là có thể được cấp lại các loại văn bằng chứng chỉ bị mất.

Các câu hỏi liên quan tới việc cấp lại bằng tốt nghiệp do bị mất

Mất bằng tốt nghiệp có được làm lại không?

Không! Do bằng tốt nghiệp chỉ cấp 1 lần duy nhất. Nếu bị mất chỉ có thể xin cấp từ sổ gốc. Bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc có giá trị như bản sao từ bản chính

Thủ tục xin cấp lại bằng tốt nghiệp? Cách làm lại bằng tốt nghiệp như thế nào?

Người xin cấp lại bằng chỉ cần xuất trình bản chính chứng minh nhân dân, hộ chiếu và nộp phí theo quy định. Tuỳ cơ sở giáo dục có thể yêu cầu thêm đơn xin sao văn bằng, chứng chỉ

Xin cấp lại bằng tốt nghiệp bị mất ở đâu?

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện tại cơ sở giáo dục nơi lưu giữ sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp. Ví dụ mất bằng tốt nghiệp cấp 3 [trung học phổ thông] thì cơ sở lưu giữ sổ gốc thường là trường cấp 3 hoặc sở giáo dục địa phương

Video liên quan

Chủ Đề