Bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam là gì

Những đặc điểm kiến trúc Việt Nam từ xưa đến nay luôn được thay đổi theo dòng chảy lịch sử để phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người. Nhưng những nét đẹp và giá trị truyền thống của lối kiến trúc cổ vẫn còn tồn tại mãi cho tới bây giờ.

KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ

Khi kiến trúc đang ngày càng phát triển, biệt thự nhà vườn được hướng đến trong xây dựng thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị của những kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Kiến trúc truyền thống là những kiến trúc có từ lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Những đặc điểm kiến trúc Việt Nam mang giá trị truyền thống

Những kiến trúc cổ mang những nét đẹp và giá trị truyền thống của người Việt Nam cũng được coi là niềm tự hào dân tộc. Chúng ta không thể phủ nhận được những giá trị mà kiến trúc truyền thống mang lại, dường như đó là niềm tự hào của cả dân tộc. Vậy, đặc điểm kiến trúc nhà ở Việt Nam mang đậm nét truyền thống là như thế nào, bài viết xin giới thiệu một số đặc điểm truyền thống của kiến trúc Việt Nam.

Đặc điểm kiến trúc nhà ở Việt Nam

1. Đặc điểm truyền thống mang tính dân tộc

Kiến trúc nhà ở Việt Nam mang truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần, lòng tự tôn cao về dân tộc chính là truyền thống quý báu của người dân Việt. Thêm vào đó, nước ta là một nước với gồm 54 dân tộc anh em đoàn kết, chính bởi điều này mà những lối kiến trúc truyền thống của người dân Việt Nam cũng rất đa dạng, đa sắc tộc.

2. Đặc điểm kiến trúc Việt Nam giản dị, mộc mạc đầy thanh thoát

Con người Việt Nam hầu hết là người dân lao động với bản tính vốn rất thật thà, lương thiện và có lối sống vô cùng giản dị. Bời vậy, những ngôi nhà đối với họ cũng chỉ là nơi nương chân nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc hăng say. Thế nên, cấu trúc nhà ở thường không phải là những ngôi nhà đep mà nó chỉ đơn sơ, mộc mạc không phung phí sa sỉ, đó truyền thống nhà ở của con người Việt.

Những kiến trúc về đình, đền Việt Nam là đặc trưng riêng đại diện cho lối kiến trúc tương thông giữa thiên nhiên cây cối và tâm hồn người Việt. Kiến trúc khắc họa về cuộc sống văn hóa, phong tục tập quán mà từ lâu đã là truyền thống quý báu mà ông cha ra để lại, chúng ta phải có trách nhiệm tôn tạo vào giữ gìn.

Địa Tạng Phi Lai Tự[Đặc điểm kiến trúc Việt Nam]

Những cấu trúc của thiết kế truyền thống không cầu kỳ phức tạp, mà luôn mang dáng vẻ giản dị, thanh thoát tạo độ thông thoáng với biện pháp chọn hướng để đặt cửa sổ hợp lý hoặc xây hành lang có mái che để tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết.

3. Kiến trúc luôn có bố cục hài hòa, cân xứng

Với bất kể công trình kiến trúc nào được xem là hoàn hảo thì điều quan trọng của nó là phải đảm bảo về yếu tố hài hòa, cân xứng. Và kiến trúc Việt Nam cũng lấy sự hài hòa, cân xứng làm nền tảng cấu trúc truyền thống trong thiết kế nhà. Cấu trúc như vậy sẽ tạo được sự thống nhất, giúp tạo sự cân bằng và ổn đinh cho không gian nhà ở.

4. Kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp của vẻ đẹp truyền thống với cảnh quan

Người xưa, đã tạo nên những công trình kiến trúc nổi tiếng mà ngày nay những công trình này vẫn còn nguyên giá trị nét đẹp văn hóa. Nhờ việc biết lựa chọn vị trí địa lý khi xây dựng, lợi dụng được vẻ đẹp cảnh quan vốn có, chính điều này đã tạo nên những kỳ quan của Việt Nam.

Trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam, cha ông ta đã biết cách lựa chọn một vị trí, địa hình để công trình kiến trúc dựng lên có thể thỏa mãn được yêu cầu sử dụng của đời sống và có giá trị thẩm mỹ nhất định. Cho đến nay, rất nhiều những kiến trúc truyền thống Việt Nam nhờ tính thẩm mỹ đó mà trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng cố đô Hoa Lư, Huế, chùa Thầy, chùa Thiên Mụ, Chùa Địa Tạng… Không chỉ là kiến trúc đẹp mà còn là vị trí thuận lợi, có thể ngắm non xanh nước biếc xung quanh ta.

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự[Hà Nam]

5. Vẻ đẹp từ màu sắc và tính dân gian

Đặc điểm kiến trúc Việt Nam theo truyền thống là sự kết hợp hài hòa về màu sắc và các hoa văn trang trí và mỗi công trình đều mang một vẻ đẹp riêng. Những công trình thiết kế cho cung đình hay những nơi tôn nghiêm như đình, chùa  đều được trú trọng về màu sắc và cách bài trí để phù hợp với sự tôn nghiêm cần có mà vẫn thể hiện rõ được bản sắc dân tộc.

Một số hình ảnh đặc trưng của kiến trúc Việt Nam tại chùa Địa Tạng

6. Sử dụng vật liệu sẵn có

Những kiến trúc truyền thống Việt Nam để tăng thêm được tính truyền thống thường được sử dụng những vật liệu xây dựng địa phương để tăng thêm tính truyền thống. Những vật liệu đó thường là tre, gò, đá, gạch, ngói,… Những vật liệu này là những vật liệu ít có sự biến đổi từ đời này sang đời khác. Kết cấu của những kiến trúc truyền thống được xây dựng kiên cố, vững chắc dựa trên sự tính toán và sử dụng hợp lý những tính năng vật liệu, bố cục hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật và tính khoa học rõ ràng nhất để lại những công trình có giá trị cao

 Ngày nay, khi những kiến trúc truyền thống được tu sửa lại phục vụ cho mục đích tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì người Việt Nam đã biết khéo léo sử dụng những vật liệu xanh hoặc gạch ốp lát cao cấp để tăng thêm được độ bền cho không gian, đồng thời vẫn đảm bảo giữ được những nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam từ thời xa xưa.

-Quý vị cần thiết kế công trình mang tính truyền thống Việt xin vui lòng liên hệ với chúng tôi

GARDGARDEN LUÔN CAM KẾT:• Thiết kế như ý, không chậm tiến độ.• Sử dụng đúng vật liệu đã ký kết.• Bảo hành kết cấu công trình 5 năm.• Đội ngũ tận tâm, với nhiều năm kinh nghiệm.• Hỗ trợ khách hàng 24/7.--------------------------------------------

GARDEN HOME -THIẾT KẾ GIÁ TRỊ - XÂY DỰNG NIỀM TIN


 Hotline: 0353897898
Trụ sở: P1130 Tòa nhà HH1C Linh Đàm,Hoàng Mai, Hà Nội.
Chi nhánh TP.HCM: Số 70 Đường Thống Nhất - P.11- Q.Gò Vấp
Hotline: 0335636030

Kiến trúc truyền thống là đặc trưng kiến trúc của mỗi dân tộc được hình thành và xây dựng từ điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống cũng như điều kiện kinh tế, công nghệ, vật liệu xây dựng… của dân tộc đó ở mỗi thời kỳ khác nhau. Ở chuyên mục này, kientrucvietas.com chủ yếu tập trung vào kiến trúc truyền thống Việt Nam để quý vị gần xa hiểu rõ hơn về 1 nét đẹp khác trong bản sắc văn hóa của người Việt - tinh hoa và nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Đây là một cách để gìn giữ, phát huy và truyền lại cho thế hệ sau tinh túy của ông cha, đồng thời quảng bá cho bạn bè thế giới cùng biết.

Với tập quán sinh hoạt phổ biến của nền văn minh lúa nước, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên trời đất, truyền thống xây dựng nhà cửa của người Việt cũng luôn biết cách áp dụng các yếu tố phong thủy nhằm mang lại may mắn, đón lành tránh dữ. Cái nôi của người Việt cổ và nền văn minh lúa nước chính là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do đó có thể nói, cái hồn của kiến trúc truyền thống Việt chính là kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ, dù mỗi vùng miền đất nước đều có đặc trưng kiến trúc riêng do địa hình địa mạo khác nhau.

Nhà ở truyền thống có vô vàn ưu điểm vượt trội mà đến nay kiến trúc hiện đại vẫn phải nghiên cứu và kế thừa. Đó là lí do vì sao phong cách xây nhà kiểu truyền thống vẫn luôn luôn được ưa chuộng ở khắp mọi nơi. Để tìm hiểu rõ hơn thế nào là kiến trúc truyền thống, mời các bạn xem các bài chi tiết bên dưới.

Để tham khảo các mẫu thiết kế nhà đẹp theo phong cách Việt truyền thống, mời bạn Xem Tại Đây.

Mọi thắc mắc, băn khoăn, vui lòng gọi điện theo Hotline 0983832646 để được tư vấn miễn phí hoặc Liên hệ theo hướng dẫn.

Video liên quan

Chủ Đề