Bằng giá dịch vụ bệnh viện Tuệ Tĩnh

Các y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại xuống đường kêu cứu, yêu cầu bệnh viện trả lương vào chiều 21-3 - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Tối 21-3, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có văn bản báo cáo gửi Bộ Y tế, các cơ quan truyền thông về sự việc vào chiều 21-3, viên chức, người lao động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh tụ tập, căng băng rôn trước khu vực cổng học viện với nội dung yêu cầu được trả lương, thực hiện đúng hợp đồng làm việc.

Sau khi sự việc xảy ra, ban giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với công đoàn học viện gặp gỡ, động viên, đề nghị viên chức, người lao động bình tĩnh, không tụ tập đông người, gây mất ổn định nội bộ.

Từ thực trạng tiếp tục khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, lãnh đạo học viện đã tập trung công tác chỉ đạo để giữ ổn định tình hình chính trị nội bộ bệnh viện.

Đảng ủy, ban giám đốc học viện đã chỉ đạo bệnh viện tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đồng thời yêu cầu ban lãnh đạo bệnh viện rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành để giữ ổn định đơn vị, hoàn thành tái cơ cấu và triển khai các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật để tạo việc làm cho viên chức, người lao động, tăng nguồn thu cho đơn vị.

Học viện cũng nêu rõ, về công tác tổ chức cán bộ và triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo chỉ đạo của Bộ Y tế: tập thể lãnh đạo học viện đã họp bàn và thống nhất kiện toàn nhân sự ban lãnh đạo bệnh viện và công tác nhân sự lãnh đạo để thực hiện có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu và định hướng phát triển bệnh viện.

Hiện nay, học viện đã hoàn thiện thủ tục giới thiệu nhân sự, xin ý kiến Bộ Y tế [trước đó học viện đã có tờ trình gửi Ban cán sự Đảng Bộ Y tế về nhân sự vào ngày 16-3].

Ngày 16-3, học viện đã mời Thanh tra Bộ Y tế làm việc với ban giám đốc bệnh viện về việc giải quyết 52 đơn thư của viên chức bệnh viện.

Về vấn đề tiền lương cho người lao động, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam thông tin trước tình hình tháng 2, tháng 3-2022 bệnh viện chưa có nguồn để trả lương, ngày 18-3, tập thể lãnh đạo học viện mở rộng đã thống nhất tiếp tục tạm ứng kinh phí cho bệnh viện để chi trả tiền lương tháng 2 và tháng 3 từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của học viện [theo hướng dẫn của Bộ Y tế]. 

Hiện phòng tài chính kế toán của học viện đang thực hiện các bước theo quy định để chi khoản này.

Bên cạnh đó, học viện đã đưa vào dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ chi trả phúc lợi người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh như đối với viên chức của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam năm 2022.

Y bác sĩ BV Tuệ Tĩnh lại kêu cứu, không muốn 'đi ăn xin từng tháng'

DƯƠNG LIỄU

20 Tháng Sáu , 2017

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bắt đầu từ hôm nay [20/6] hơn 50 BV hạng đặc biệt, chuyên khoa, BV hạng 1 thuộc Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một sô BV thuộc các trường Đại học y dược chính thức điều chỉnh tăng viện phí với bệnh nhân không có thẻ BHYT

Từ  ngày 20/6, viện phí của người chưa có thẻ BHYT tại  hơn 50 BV hạng đặc biệt, chuyên khoa, hạng 1

của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và BV của một số trường Đại học y dược sẽ tăng

Tại các địa phương, thời điểm áp giá viện phí mới sẽ do HĐND quy định. Các địa phương có thể quy định giá mới bằng hoặc thấp hơn mức giá tối đa. Theo lộ trình, từ này đến hết năm 2017 giá viện phí mới với người không BHYT sẽ được áp dụng trên toàn quốc.

Theo đó giá viện phí sẽ được điều chỉnh theo các hạnh bệnh viện được quy định tại thông tư 02/2017/TT-BYT về giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT [Thông tư 02]. Thông tư này điều chỉnh giá viện phí với những người chưa tham gia BHYT, hoặc có thẻ nhưng đi khám chữa bệnh; sử dụng các dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Giá dịch vụ này cũng không áp dụng khám, điều trị tại các khoa tự nguyện, theo yêu cầu.

Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, khi áp thông tư này, giá khám bệnh hơn 1.900 dịch vụ y tế với người không có thẻ BHYT sẽ ngang bằng với giá khám BHYT. Theo đó, giá khám bệnh của BV hạng đặc biệt, BV hạng  1 là 39.000 đồng; BV hạng 2 là 35.000 đồng, BV hạng 3 là 31.000 đồng, hạng 4 và trạm y tế xã là 29.000 đồng

Danh sách các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các bệnh viện trực thuộc trường Đại học y dược điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với người chưa có thẻ BHYT từ ngày 20/6

1. Bệnh viện Bạch Mai

2. Bệnh viện Chợ Rẫy
3. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
4. Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức
5. Bệnh viện Mắt Trung ương
6. Bệnh viện Phụ – Sản Trung ương
7. Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương
8. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
9. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
10. Bệnh viện K
11. Bệnh viện Phổi Trung ương
12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
13. Bệnh viện Nhi Trung ương
14. Bệnh viện Da liễu Trung ương
15. Bệnh viện Lão khoa Trung ương
16. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
17. Viện Bỏng Lê Hữu Trác
18. Bệnh viện Châm cứu Trung ương
19. Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương Hà Nội
20. Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh
21. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam
22. Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
23. Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
24. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
25. Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam
26. Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
27. Bệnh viện Thống Nhất
28. Bệnh viện Hữu nghị
29. Bệnh viện C Đà Nẵng
30. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
31. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
32. Bệnh viện 74 Trung ương
33. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
34. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
35. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
36. Bệnh viện 71 Trung ương
37. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới
38. Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa
39. Bệnh viện E
40. Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi Chức năng Trung ương
41. Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây dựng
42. Bệnh viện quân y 175 – Bộ Quốc phòng
43. Bệnh viện quân y 103/ Học viện Quân y
44. Viện Y học cổ truyền Quân đội – Bộ Quốc phòng
45. Bệnh viện quân y 354 – Tổng cục Hậu cần
46. Bệnh viện quân y 105 – Tổng cục Hậu cần
47. Bệnh viện quân y 87 – Tổng cục Hậu cần
48. Bệnh viện quân y 110 – Quân khu 1
49. Bệnh viện quân y 17 – Quân khu 5
50. Bệnh viện quân y 7A – Quân khu 7
51. Bệnh viện quân y 121 – Quân khu 9
52. Bệnh viện quân y 211 – Quân đoàn 3
53. Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội – Cục Quân y

Theo suckhoedoisong.vn

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được thành lập năm 2005 với 3 đơn vị trực thuộc là Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Viện nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh và Trung tâm đổi mới đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập năm 2006, là bệnh viện thực hành trực thuộc Học viện. Từ tháng 1/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được điều chỉnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với việc sử nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên sau 3 năm tự chủ, tại bệnh viện đã xảy ra tình trạng nợ lương của cán bộ công nhân viên, người lao động. Cụ thể hơn 160 nhân viên y tế phản ánh họ bị nợ 50% lương từ tháng 5/2021 đến nay.

Nguyên Giám đốc Học viện: ‘Tôi rất đau lòng’

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, cho biết, việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh xin chuyển đổi thành đơn vị tự chủ tài chính là nguyên nhân của việc nợ lương.

“Tôi là người thành lập ra Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, khi thấy các học trò của mình phải khổ sở vì nợ lương, tôi thấy rất đau lòng”, GS.TS Trương Việt Bình chia sẻ.

Cũng theo GS.TS Trương Việt Bình, khi thành lập Học viện, có 3 đơn vị trực thuộc và Bệnh viện Tuệ tĩnh là đơn vị thực hành.

Nhân viên y tế xuống đường với băng rôn yêu cầu trả lương.

“Năm 2019, không hiểu vì lý do gì ban giám đốc Học viện xin chuyển đổi Bệnh viện Tuệ Tĩnh sang bệnh viện tự chủ tài chính – tức là bệnh viện làm dịch vụ”, GS.TS Trương Việt Bình chia sẻ.

Nguyên giám đốc Học viện cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ Bệnh viện Tuệ Tĩnh không phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính. Theo ông Bình, Bệnh viện Tuệ Tĩnh thực hiện khám chữa bệnh theo các phương pháp y dược học cổ truyền. Bởi vậy nguồn thu rất ít, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 càng khiến bệnh viện khó khăn hơn.

“Để giải quyết vấn đề của Bệnh viện Tuệ Tĩnh hiện nay, Bộ Y tế cần xem xét đưa bệnh viện trở về với đúng chức năng nhiệm vụ mà mới đầu tôi đã thành lập. Đó là bệnh viện thực hành, để Học viện có thể chi trả lương cho cán bộ, viên chức của bệnh viện”, nguyên Giám đốc Học viện nói.

‘Dịch Covid-19, bệnh viện gần như không có bệnh nhân’

Phía Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cũng đã đưa ra lời giải thích về việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương của nhân viên y tế suốt 8 tháng qua.

Theo Học viện, dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và kết quả hoạt động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Chính phủ và Bộ Y tế đã huy động nguồn lực của các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực y, dược tham gia chiến dịch chống dịch tại các tỉnh, thành có dịch, đồng thời đặt công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với mỗi cơ sở y tế.

Trong điều kiện đó, Bệnh viện Tuệ Tĩnh phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách, giảm số lượng bệnh nhân, hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu.

Bệnh viện gần như không có bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh trong quý I năm 2021 đạt 15%, quý II năm 2021 đạt 51,19% và quý III năm 2021 đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch.

“Chính vì vậy, nguồn thu của Bệnh viện không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương”, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam nêu.

Cũng theo lãnh đạo Học viện, tuy nguồn thu giảm rất lớn, nhưng bệnh viện vẫn phải tăng chi để thực hiện các giải pháp phòng, chống lây nhiễm do dịch bệnh Covid-19. Đó là mua sắm trang phục chống dịch, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn; chi phí phục vụ công tác tiêm chủng cho viên chức, người lao động và thân nhân cán bộ, viên chức, cử cán bộ tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Trong các đợt dịch vừa qua, Học viện và Bệnh viện đã cử gần 500 giảng viên, sinh viên tham gia phòng chống dịch tại Bắc Giang, TP.HCM và Hà Nội.

Vì khó khăn đó, từ tháng 5/2021 đến nay, Bệnh viện chỉ tạm chi 50% tiền lương dẫn đến đời sống của viên chức, người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Việc này đã khiến nhân viên y tế có động thái nhằm đòi quyền lợi. Cụ thể, ngày 17/12 và ngày 24/12/2021 một số viên chức, người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh tập trung, yêu cầu trả lương theo đúng hợp đồng làm việc.

Tiếp đó, vào chiều ngày 11, ngày 12 và ngày 13/1/2022, tại cổng Học viện, khoảng 50 viên chức, người lao động cũng đã căng băng rôn, biểu ngữ với các nội dung yêu cầu thực hiện hợp đồng làm việc, tự chủ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh và trả lương bị nợ cho người lao động.

Ngọc Trang

Trước sự việc 40 cán bộ y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh "xuống đường" gây sức ép đòi nợ lương, Học viện Y học học cổ truyền đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ kinh phí để trả lương người lao động.

Theo đại diện công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã đề nghị Bộ Y tế ứng tiền để trả lương từ 2 tháng trước nhưng hiện tại nhân viên y tế bệnh viện vẫn chưa nhận được bất cứ khoản nào.

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đề nghị Bộ Y tế tạm ứng trước cho Bệnh viện số tiền là 10,2 tỷ đồng để chi trả lương, phụ cấp nợ từ tháng 5/2021 cho cán bộ viên chức và người lao động.

Video liên quan

Chủ Đề