Bệnh nhân ghép thận sống được bao lâu

Ghép tạng có thể kéo dài sự sống cho người nhận. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân cũng như loại nội tạng được ghép, Health24 dẫn lời bà Samantha Nicholls, giám đốc Tổ chức hiến tạng Nam Phi [ODF].

Cha của bệnh nhân được ghép tim: Chắc phải ký nợ bệnh viện

Các yếu tố như chế độ ăn uống, lối sống, thuốc men, việc chăm sóc, khả năng tiếp nhận nội tạng mới của cơ thể đóng vai trò lớn với kết quả điều trị và sinh mạng của bệnh nhân ghép tạng, bà Nicholls nói thêm.

Các chuyên gia từ lâu tin rằng thay nội tạng không phải là cách chữa bệnh lý tưởng vì bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để hạn chế khả năng cơ thể đào thải tạng ghép. Chính điều này có thể sẽ khiến họ mắc một số bệnh mạn tính, theo Health24.

Theo các nghiên cứu của ODF, tỷ lệ trung bình sống sót của các bệnh nhân ghép các nội tạng phổ biến như sau.

Ghép tim

Bệnh nhân ghép tim sẽ được sống thọ thêm hơn 10 năm sau ca cấy ghép tim thành công và tiên lượng tốt. Theo ODF, mặc dù một số bệnh nhân cần phải thực hiện ca ghép tim lần hai nhưng có đến 70% số ca ghép sẽ sống lâu hơn 5 năm.

Bệnh viện tư nhân đầu tiên ghép thận thành công

Ghép thận

Ghép thận thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, khi các phương pháp lọc máu cho bệnh nhân không còn hiệu quả.

Tỷ lệ sống sau khi ghép thận là rất cao. Khoảng 90% bệnh nhân ghép thận có thể sống lâu hơn 15 năm sau ghi ghép, đặc biệt là khi thận được lấy từ người hiến còn sống, Health24 dẫn lời tiến sĩ Nada Alachkar tại Trung tâm Y tế John Hopkins [Mỹ].

Những bệnh nhân ghép thận khi còn trẻ có thể phải ít nhất 2 lần ghép thận trong suốt cuộc đời của họ. Cũng như tim, hiệu quả của ca cấy ghép thận và tuổi thọ người nhận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chăm sóc sau ca mổ, thuốc, chế độ ăn uống và lối sống.

Loại bỏ khối u bằng phương pháp 'bỏ đói', không phải phẫu thuật

Ghép phổi

Ghép phổi được xem xét khi bệnh nhân mắc bệnh phổi cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơi thở và sức khỏe. Ghép phổi có nhiều dạng khác nhau như ghép 1 phổi, ghép 2 phổi, ghép cùng lúc tim và 2 phổi, ghép thùy phổi từ người hiến còn sống, theo Health24.

Số liệu từ một số bệnh viện ở Nam Phi cho thấy khoảng 44% bệnh nhân ghép phổi có thể sống được 5 năm. Các chuyên gia cũng cho biết con số này sẽ được cải thiện khi áp dụng công nghệ điều trị mới.

Ghép gan

Ghép gan được thực hiện khi bệnh nhân bị viêm gan vi rút, bệnh gan do uống rượu bia, xơ gan hoặc bị bệnh gan do di truyền. Một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi đồng Chữ thập đỏ [Nam Phi] cho thấy tỷ lệ sống sót từ 3 tháng đến 12 năm sau khi ghép gan là 72%.

Tin liên quan

Mục đích chính của phương pháp ghép thận là khôi phục chức năng của cơ quan bài tiết này nhằm đáp ứng nhu cầu lọc thải của cơ thể. Để đảm bảo thận mới hoạt động tốt như mong đợi, người bệnh sẽ cần lưu ý nhiều vấn đề khác nhau trước và sau khi thực hiện phương pháp điều trị này.

Một trong những vai trò chính của thận là lọc nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu và đào thải chúng ra ngoài qua đường tiểu. Nếu thận mất đi khả năng này [bệnh suy thận], nước và chất thải sẽ càng ngày càng tích tụ nhiều trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với những trường hợp như trên, hiện nay các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tiết niệu – Thận học có nhiều cách điều trị để tái thiết lập chức năng thận. Trong đó, phổ biến nhất là lọc máu [bao gồm chạy thận, lọc màng bụng] và ghép thận.

Khác với thận nhân tạo, cấy ghép thận có ưu điểm tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế những bất tiện trong sinh hoạt, công việc cho người bệnh hơn, đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Tuy vậy, việc đạt được kết quả tối ưu không hề dễ dàng khi người bệnh cần phải trải qua quá trình điều trị và phục hồi với nhiều quy định nghiêm ngặt.

Qua bài viết sau, Thầy thuốc ưu tú – BS.CKII Tạ Phương Dung [Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM] sẽ giải thích chi tiết về ghép thận và những điều cần phải lưu ý khi lựa chọn phương pháp điều trị này.

Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận mới khỏe mạnh để thay thế chức năng hoạt động cho quả thận cũ đã suy yếu. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ không cắt bỏ quả thận yếu, trừ trường hợp cần thiết.[1]

Thận mới được ghép vào thường nằm ở vùng bụng dưới, gọi là hố chậu phía trước bên cơ thể.

Thông thường, người bệnh chỉ cần ghép một quả thận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể cần phải ghép cả hai thận từ người hiến tạng đã qua đời. Sau khi thận mới được ghép vào, người bệnh sẽ cần dùng một số loại thuốc ức chế miễn dịch để phòng ngừa cơ thể đào thải mô mới [thải ghép].

Xem thêm: Còn một quả thận có sống được không?

Phương pháp ghép thận chủ yếu được chỉ định cho người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối [ESRD] khi chức năng hoạt động của thận chỉ còn lại dưới 10%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải ai muốn ghép thận đều có thể áp dụng giải pháp điều trị này. Để có thể lựa chọn, trước hết bệnh nhân cần đáp ứng một số điều kiện như:[2]

  • Tìm được thận hiến phù hợp
  • Có đủ sức khỏe để trải qua cuộc đại phẫu ghép tạng
  • Chịu được chế độ sử dụng thuốc nghiêm ngặt suốt đời
  • Tài chính ổn định, có thể chi trả chi phí phẫu thuật cũng như đơn thuốc sau này

Bên cạnh đó, đối tượng có bất kỳ bệnh nền nào dưới đây sẽ cần được bác sĩ kiểm tra lại vì sự xuất hiện của chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của ca phẫu thuật ghép thận. Các bệnh nền bao gồm:

  • Ung thư [đang điều trị hoặc có tiên lượng đời sống ngắn].
  • Nhiễm trùng nặng [lao, nhiễm trùng xương, viêm gan…]. Tuy nhiên sau khi người bệnh được điều trị khỏi hay ổn các bệnh này có thể ghép thận được.
  • Các bệnh về tim mạch [suy tim nặng] hoặc gan như xơ gan, ung thư gan. Trong trường hợp đó, người bệnh có thể được ghép gan trước rồi sau đó ghép thận.

Ngoài ra, ghép thận chống chỉ định cho những người:

  • Nghiện thuốc lá nặng, uống nhiều bia rượu gây tổn thương nhiều cơ quan.
  • Sử dụng chất kích thích gây nghiện bất hợp pháp

Để đảm bảo tỷ lệ thành công và tính an toàn của phương án điều trị phức tạp này, các bác sĩ sau khi kiểm tra sơ bộ sẽ chuyển người bệnh đến trung tâm ghép thận để tiến hành quy trình đánh giá sức khỏe tổng quát nghiêm ngặt với những thủ thuật xét nghiệm chuyên sâu. Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu, bệnh nhân sẽ được đưa vào danh sách chờ và tạm thời áp dụng phương pháp điều trị phù hợp khác trước khi có thận hiến tương thích.

Hiện nay, bệnh nhân cần ghép thận có thể sử dụng thận hiến từ:

Cơ thể vẫn có khả năng hoạt động bình thường với một quả thận khỏe mạnh nên các bác sĩ thường ưu tiên chọn sử dụng thận hiến tặng từ thành viên trong gia đình của người bệnh. Vì có quan hệ huyết thống nên độ tương thích giữa thận hiến và cơ thể người được ghép cao, nhờ vậy giảm thiểu rủi ro thải ghép. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không cần tốn nhiều năm chờ để tìm quả thận hiến phù hợp.

Mặt khác, Quốc hội đã ban luật cho phép hiến và nhận thận từ người không cùng huyết thống, nhưng phải đảm bảo tính tự nguyện và đầy đủ về pháp lý.

Những người này đã đăng ký tham gia chương trình hiến thận ở bệnh viện hoặc trung tâm Tiết niệu – Thận học uy tín khi còn sống, thường qua đời vì tai nạn, có thể chỉ là chết não [tim còn đập] hoặc tim đã ngừng đập. Đây là lựa chọn thay thế tương đối tốt trong trường hợp người thân trong gia đình bệnh nhân không đủ điều kiện để hiến thận.

Mặc dù vậy, nó vẫn có một số nhược điểm như:

  • Độ tương thích không quá cao, dẫn đến tình trạng cơ thể có nhiều khả năng đào thải thận được ghép vào
  • Bệnh nhân sẽ phải chờ rất lâu [có thể là 5 năm hoặc hơn] để có thận hiến phù hợp

Để kiểm tra thận hiến có phù hợp với bệnh nhân hay không, các chuyên gia sẽ xác định và đối chiếu 2 yếu tố dưới đây giữa người bệnh và người hiến thận, bao gồm:

  • Nhóm máu [ABO]
  • Kháng nguyên bạch cầu người [HLA] – các yếu tố chịu trách nhiệm về phản ứng miễn dịch trong cơ thể

Mỗi người đều có các kháng nguyên di truyền từ bố mẹ. Nếu số lượng kháng nguyên của người bệnh khớp với kháng nguyên của người hiến thận càng cao, tỷ lệ ghép thận thành công càng lớn.

Bên cạnh đó, sau khi tìm được người hiến thận phù hợp, bệnh nhân vẫn cần làm thêm một xét nghiệm khác nhằm đảm bảo kháng thể của bản thân sẽ không tấn công thận hiến gây ra hiện tượng thải ghép. Thủ thuật xét nghiệm này thường được tiến hành bằng cách hòa trộn một lượng máu của người hiến thận và người nhận. Nếu kết quả cho thấy:

  • Trong máu của bệnh nhân có kháng thể phản ứng với máu của người hiến thận: phẫu thuật ghép thận sẽ phải hoãn lại để tìm thận hiến khác phù hợp hơn.
  • Không có phản ứng kháng thể trong hỗn hợp máu: ghép thận có thể tiến hành.

Đầu tiên, người bệnh được gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ chính sẽ rạch một đường ở vùng bụng dưới và ghép thận hiến vào. Đồng thời, thận yếu vẫn được để yên trừ khi cơ quan này gây ra các vấn đề như tăng huyết áp, sỏi thận, nhiễm trùng…

Tiếp theo đó, các chuyên gia bắt đầu tiến hành nối những mao mạch của thận mới với các mạch máu ở khu vực bụng dưới. Niệu quản của thận vừa ghép vào cũng sẽ được nối với bàng quang.

Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại và chuyển người bệnh sang phòng phục hồi. Bệnh nhân cần ở lại bệnh viện vài ngày để bác sĩ có thể kiểm tra khả năng hoạt động của thận mới ghép cũng như dấu hiệu phát sinh biến chứng ngoài ý muốn. Nếu kết quả thuận lợi, bác sĩ sẽ sớm cho phép bệnh nhân làm thủ tục xuất viện.

Sau khi xuất viện, người được ghép thận vẫn cần thường xuyên tái khám theo chỉ định để các chuyên gia theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể nói chung và thận mới nói riêng, đồng thời cân nhắc có cần điều chỉnh toa thuốc chống thải ghép hay không.[3]

Thải ghép là rủi ro điển hình của kỹ thuật cấy ghép nội tạng, bao gồm cả ghép thận. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể xem cơ quan mới là “vật thể lạ” nguy hiểm và tấn công, phá huỷ mô ghép.[4]

Để khắc phục vấn đề trên, ngoài việc tìm kiếm thận hiến có độ tương thích cao ngay từ đầu, người được ghép thận còn cần sử dụng thuốc chống thải ghép. Đôi khi những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhiễm trùng
  • Loãng xương hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử xương
  • Đái tháo đường trên người trước ghép không mắc bệnh này.
  • Lông tóc mọc hoặc rụng quá nhiều
  • Tăng huyết áp và/hoặc cholesterol
  • Tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư da
  • Tăng cân
  • Nổi mụn

Bên cạnh đó, để ghép thận, người bệnh còn cần trải qua một ca đại phẫu nên họ có thể sẽ gặp phải một số rủi ro thường thấy liên quan đến phương pháp điều trị xâm lấn này, ví dụ như:

  • Hình thành huyết khối trong mạch máu
  • Xuất huyết
  • Tắc nghẽn đường tiểu
  • Hẹp động mạch thận ghép
  • Nhiễm trùng trong lúc phẫu thuật
  • Yếu tố nhiễm trùng hoặc ung thư lây từ quả thận mới
  • Đau tim
  • Đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng tuy ghép thận có thể xem là giải pháp hữu hiệu cho những trường hợp bệnh thận tiến triển hay suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, nhưng nó không thể đảm bảo các vấn đề trên sẽ không xảy ra ở thận mới. Do đó, người bệnh sẽ cần chăm sóc bản thân đúng cách đề phòng ngừa tình trạng này.

Thông thường, người được ghép thận cần một vài tháng tới nửa năm mới có thể phục hồi hoàn toàn. Do đó, lúc này bệnh nhân nên thay đổi một vài thói quen sinh hoạt hàng ngày để đẩy nhanh quá trình bình phục, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng sau ghép thận cũng như phòng ngừa các bệnh về thận gây suy giảm chức năng tái phát.

Mặc dù không cần phải tuân theo chế độ ăn uống khắt khe như những người đang chạy thận nhân tạo nhưng người đã ghép thận cũng nên lưu ý về vấn đề dinh dưỡng của mình. Một số thuốc chống thải ghép có thể gây tác dụng phụ làm tăng sự ngon miệng và dễ gây tăng cân.

Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể nhanh chóng tiến triển thành thừa cân, béo phì – nguyên nhân hàng đầu của nhiều vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường và bao gồm cả bệnh thận. Chính vì vậy, khẩu phần ăn uống của người đã ghép thận nên:

  • Chứa nhiều chất xơ, tốt nhất là đa dạng về rau củ quả và trái cây
  • Không có bưởi, đặc biệt là bưởi chùm vì hoạt chất trong loại hoa quả này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc ức chế miễn dịch [thường xuất hiện trong toa thuốc cho người ghép thận]. Nếu người bệnh muốn ăn bưởi, cần cách xa giờ uống thuốc.
  • Sử dụng sữa ít béo cũng như các sản phẩm làm từ sữa ít béo [phô mai, bơ…]
  • Dùng nguồn protein từ thịt nạc, thịt gia cầm và cá
  • Ít muối, ít đường
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Bên cạnh việc ăn uống, thường xuyên rèn luyện thể chất cũng là biện pháp đơn giản giúp duy trì cân nặng lý tưởng, đồng thời giảm bớt nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol và nâng cao sức khỏe tinh thần.

Người được ghép thận có thể lựa chọn những hình thức vận động đơn giản mà hiệu quả như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Mặt khác, trước khi bắt đầu tập luyện, tham khảo ý kiến của bác sĩ là điều cần thiết để tối ưu hoá thành quả rèn luyện, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến cố trong lúc tập.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 [TP HCM] hoặc 1800 6858 [Hà Nội] để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: //tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Nhìn chung, ghép thận có thể xem là giải pháp tối ưu cho những người bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, đem lại cho họ hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Đây là một kỹ thuật điều trị phức tạp với những quy định riêng gắt gao nên người bệnh cần tuân thủ đúng để đảm bảo kết quả cuối cùng. Ngoài ra, thận mới ghép vào vẫn có nguy cơ bị bệnh sau này nên cần được chăm sóc tốt ngay từ đầu thông qua lối sống thường ngày.

Video liên quan

Chủ Đề